c. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (tháng 3/1935)
1.2.4. Tính chất, ý nghĩa và kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám
a. Tính chất:
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mang tính chất dân chủ mới. Nó là một bộ phận khăng khít của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam”.
- Đây là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình, thể hiện:
+ Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng giải phóng dân tộc, tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội VN là mâu thuãn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc xâm lược và tay sai.
+ Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc, đoàn kết trong mặt trận Việt Minh. + Thành lập chính quyền nhà nước “của chung toàn dân tộc” theo chủ trương của Đảng với hình thức cộng hịa dân chủ, trừ tay sai của đế quốc và những kẻ phản quốc.
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một bộ phận của phe dân chủ chống phát xít. - Cách mạng đã giải quyết một số quyền lợi cho nông dân, lực lượng đông đảo nhất của dân tộc.
- Cách mạng đã xây dựng nhà nước DCND đầu tiên ở VN, xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến. Nhân dân ta được hưởng quyền tự do, dân chủ.
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có tính chất dân chủ nhưng chưa đầy đủ, sâu sắc.
- Mang đậm tính nhân văn, hồn thành một bước cơ bản trong sự nghiệp giải phóng con người ở VN khỏi áp bức dân tộc, bóc lột giai cấp và nơ dịch tinh thần. b. Ý nghĩa lịch sử:
- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất, là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất.
Đập tan ách phát-xít Nhật trong 5 năm, ách thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến mấy nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do do nhân dân làm chủ đất nước.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta từ một đảng hoạt động không hợp pháp trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.
- Cách mạng Tháng Tám đã tạo ra những kinh nghiệm quý báu đóng góp vào kho tànglý luận cách mạng dân tộc dân chủ ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, tạo ra thế và lực mới cho cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ sau này.
- Thắng lợi này đã chứng tỏ rằng, trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa, do toàn dân thực hiện, dưới sự lãnh đạ o của một Đảng Cộng sản, có đường lối đúng đắn có thể giành thắng lợi.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành cơng, đã nắm chính quyền tồn quốc.
- Thắng lợi to lớn này là kết quả tổng hợp của những nhân tố bên trong (lực lượng toàn dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo) và nhân tố bên ngồi (thắng lợi của Liên Xơ và Đồng minh đánh bại phe phát-xít Đức-Ý-Nhật); là kết quả của ba cao trào cách mạng. c.
Kinh nghiệm lịch sử:
- Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
+ Ngay từ khi Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc đã xác định cách mạng nước ta trải qua hai giai đoạn, trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
+ Trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến không thể tách rời nhau. Trải qua ba cao trào cách mạng, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó và xác định rằng: Tuy hai nhiệm vụ không tách rời nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu cụ thể như: giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất công, chia ruộng đất của bọn phản động cho nông dân nghèo, tiến tới cải cách ruộng đất.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
- Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công-nông.
+ Thắng lợi lịch sử này là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước anh hùng của hơn 20 triệu người Việt Nam với đạo quân chủ lực là liên minh công-nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Liên minh công-nông được xây dựng, củng cố qua ba cao trào cách mạng và lớn mạnh vượt bậc trong tổng khởi nghĩa. Dựa trên nền tảng đội quân chủ lực đó, Đảng xây dựng được khối đại đồn kết dân tộc, động viên tồn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
+ Đảng ta đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phátxít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ tay sai của Pháp-Nhật.
+ Cô lập cao độ kẻ thù chính là đế quốc phát-xít và bọn tay sai phản động, tranh thủ hoặc trung lập những phần tử lừng chừng.
Nhờ vậy, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.
- Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.
+ Trong Cách mạng Tháng Tám, bạo lực cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trị quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
+ Đây là kết quả của sự kết hợp tất cả các hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thấp đến cao, từ một số địa phương rồi lan ra cả nước, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, đập tan bộ máy thống trị, lập ra nhà nước của nhân dân.
- Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
+ Đảng ta coi khởi nghĩa là một nghệ thuật, vừa vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Marx-Lenin và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa ở nước ta.
+ Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám chứng tỏ Đảng ta đã chọn đúng thời cơ. Đó là lúc chính quyền phát-xít Nhật ở Đơng Dương hoang mang cực độ sau khi Nhật đầu hàng và nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được nữa.
+ Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ trương, lực lượng và cao trào chống Nhật, cứu nước làm điều kiện chủ quan cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Xây dựng một Đảng Marx-Lenin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Đảng ta ngay từ đầu đã xác định đúng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng, không ngừng bổ sung và phát triển đường lối chiến lược và sách lược đó. Điều đó địi hỏi Đảng phải biết vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Marx-Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng.
+ Đảng ta rất coi trọng việc quán triệt đường lối chiến lược và sách lược, chủ trương của Đảng trong đảng viên và quần chúng cách mạng, không ngừng đấu tranh và khắc phục những khuynh hướng lệch lạc. Đảng chăm lo công tác tổ chức, cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên về ý chí bất khuất, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng vững mạnh và trong sạch. Đảng phát huy triệt để vai trò của Mặt trận Việt Minh với hàng triệu hội viên và thông qua Mặt trận để lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
Với những yếu tố trên và được tôi luyện qua 15 năm đấu tranh, mặc dù chỉ có 5000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công.
---------------------------------------------------------Câu hỏi thảo luận/Nội dung ôn tập
* Câu hỏi thảo luận: Có ý kiến cho rằng: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 là một sự ăn may. Anh (chị) có nhận định gì về ý kiến trên?
* Nội dung ôn tập:
1. Phân tích những điều kiện cần thiết dẫn tới thành lập ĐCSVN tháng 02/1930. 2. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Hội nghị thành lập Đảng thơng qua.
3. Vai trị lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc 1930-1945. 4. Đặc điểm, tính chất, kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Chương 2