3. Phương pháp nghiên cứu, học tập
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
a. Tình hình thế giới
- Từ cuối thế kỷ XIX, Chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc).
+ Do nhu cầu của nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa (TBCN) (nguồn nguyên liệu, nhân cơng, thị trường tiêu thụ hàng hóa… nên chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh công cuộc xâm lược thuộc địa trên khắp thế giới từ Á – Phi – Mỹ Latin – Úc).
+ Các nước đế quốc bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngồi thì xâm lược và áp bức nhân dân các nước thuộc địa.
Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và các nước đế quốc ngày càng dâng cao, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sơi nổi.
- Năm 1914, Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng tăng thêm.
Thế chiến thứ nhất (1914-1918) chính là hậu quả của sự chuyển biến từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc.
Tình hình đó đã làm cho phong trào đấu tranh ở các nước nói chung, các nước thuộc địa nói riêng chống chủ nghĩa đế quốc phát triển mạnh mẽ.
- Chủ nghĩa (CN) Marx-Lenin ra đời cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp cơng nhân chống lại CNTB.
+ Đây là học thuyết đấu tranh giai cấp và cải tạo xã hội do K. Marx, F. Engels sáng lập và được V.I. Lenin phát triển, vận dụng; là vũ khí tư tưởng của giai cấp cơng nhân, vạch ra sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp cơng nhân là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
- Kể từ khi CN Marx-Lenin được truyền bá vào Việt Nam thơng qua hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc và các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (HVNCMTN), phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở VN.
+ Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát triển sáng tạo CN Marx-Lenin vào thực tiễn cách mạng VN, sáng lập ra Đảng Cộng sản VN.
CN Marx-Lenin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của ĐCSVN. - Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước Xô-viết công-nông ra đời lần đầu tiên trên thế giới.
Sự kiện này đã mở ra một thời đại mới, “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
+ Sự ra đời của Quốc tế III có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
+ Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin được công bố tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản.
- Đối với VN, Quốc tế III có vai trị quan trọng trong việc truyền bá CN Marx-Lenin và chuẩn bị về tư tưởng, lý luận thành lập ĐCSVN.
b. Sự chuyển biến về kinh tế -xã hội ở Việt Nam
* Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
- Năm 1858, thực dân (TD) Pháp xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở VN.
+ Thiết lập phương thức sản xuất TBCN một cách hạn chế, đồng thời duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu.
Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến dưới ách thống trị của chính quyền thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn tay sai.
+ Về chính trị: TD Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, chuyên chế, chia để trị, người VN không được hưởng tự do – dân chủ; tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia VN ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. TD Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị với nhân dân VN.
+ Về kinh tế: TD Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; thi hành chính sách độc quyền, lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý; đồng thời đầu tư khai thác tài nguyên, xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho việc khai thác thuộc địa.
+ Về văn hóa: TD Pháp thực hiện chính sách văn hóa giáo dục thực dân; ngu dân, nơ lệ về tư tưởng – văn hóa; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.
* Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN:
Dưới tác động của chính sách cai trị của thực dân Pháp, xã hội VN diễn ra q trình phân hóa sâu sắc.
- Giai cấp địa chủ: cấu kết với TD Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nơng dân. Tuy nhiên, một bộ phận trong nội bộ giai cấp địa chủ VN có lịng u nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
- Giai cấp nông dân: là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội VN, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Đây là giai cấp mang lòng căm thù đế quốc và phon g
kiến tay sai sâu sắc, có ý chí cách mạng trong việc giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.
- Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ…
Xuất thân trực tiếp từ giai cấp nơng dân, là nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất của Pháp, cho nên giai cấp cơng nhân có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với nơng dân. Đặc điểm nổi bật của công nhân VN là: “ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc VN, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của CN Marx-Lenin”.
- Giai cấp tư sản: bị chèn ép, cạnh tranh bởi tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều ngay từ khi ra đời, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị của tư sản VN nhỏ bé, yếu ớt. Vì vậy, giai cấp tư sản VN khơng đủ điều kiện lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
- Tầng lớp tiểu tư sản: bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghềtự do. Đây là tầng lớp có lịng u nước, căm thù TD Pháp, chịu ảnh hưởng của các tư tưởng tiến bộ bên ngồi truyền vào, cho nên có tinh thần cách mạng cao.
* Tóm lại, chính sách thống trị của TD Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội VN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt là sự ra đời của của các giai cấp mới mang thân phận của người dân mất nước, bị ngoại bang áp bức, bóc lột nặng nề.
Từ đó, hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN đã nảy sinh: mâu thuẫn dân tộc và
mâu thuẫn giai cấp, trong đó, mâu thuẫn dân tộc là là chủ yếu nhất.
* Nhiệm vụ cơ bản:
+ Một là, đánh đuổi TD Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. + Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nơng dân.
Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. c. Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
* Các phong trào yêu nước theo phong kiến và tư sản
- Trước sự xâm lược của TD Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộ c theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Những phong trào tiêu biểu trong thời kỳ này là:
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896): Sau khi thất thủ ở kinh đô Huế và phải rời ra vùng rừng núi Tân Sở - Quảng Trị, ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống Dụ Cần Vương. Phong trào phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở khắp cả nước. Ngày
1/11/1888, Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục diễn ra cho đến năm 1896 mới chấm dứt.
+ Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang): diễn ra từ năm 1884 và kéo dài đến năm 1913 thì bị Pháp dập tắt.
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở VN.
- Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sỹ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sơi nổi. Phong trào này phân hóa thành hai xu hướng: Một bộ phận chủ trương đánh đuổi TD Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp bạo động; một bộ phận khác lại coi cải cách là giải pháp để tiến tới khôi phục độc lập.
+ Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu.
+ Đại diện của xu hướng cải cách là Phan Chu Trinh, với chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viện lịng u nước trong nhân dân; đả kích vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài.
+ Ngồi ra, cịn có nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907), Phong trào “tẩy chay Khách trú” (1919), Phong trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn (1923); đấu tranh trong các hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố… đòi cải cách tự do, dân chủ…
+ Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng, phái ra đời: Đảng Lập hiến (1923), Đảng Thanh niên (1926), Việt Nam nghĩa đoàn (1925) sau này đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng (1928), Việt Nam Quốc dân Đảng (1927)… Các đảng phái chính trị trên đây đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp, trong đó nổi bật là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng.
Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời và hoạt động trong hoàn cảnh Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh mẽ đã tác động tích cực tới Đảng này. Trong nội bộ Tân Việt diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư tưởng cách mạng vô sản và tư tưởng cải lương. Cuối cùng, khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế. Một số đảng viên Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Số đảng viên tiên tiến cịn lại trong Tân Việt tích cực chuẩn bị cho việc thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Marx – Lenin.
Việt Nam Quốc dân Đảng là đảng chính trị theo xu hướng dân chủ tư sản. Đảng chủ trương trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng, đánh đổ giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập nền dân quyền. Tháng 2/1929, Đảng bị khủng bố dữ dội, tổ chức bị vỡ ở nhiều nơi sau khi tổ chức ám sát Ba-danh – trùm mộ phu đồn điền cao su của Pháp. Trước tình hình đó, Đảng quyết định dốc hết lực lượng cịn lại vào cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra vào đêm ngày 9/2/1930 ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái
Bình… Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa thất bại, kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam Quốc dân Đảng.
* Các phong trào đấu tranh diễn ra với các phương thức và biện pháp khác nhau: bạo động hoặc cải cách; với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách, hoặc dựa vào ngoại viện để đánh bại Pháp… nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại.
Các phong trào và tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia tư sản đã ra đời và thể hiện vai trị của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ. Nhưng do những hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng của dân tộc, nhất là hai lực lượng cơ bản của xã hội là công nhân và nông dân nên cuối cùng đã thất bại. Điều đó phản ánh sự yếu kém về địa vị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản trong tiến trình cách mạng dân tộc, sự bất lực của giai cấp này trước những nhiệm vụ do lịch sử dân tộc Việt Nam đặt ra.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đến thành công.