Chưa có chế tài xử lý trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân khi để xảy ra các sai phạm trong quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 132 - 136)

1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400

3.2.3.5. Chưa có chế tài xử lý trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân khi để xảy ra các sai phạm trong quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức

khi để xảy ra các sai phạm trong quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức

Hiện nay, trong quy chế thi tuyển công chức, chỉ quy định về xử lý vi phạm đối với thí sinh thi tuyển như: trừ điểm bài thi, lập biên bản, đình chỉ thi… nhưng lại chưa có quy định xử lý những thí sinh thi hộ, thi kèm, nhắc bài... Đối với cán bộ, công chức, thành viên của hội đồng tuyển dụng nếu có hành vi sai phạm mới chỉ dừng lại ở mức độ xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ, cơng chức. Trong khi đó, nhưng thơng tin liên quan đến đề thi đều là bí mật nhà nước. Bên cạnh đó, để xảy ra các sai phạm trong quá trình tổ chức tuyển dụng cơng chức ln có trách nhiệm của Ban Giám sát. Thực tế cho thấy, các

sai phạm trong công tác tuyển dụng ở các bộ, ngành và địa phương liên tục diễn ra nhưng chưa có chế tài xử lý trách nhiệm của Ban Giám sát kỳ thi trong việc để xảy ra sai phạm. Hiện nay, pháp luật tuyển dụng chỉ quy định về tuyển dụng một công dân trở thành công chức. Với mục tiêu của pháp luật về tuyển dụng công chức là tuyển chọn những cơng dân có trình độ chun mơn, năng lực làm việc và đạo đức cơng vụ, góp phần nâng cao đội ngũ cơng chức Việt Nam. Tuy nhiên, một số công chức sau khi tuyển dụng có năng lực làm việc kém, không hiệu quả, đạo đức công vụ xuống cấp. Do đó, cần phải quy định trách nhiệm của hội đồng tuyển dụng, hội đồng sát hạch và những thành viên Ban ra đề thi. Vì vậy, cần thiết phải có danh mục các hành vi sai phạm trong quá trình tuyển dụng và các chế tài xử lý kèm theo mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về tuyển dụng cơng chức.

Trong quá trình, soạn thảo, xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về tuyển dụng cơng chức có rất nhiều quy trình, cơng đoạn do nhiều tổ chức và cá nhân đảm nhận. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng, ban hành một số quy định pháp luật về tuyển dụng cơng chức thiếu tính phù hợp với thực tiễn, chưa bảo đảm tính ổn định, trong thời gian ngắn phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần là do chưa có chế tài để phát hiện, xử lý trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân khi xảy ra các vi phạm trong quá trình hoạt động.

Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hướng dẫn Luật Cán bộ, cơng chức của Chính phủ, do các bộ, ngành và địa phương ban hành có xu hướng tăng. Mặt khác, nhiều vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn làm việc, khiến cho việc xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn về công tác tuyển dụng công chức của các bộ, ngành và địa phương gặp nhiều khó khăn, trong khi đó năng lực, kinh nghiệm làm việc của đội ngũ cơng chức soạn thảo văn bản cịn hạn chế, dẫn đến nhiêu nội dung quy định cụ thể về công tác tuyển dụng công chức trong thời gian qua phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều, tính ổn định chưa cao. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức là công việc phức tạp, tiềm ẩn nhiều vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến lợi ích nhiều

ngành, nhiều cấp, địi hỏi kiến thức chun mơn sâu, kinh nghiệm làm việc, bản lĩnh nghề nghiệp của công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật về tuyển dụng cơng chức. Trong khi đó điều kiện bảo đảm, nhất là chính sách thu hút, đãi ngộ cán bộ, công chức làm công tác này kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật về tuyển dụng cơng chức cịn nhiều hạn chế, chưa tương xứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, thẩm quyền của Thủ trưởng các bộ, ngành và địa phương trong việc xử lý văn bản trái pháp luật về tuyển dụng cơng chức nhìn chung còn dừng lại ở mức độ kiến nghị, đề nghị xử lý văn bản trái pháp luật, do đó việc xử lý văn bản trái pháp luật về tuyển dụng công chức chưa kịp thời, có hiệu quả cao chưa cao.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác tuyển dụng công chức nhằm xây dựng một đội ngũ cơng chức có trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức và năng lực làm việc, góp phần vào sự thành cơng của q trình phát triển kinh tế, xã hội - văn hóa của nước ta và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng, phù hợp với quy định pháp luật của tổ chức và công dân. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức trong thời gian qua đã là cơ sở pháp lý để các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện tuyển dụng cơng chức. Trên cơ sở đó, hoạt động tuyển dụng cơng chức đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật, tuyển dụng được những cơng chức có chất lượng vào làm việc trong nền cơng vụ Việt Nam. Các văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức đã được xây dựng và ban hành đúng theo quy trình, thủ tục được quy định hết sức chặt chẽ tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, áp dụng các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức cho thấy một số quy định pháp luật về

tuyển dụng công chức đã bộc lộ những hạn chế, có nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Nhiều quy định cịn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính khả thi, tính ổn định cịn thấp. Ngun nhân của thực trạng đó bao gồm: một số chủ thể có thẩm quyền chưa phát huy hết trách nhiệm trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói về tuyển dụng cơng chức; hoạt động rà sốt, hệ thống hóa, pháp điển hóa; tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức cũng như hoạt động giám sát, kiểm tra và xử lý các văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên liên lục, thiếu kiên quyết, dẫn đến tình trạng chất lượng văn bản pháp luật về tuyển dụng cơng chức chưa cao, cịn phải sửa đổi, bổ sung nhiều.

Việc phân tích quá trình phát triển, đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành pháp luật về tuyển dụng cơng chức ở Việt Nam để tìm ra những nguyên nhân của hạn chế sẽ là cơ sở khoa học để luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về tuyển dụng cơng chức ở nước ta.

Chương 4

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w