Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình tổ chức thực hiện từ năm 1946 đến năm

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 70 - 77)

41 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr 43-

2.1.2. Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình tổ chức thực hiện từ năm 1946 đến năm

trình tổ chức thực hiện từ năm 1946 đến năm 1950

a. Phát động toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng

- Ngày 17, 18/12/1946, tại Hà Nội, quân Pháp khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún. Đại diện Chính phủ Pháp cắt đứt mọi liên hệ với Chính phủ ta.

Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đang lan rộng ra cả nước.

- Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Nhân dân ta tiến hành kháng chiến trong những điều kiện vô cùng khó khăn:

+ Việt Nam vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến mới giành được độc lập, đất không rộng, người không đông, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước đế quốc bao vây, đe dọa nền độc lập của đất nước.

+ Pháp là một nước đế quốc có nền kinh tế nơng nghiệp phát triển, có một đội qn chính quy, hiện đại, có kinh nghiệm chiến tranh xâm lược thuộc địa, được Anh, Mỹ… giúp sức.

+ Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ trong cả nước, quyết tâm bảo vệ chế độ mới.

+ Dân tộc Việt Nam có truyền thống chống xâm lược vẻ vang.

+ Đảng và nhân dân đã có được 16 tháng hịa bình để chuẩn bị cho kháng chiến. + Lực lượng vũ trang của ta tuy còn non trẻ nhưng từ nhân dân mà ra, có lịng u nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc.

+ Đảng ta nắm quyền lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo Nhà nước.

+ Pháp là đế quốc bại trận, bị kiệt quệ trong chiến tranh, tiến hành xâm lược một nước ở rất xa chính quốc. Mâu thuẫn nội bộ trong nước Pháp ngày càng trở nên sâu sắc, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa Pháp đòi độc lập dân tộc đang phát triển mạnh mẽ.

+ Cuộc kháng chiến của ta tiến hành trong lúc phong trào độc lập dân tộc, hịa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội đang dâng lên mạnh mẽ.

+ Nhân dân ba nước Đông Dương đấu tranh chống một kẻ thù chung.

* Đường lối kháng chiến cơ bản của Đảng ta là toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, nhất định thắng lợi được thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/12/1946, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh bao gồm những bài báo của đồng chí được tập hợp và xuất bản thành sách và Lời kêu gọi Tồn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946.

+ Mục tiêu của cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất. Đây là sự tiếp tục của cách mạng dân tộc dân chủ bằng hình thức chiến tranh, cho nên cịn có mục tiêu vì dân chủ, tự do, vì hịa bình thế giới.

+ Về chính trị: đồn kết tồn dân, động viên nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước, đoàn kết với hai dân tộc Lào, Campuchia, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á v à các dân tộc bị áp bức, các dân tộc u chuộng hịa bình, dân chủ trên thế giới, cơ lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bạn bè; củng cố chế độ cộng hòa dân chủ, lập ủy ban kháng chiến các cấp.

+ Về quân sự: cuộc kháng chiến trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản công; triệt để dùng chiến thuật đánh du kích, đánh địch ở khắp nơi, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, tản cử nhân dân ra xa vùng chiến sự.

+ Về kinh tế: toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc tự cấp, xây dựng kinh tế theo hướng “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”; ra sức phá kinh tế địch, không cho Pháp lấy chiến tranh ni chiến tranh.

+ Về văn hóa: đánh đổ văn hóa nơ dịch, ngu dân, xâm lược của thực dân Pháp, xây dựng nền văn hóa mới, xóa nạn mù chữ; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên các nhà văn hóa tham gia kháng chiến.

+ Ta chủ trương đánh lâu dài để đối phương bộc lộ ngày càng rõ những điểm yếu, hạn chế những điểm mạnh của chúng; khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của ta.

+ Tự lực cánh sinh là dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối của Đảng, vào các điều kiện thiên thời, địa lợi. nhân hòa của đất nước ta, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để kháng chiến.

- Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch đã thể hiện một cách khái quát đường lối kháng chiến đó: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

b. Tiến hành kháng chiến toàn dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính

* Mở đầu kháng chiến toàn quốc – Chiến thắng Việt Bắc

- Đêm 19/12/1946, ngay sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, cuộc chiến đấu của nhân dân ta nổ ra ở Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã (Nam Định, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng…).

- Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân Thủ đô Hà Nội. Trong hai tháng, từ 19/12/1946 đến 17/2/1947, quân dân nội ngoại thành Hà Nội đã chiến đấu anh dũng, giành giật với địch từng góc phố, từng ngơi nhà.

Kết quả: quân dân ta đã tiêu diệt, tiêu hao hơn 2000 lính Pháp, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo của ta, tạo điều kiện cho nhân dân Thủ đô di tản ra khỏi thành phố , di chuyển nhiều máy móc, nguyên liệu ra vùng tự do của ta.

