1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
3.2.1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được về pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam
cơng chức ở Việt Nam
- Các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng cơng chức có trình độ chun mơn và năng lực làm việc
Hoạt động xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức đạt được những thành tựu quan trọng nêu trên, có sự đóng góp rất lớn của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức. Trong những năm qua, các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức đã được tuyển dụng, đào tạo, có trình độ đào tạo về chun mơn, năng lực kỹ năng làm việc và có phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị vững vàng. Các chủ thể này được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đều được đào tạo bài bản, có kiến thức chun mơn sâu về ngành luật. Chất lượng đào tạo và làm việc của nguồn nhân lực tham gia xây dựng pháp luật về tuyển dụng cơng chức ngày càng được nâng cao. Trong đó trình độ chun mơn ngành luật đã được chú trọng.
Vai trị của đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp ngày càng được tăng cường. Chất lượng của đại biểu Quốc hội ngày càng tăng. Trong quá trình làm việc, các đại biểu Quốc hội đã thể hiện được vai trị, vị trí của cá nhân trong quá trình tham gia ý kiến vào Luật Cán bộ, cơng chức. Bên cạnh đó, trong q trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng cơng chức đã có sự tích cực đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia pháp lý, nhà khoa học là thành phần bắt buộc trong ban soạn thảo, trong hội đồng thẩm định, hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng công chức.
Đội ngũ công chức làm công tác pháp chế, tham mưu xây dựng văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức trong những năm qua đã được lựa chọn, tuyển dụng từ những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị. Hàng năm, nhà nước ta đã cử nhiều lượt cơng chức tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, để tiếp nhận, vận dụng
kỹ thuật lập pháp tiên tiến, sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị làm việc hiện đại phục vụ cho quá trình xây dựng, soạn thảo và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức.
- Sự quan tâm của cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức
Trong thời gian qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, cơng tác tuyển dụng cơng chức đã có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng cơng chức cũng ngày càng được hồn thiện, đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật trên thực tế. Để đạt được những thành tựu quan trọng như trên, Đảng ta đã tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo đối với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tuyển dụng cơng chức. Theo đó, Đảng ban hành nghị quyết chứa đựng các nội dung lãnh đạo về công tác soạn thảo, xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức. Các tổ chức Đảng trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật lãnh đạo cụ thể hóa, thể chế hóa các nội dung nghị quyết thành hệ thống pháp luật cụ thể.
Bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ trong quá trình xây dựng, soạn thảo và ban hành, phát hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc tuyển dụng công chức, đã huy động sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên trong việc tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về việc tuyển dụng công chức.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức
Giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng cơng chức có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản. Đã có sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa các đơn vị, cơ quan có trách nhiệm trong cơng tác soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo các văn bản pháp luật về
tuyển dụng công chức. Bảo đảm tiến độ, chất lượng, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức. Bộ Nội vụ trong thời gian qua đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương kịp thời ban hành văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết việc tổ chức thi hành các điều, khoản của Luật Cán bộ, công chức.
- Đảm bảo đúng thủ tục, quy trình khi xây dựng pháp luật về tuyển dụng cơng chức
Trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng cơng chức, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và đội ngũ cơng chức đã nghiêm túc tuân thủ các nội dung trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản hướng dẫn chi tiết việc tổ chức thi hành Luật. Khắc phục được tình trạng tùy tiện trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức. Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói về việc tuyển dụng cơng chức được đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành. Các kiến nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng cơng chức được đảm bảo đúng trình tự, thủ tục xin ý kiến, đánh giá tác động, xin ý kiến của đối tượng chịu tác động của văn bản cũng như thành phần góp ký kiến là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, người dân. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra đều có trách nhiệm làm việc trong thời gian quy định để đảm bảo tiến độ và chất lượng của văn bản. Bên cạnh đó, cơ quan có chức năng, quyền hạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng công chức cũng đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học lấy ý kiến của các bộ, ngành và địa phương cũng như có trách nhiệm giải trình ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và công dân.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức Trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về tuyển dụng
cơng chức được cơ quan hành chính nhà nước hành chính nhà nước có thẩm quyền bố trí kinh phí và cơ sở vật chất để tổ chức thực hiện. Đây là các yếu tố
có ảnh hưởng lớn tới tiến độ, chất lượng hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật về tuyển dụng cơng chức. Nếu kinh phí tài chính, cơ sở kỹ thuật, hạ tầng vật chất không đủ, không phù hợp, không ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại thì các chủ thể có thẩm quyền khó có thể bảo đảm tiến độ triển khai nhiệm vụ, cũng như các cơ quan, tổ chức và cơng dân khó có thể thực hiện quyền tham gia xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức theo quy định.
Trong những năm qua, cơ quan soạn thảo đã sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào quá trình xây dựng, soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật về tuyển cơng chức. Tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin, gửi văn bản qua hệ thống thư điện tử, đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng công chức trên các phương tiện thông tin báo chí, đài phát thanh truyền hình, nhất là trang thơng tin điện tử, cổng thơng tin điện tử của các cơ quan đơn vị, tạo điều kiện cho các đối tượng bị tác động cũng như người dân đóng góp ý kiến.
Chính phủ, Bộ Tài Chính đã ban hành quy định về định mức, phân bổ kinh phí cho các hoạt động xây dựng pháp luật nói chung, tạo điều kiện để chủ thể tham gia xây dựng pháp luật làm tốt các nhiệm vụ, cơng vụ của mình. Đã hồn thiện các định mức chi cho hoạt động xây dựng dự thảo văn bản, hội thảo khoa học, báo cáo thẩm định, thẩm tra, báo cáo phản biện, đánh giá khoa học để bảo đảm huy động tối đa trí tuệ của những chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật, qua đó góp phần bảo đảm chất lượng của văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức.