41 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr 43-
2.2.1. Lãnh đạo cách mạng hai miền giai đoạn 1954-
a. Đặc điểm nước ta sau tháng 7/1954 * Tình hình thế giới:
- Nhân dân ta bước vào thời kỳ mới giữa lúc ba dòng thác cách mạng đang dâng cao trên thế giới.
- Sự lớn mạnh của Liên Xơ, sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Mỹ Latin, xu thế hịa bình, trung lập đã làm lung lay tận gốc chủ nghĩa thực dân cũ và bước đầu gây khủng hoảng cho chủ nghĩa thực dân mới.
- Âm mưu làm bá chủ thế giới của Mỹ bằng chiến lược ngăn chặn sự ph át triển của chủ nghĩa xã hội và đánh phá phong trào giải phóng dân tộc.
Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược trọng điểm của Mỹ trong chiến lược toàn cầu lúc bấy giờ.
* Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ mới ở nước ta là chế độ thực dân cũ của Pháp chấm dứt trên tồn bộ bán đảo Đơng Dương, nhưng chế độ thực dân mới của Mỹ lại thay Pháp thống trị miền Nam Việt Nam, uy hiếp Campuchia và khống chế Lào; miền Bắc được hồn tồn giải phóng quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong khi miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.
- Ngày 8/8/1954, Hội đồng quốc gia an ninh Mỹ do Tổng thống Eisenhower ra quyết định: Pháp phải nhanh chóng rút hết khỏi miền Nam Việt Nam và phải ủng hộ Ngơ Đình Diệm; Mỹ trực tiếp chi viện cho chính quyền thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam không qua Pháp; loại bỏ Bảo Đại, quốc trưởng Việt Nam dưới thời Pháp xâm lược.
- Ngày 7/7/1954, ở miền Nam, chính quyền thân Mỹ được thành lập do Ngơ Đình Diệm làm Thủ tướng kiểm Tổng trưởng Quốc phòng.
17/7/1954, Ngơ Đình Diệm tun bố khơng có hiệp thương tổng tuyển cử. 23/10/1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, phế truất Bảo Đại và Ngơ Đình Diệm lên làm Tổng thống.
- Sau khi gạt Pháp ra khỏi guồng máy cai trị và độc chiếm miền Nam, chính quyền Ngơ Đình Diệm dưới sự giúp sức to lớn của Mỹ tập trung mũi nhọn đàn áp cách mạng.
Mở liên tiếp các cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” với khẩu hiệu “đạp lên oán thù, thà giết lầm cịn hơn bỏ sót”, “dĩ Đảng trị Đảng, dĩ dân trị dân”.
Cho đến cuối năm 1955, hàng trăm ngàn cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước bị giết hại.
Mỹ tin chắc rằng, với bộ máy chính quyền do Ngơ Đình Diệm đứng đầu và quân đội Việt Nam Cộng hòa do Mỹ lập nên, Mỹ sẽ giành thắng lợi một cách dễ dàng ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế lịch sử chiến tranh, Mỹ đã đánh giá thấp đất nước, xã hội và con người Việt Nam, tự đánh giá q cao sức mạnh của mình, từ đó đã dẫn đến những hậu quả sau này mà Mỹ và chính quyền VNCH phải gánh lấy một cách nặng nề.
* Đối với cách mạng Việt Nam lúc này, đánh thắng chủ nghĩa thực dân mới là vấn đề mới và quan trọng nhất. Kẻ thù lúc này của nhân dân Việt Nam là đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh hơn lực lượng của các đế quốc khác cộng lại gấp nhiều lần.
- Lực lượng cách mạng miền Nam tạm thời ở thế giữ gìn lực lượng. Các tổ chức Đảng, tổ chức cách mạng ở miền Nam phải rút vào hoạt động bí mật, khơng hợp pháp sau Hiệp định Geneva.
- Miền Bắc hồn tồn giải phóng do nhân dân làm chủ đi theo xu thế tất yếu là quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Những thuận lợi mới và căn bản của đất nước bảo đảm cho cách mạng nước ta nhất định thắng lợi. Những khó khăn mới địi hỏi cách mạng nước ta phải trải qua thời kỳ gian khổ, lâu dài.
Trách nhiệm lịch sử đặt lên vai Đảng Lao động Việt Nam, đó là tìm ra co n đường giải phóng miền Nam và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong điều kiện Mỹ đã thay chân Pháp thống trị ở miền Nam.
b. Chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam
- Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 7/1954) tại Việt Bắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã xem xét, đánh giá tình hình mới và vạch ra sự chuyển hướng trong đường lối chiến lược của Đảng. Bản báo cáo Tình hình mới và nhiệm vụ do Hồ Chủ tịch trình bày đã nêu lên ba nhiệm vụ chính lúc này của cách mạng nước ta:
+ Tranh thủ và củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hồn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.
+ Tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với u cầu của tình thế mới.
+ Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng; ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà.
Công tác chủ yếu trước mắt là làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận rõ tính chất, nội dung tình hình và nhiệm vụ mới.
- Cũng tháng 7/1954, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi đồng bào và cán bộ chiến sĩ cả nước,“ra sức phấn đấu để củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hồn thành độc lập, dân chủ trong tồn quốc.”
- Tháng 9/1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết cụ thể hóa và bổ sung thêm Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu.
Đặc điểm quan trọng nhất của tình hình mới là Nam, Bắc tạm thời phân chia làm hai vùng. Mỹ và chính quyền Sài Gịn đang mưu tính phá hoại Hiệp định Geneva nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.
- Đối với cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị ra chỉ thị, phân tích tình hình khó khăn, khơng thuận lợi trước mắt và lâu dài, đồng thời vạch ra ba nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện ngay lúc này:
+ Đấu tranh đòi đối phương thi hành đúng Hiệp định.
+ Chuyển hướng cơng tác cho thích hợp điều kiện mới, nắm vững phương châm, chính sách mới, sắp xếp cán bộ, bố trí lực lượng, vừa che giấu lực lượng vừa lợi dụng các khả năng công khai, hợp pháp.
+ Tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hịa bình, thống nhất, đấu tranh đánh đổ chính quyền Ngơ Đình Diệm thân Mỹ, lập ra một chính quyền tán thành hịa bình thống nhất, độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, tăng cường vận động binh sĩ và những người làm trong chính quyền Sài Gịn.
- Đối với việc xây dựng miền Bắc, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9/1954 vạch rõ: + Việc trước mắt là ổn định xã hội, vật giá, thị trường, làm cho mọi hoạt động của thành phố và nơng thơn trở lại bình thường, sau đó tiến hành những cải cách cần thiết từng bước một, thận trọng, vững chắc.
+ Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh; phục hồi kinh tế quốc dân, then chốt là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời phục hồi giao thông vận tải.
+ Tăng cường và mở rộng hoạt động quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi, tơn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau; tập trung mũi nhọn đấu tranh chống Mỹ, mở rộng quan hệ với các nước Đơng Nam Á, nước Pháp; củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia, với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Hai hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3 và tháng 8/1955 đã nhận định tình hình ở miền Nam lúc này, Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm cơng khai chống phá Hiệp định Geneva.
Muốn chống Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm, củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hồn thành độc lập và dân chủ, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc,
đồng thời giữ vững và và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Miền Bắc sẽ tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn cách mạng ở hai miền đã làm nảy sinh và phát triển nhiều vấn đề mới, đòi hỏi Đảng ta phải đi sâu nghiên cứu, vạch ra đường lối cách mạng của từng miền và xác định mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
- Tháng 1/1956, trong tài liệu “Mấy vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam”, Bộ Chính trị đã nhận định từ khi hịa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Hội nghị Bộ Chính trị tháng 6/1956 đã bổ sung: tuy đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh chung trong cả nước, nhưng khơng có nghĩa tuyệt đối là khơng dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định.
- Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cách mạng, từ năm 1955 đến 1956, đồng chí Lê
Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách miền Nam, đã dự thảo Đề cương cách mạng miền Nam. Đề cương vạch rõ: đã khơng có tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956 như Hiệp định Geneva quy định, ách áp bức, bóc lột, tù đày, chém giết man rợ của chế độ thực dân mới phát-xít độc tài Mỹ-Diệm buộc nhân dân ta ở miền Nam phải vùng dậy đập tan chế độ Mỹ-Diệm để cứu nước, cứu mình. Ngồi con đường cách mạng, nhân dân miền Nam khơng có con đường nào khác.
c. Thực hiện các kế hoạch nhà nước ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ và tay sai ở miền Nam 1954-1965
* Khôi phục kinh tế và bước đầu củng cố miền Bắc (1954-1960)
- Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế trong điều kiện có nhiều khó khăn:
+ Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nghiêm trọng. Ruộng đất bỏ hoang nhiều, phần lớn chỉ là cày cấy một vụ.
+ Thiên tai liên tiếp xảy ra. Hàng trăm ngàn người vô gia cư, thất nghiệp, đói kém thiếu thốn.
+ Các bệnh tật, tệ nạn xã hội hoành hành.
+ Phần lớn xí nghiệp ngưng hoạt động, hàng hóa khan hiếm. + Đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chỉ có 30 người sau chiến tranh.
+ Thực dân Pháp khi rút quân khỏi miền Bắc theo điều khoản của Hiệp định Geneva đã có nhiều hành động vi phạm một cách trắng trợn: Phá hủy, vơ vét, tháo dỡ máy móc, vật tư, thiết bị hịng làm cho sản xuất miền Bắc đình trệ, gây khó khăn cho ta trong việc trao trả tù binh và tù chính trị, tìm cách bắt lính, dụ dỗ và cưỡng bức đồng bào ta di cư vào Nam...
Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của miền Bắc là tiếp quản những vùng mới giải phóng theo quy định của Hiệp định Geneva. Việc tiếp quản đã diễn ra bước đầu thuận lợi
do được nhân dân đồng tình ủng hộ và có sự chuẩn bị chu đáo nên giữ được trật tự xã hội và sinh hoạt hằng ngày.
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ mới giải phóng miền Bắc đó là đấu tranh chống âm mưu địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam. Mỹ -Pháp đã tung ra các tin đồn bịa đặt: “Chính phủ Việt Minh cấm đạo”; “Chúa đã vào Nam”; “Giáo dân ở lại miền Bắc sẽ bị rút phép thông công”; “Ở với Cộng sản sẽ bị mất linh hồn”…
Tuy Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đấu tranh chống lại âm mưu này của Pháp-Mỹ và thu được một số thắng lợi, nhưng cuối cùng vẫn có gần một triệu đồng bào miền Bắc đã di cư vào Nam.
- Sau kháng chiến chống Pháp, phong trào cải cách ruộng đất tiếp tục được thực hiện trên phạm vi toàn miền Bắc. Nhờ thực hiện việc này một cách ráo riết và mạnh mẽ, chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến ở miền Bắc nước ta đến đây bị xóa bỏ hồn tồn. 9 triệu người trong hơn 2 triệu hộ nông dân lao động đã được chia hơn 810000 ha ruộng đất.
+ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, ta đã phạm phải những sai lầm nghiệm trọng, phổ biến và kéo dài. Tháng 4/1956, Đảng đã phát hiện s ai lầm của phong trào này và có chỉ thị sửa chữa những sai lầm đó.
+ Tháng 8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào nơng thôn và cán bộ khẳng định cải cách ruộng đất thắng lợi to lớn những đã mắc phải những khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng. Người kêu gọi nhân dân và cán bộ phát huy những thắng lợi và khắc phục, sửa chữa những sai lầm.
+ Hội nghị lần thứ 10 (tháng 10/1956) và sau này là Hội nghị lần thứ 14 (tháng 11/1958) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phân tích và chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Cải cách ruộng đất ở miền Bắc:
a. Vi phạm đường lối giai cấp ở nơng thơn: xâm phạm lợi ích trung nơng, khơng liên hiệp phú nông, không phân biệt đối đãi các loại địa chủ, không chiếu cố địa chủ kháng chiến.
b. Cường điệu việc trấn áp phản cách mạng.
c. Không dựa vào tổ chức cũ, không giao cho tổ chức Đảng địa phương lãnh đạo cải cách ruộng đất, mắc chủ nghĩa thành phần và khuynh hướng trừng phạt.
d. Lạm dụng các biện pháp phát động quần chúng, nặng đấu tố nhẹ giáo dục, khơng kết hợp biện pháp hành chính với phát động quần chúng. Sai lầm nghiêm trọng nhất là trong việc chỉnh đốn tổ chức.
+ Nguồn gốc của những sai lầm là do không nắm vững những biến đổi ở nông thôn miền Bắc sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, rập khn một cách máy móc kinh nghiệm của nước ngồi.
Sau này, khi tổng kết một số vấn đề lịch sử của Đảng thời kỳ 1954 -1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII cho rằng “Căn cứ tình hình thực tế nơng thơn miền Bắc nước ta sau năm 1954… thì chủ trương cải cách ruộng đất như đã làm là không cần thiết”.
- Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng ta một mặt sửa chữa những sai lầm, mặt khác có những biện pháp củng cố và phát huy thắng lợi, đẩy mạnh cuộc vận động tổ đổi công, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã t ín dụng, đưa nông thôn miền Bắc tiến lên. Công tác sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất có những kết quả tốt.
Nhiệm vụ khơi phục kinh tế cơ bản hồn thành. Năm 1957 miền Bắc được mùa lớn, nạn đói bị đẩy lùi, lịng tin của nhân dân đối với Đảng và Ch ính phủ được khôi phục. Khối liên minh công nông được củng cố. Nông thôn ổn định. Sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
- Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 12/1957) khẳng định sự thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn mới.
* Nghị quyết 16 và phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa
- Tháng 11/1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp bàn chủ trương phát triển kinh tế-văn hóa trong kế hoạch 3 năm 1958-1960 và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh.
- Trong xu thế tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã họp bàn, thảo luận và thông qua hai nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp và Nghị quyết về vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.
+ Về nông nghiệp, nông thôn: trên đà chuyển biến mới của tình hình, chuẩn bị về mọi mặt đường lối, chính sách, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kế hoạch để phát triển tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp một cách tích cực và vững chắc, chuẩn bị tiến tới cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Ba nguyên tắc trong xây dựng hợp