1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
4.2.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực, trình độ của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng
chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức
Trong những năm qua, hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật về cơng chức nói chung, pháp luật về tuyển dụng cơng chức nói riêng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để đạt được những thành tựu như vậy, có sự đóng góp rất lớn của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng, ban hành pháp luật. Chính vì vậy, cần phải tiếp tục xây dựng một đội ngũ những người làm công việc nghiên cứu, xây dựng pháp luật về tuyển dụng cơng chức có bản lĩnh chính trị, có đạo đức cơng vụ, có tinh thần trách nhiệm cao khi làm việc, được bồi dưỡng, đào tạo một cách bài bản, có chun mơn sâu về ngành luật.
Hiệu quả của hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức phụ thuộc phần lớn vào ý thức trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền. Chính vì vậy, cần phải đề cao trách nhiệm của cơ quan, công chức xây dựng pháp luật tuyển dụng công chức trong việc bảo đảm tiến độ trình, chất lượng dự án, dự thảo văn bản pháp luật, nội dung và thời hạn tham gia đóng góp ý kiến, kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản và cuối cùng là chất lượng văn bản pháp luật được ban hành. Để nâng cao chất lượng xây
dựng, ban hành pháp luật về tuyển dụng cơng chức, cần phải có sự phối hợp làm việc chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Nhằm tiếp tục nâng cao trình độ đào tạo về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và năng lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật cần phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu cơng việc và vị trí việc làm. Xây dựng, thực hiện cơ chế tổ chức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc xây dựng nội dung, thời gian, chương trình, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để cơ quan quản lý, sử dụng cơng chức và bản thân cơng chức có cơ hội được lựa chọn cơ sở học tập, đào tạo có chất lượng, đúng với vị trí việc làm. Đồng thời, tạo điều kiện để các cơ sở học tập, bồi dưỡng chủ động nâng cao về chất lượng học, đổi mới các buổi học, đảm bảo sát với yêu cầu thực tế của cơng việc, chương trình phong phú, hình thức học tập đa dạng, phương thức đào tạo phù hợp với đối tượng người học là công chức, những người đã đi làm việc.
Cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong công vụ, thực hiện công việc của thủ trưởng các cơ quan bộ, ngành trung ương và các địa phương trong việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng các công chức làm công tác tham mưu trong xây dựng, ban hành pháp luật quy định về việc tuyển dụng công chức. Nghiên cứu sửa đổi, thay thế, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế trong các cơ quan. Trong đó cần sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện của người làm công tác pháp chế, người đứng đầu tổ chức pháp chế ở Bộ, ngành theo hướng linh hoạt hơn, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng và nghiên cứu xây dựng quy định chế độ chính sách nhằm hỗ trợ cho cơng chức làm cơng tác pháp chế, có như vậy mới thu hút và động viên, giúp cho người làm công tác pháp chế ổn định, yên tâm và cống hiến, gắn bó với cơng việc… Ngồi ra, cần có cơ chế thu hút, tận dụng, tranh thủ tối đa các nguồn tài trợ của cơ quan, tổ chức, nhất là các dự án của các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực đào tạo pháp luật, góp
phần nâng cao về chất lượng của đội ngũ công chức làm công tác xây dựng, ban hành pháp luật.
Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế các bộ, ngành trung ương đối với cơ quan đã thành lập tổ chức pháp chế và tiến hành củng cố, kiện toàn, thành lập mới các tổ chức pháp chế tại các cơ quan, đơn vị chưa có. Bố trí biên chế người làm cơng tác pháp chế chuyên trách tại các sở, ngành chuyên môn thuộc UBND cấp trong tổng biên chế được giao để thực hiện nhiệm vụ cơng tác pháp chế nói chung và làm đầu mối công tác tổ chức thi hành pháp luật nói riêng.
Để các chủ thể có thẩm quyền yên tâm thực hiện nhiệm vụ, việc xây dựng và ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ, ưu tiên thỏa đáng dành cho đội ngũ công chức làm công tác xây dựng, ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức cũng là một công việc quan trọng. Thực hiện cùng một lúc tổng thể nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của công chức làm công việc xây dựng, soạn thảo và ban hành pháp luật về việc tuyển dụng cơng chức. Cần xác định chính xác, khách quan những đóng góp, cống hiến của cơng chức để phát huy năng lực, đồng thời đề cao được ý thức trách nhiệm công vụ của công chức đối với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ đó, xếp lương và trả lương xứng đáng theo vị trí việc làm. Cơng chức được thực hiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ: nâng bậc lương trước thời hạn nếu có thành tích và cơng trạng trong thực thi nhiệm vụ; tăng thu nhập từ việc nhận làm thêm các chương trình, dự án theo quy định…
Bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức. Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với việc đào tạo công chức chuyên ngành luật. Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo công chức chuyên môn luật.