- Đầu tháng 4/1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương. Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp, củng cố chính quyền nhân dân ở vùng bị Pháp chiếm, phát động phong trào chiến tranh du kích, tổ chức căn cứ địa, đẩy mạnh công tác ngoại giao và xây dựng Đảng.

- Đất nước đã kịp thời chuyển sang thời chiến và bước đầu triển khai thế trận chiến tranh nhân dân. Các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận… chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc. Các cơ quan dân, chính, đảng địa phương cũng về đóng nơi tạm thời an tồn. Bộ máy chính quyền các cấp được kiện toàn.

- Lực lượng vũ trang được chăm lo xây dựng, công tác Đảng trong quân đội được tăng cường một bước. Bộ đội chủ lực cũng phát triển từ 80000 lên 120000 chiến sĩ. Lực lượng dân quân tự vệ lên tới 1 triệu người. Nhiều căn cứ đại kháng chiến ở địa phương được xây dựng.

- Để động viên tồn dân tham gia kháng chiến, Đảng và Chính phủ tìm mọi biện pháp ổn định đời sống nhân dân và xây dựng những cơ sở ban đầu của nền kinh tế và văn hóa kháng chiến.

- Đảng cũng quan tâm lãnh đạo công tác đối ngoại để tranh thủ sự đồng tình của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của ta.

- Thực dân Pháp sau khi không thể thực hiện thành công kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh và bị thiệt hại nhiều mà không tiêu diệt được quân chủ lực cùng các cơ quan đầu não của ta, tháng 5/1947, quân Pháp tạm co về thành thị chúng mới chiếm được và chuẩn bị kế hoạch chiến tranh mới.

Lập ra Chính phủ bù nhìn do Bảo Đại làm Quốc trường và tổ chức cuộc tấn công bất ngờ với quy mô lớn lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta, bắt cho được Trung ương Đảng và Chính phủ của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Ngày 7/10/1947, thực dân Pháp huy động 12000 quân tinh nhuệ mở cuộc tiến công lên Việt Bắc.

+ Quân nhảy dù bất ngờ tấn công Bắc Cạn, Chợ Mới đánh vào sau lưng quân ta. + Một binh đoàn bộ binh Pháp kéo từ Lạng Sơn lên Cao Bằng, Bắc Cạn, bao vây phía Đơng và phía Bắc Việt Bắc.

+ Một cánh quân thep đường thủy tiến vào Phú Thọ, Tuyên Quang bao vây Việt Bắc từ phía Tây.

- Quân dân ta tuy bị bất ngờ nhưng đã đánh địch ngay khi chúng vừa nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới. Tiêu diệt cơ quan tham mưu chiến dịch của Pháp ở Cao -Bắc-

LạngThái, bắn rơi máy bay địch. Quân dân Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang phục kích diệt địch, bắn chìm tàu chiến địch trên sơng Lơ.

Phối hợp với quân dân Việt Bắc, chiến tranh du kích, phà tề, trừ gian được đẩy mạnh ở vùng sau lưng địch.

- Kết quả: Cuối tháng 12/1947, phần lớn quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. Hơn 7000 tên xâm lược bị chết, bị thương và bị bắt, nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của Pháp bị quân ta phá hủy hoặc thu giữ.

Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp bị thất bại. Quân dân t a đã phản công địch thắng lợi. Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành một bước về trình độ tác chiến. Đảng ta có thêm có thêm kinh nghiệm lãnh đạo chiến tranh. Nhân dân ta phấn khởi tin tưởng ở thắng lợi của cuộc kháng chiến.

* Đẩy mạnh kháng chiến sang giai đoạn mới. Chiến thắng Biên giới 1950

- Trong những năm 1948-1949, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

+ Liên Xô thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 1946-1950, đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, khoa học kỹ thuật (thử thành công bom nguyên tử tháng 9/1949, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ).

+ Các nước dân chủ nhân dân ở Châu Âu và Châu Á xây dựng xã hội mới đạt nhiều thắng lợi.

+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển ở Châu Phi, Châu Á và Trung Cận Đông.

+ Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall nhằm vừa vực dậy các nước Châu Âu vừa khống chế các nước này.

+ Tại Pháp, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, thất bại bước đầu trong chiến tranh Đơng Dương làm cho Pháp khó khăn thêm. Tính đến đầu năm 1949, đã có tới 8 lần thay đổi Chính phủ Pháp. Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp phát triển.

- Ở Đông Dương, từ năm 1948, thực dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang chiến lược đánh lâu dài, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt”.

Chúng bình định vùng chiếm đóng, mở các cuộc hành qn nhỏ nhằm tiêu diệt cơ sở kháng chiến của ta, mở rộng ngụy quân.

- Ngày 20/1/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp mở rộng, nhận định tình hình sau chiến thắng Việt Bắc và đề ra những nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

+ Về quân sự: mở rộng chiến tranh du kích, nhất là trong vùng địch kiểm sốt, tùy điều kiện tập trung đánh vận động tiêu diệt địch, tăng cường công tác địch vận.

+ Về chính trị: củng cố khối đồn kết tồn dân kháng chiến, thực hiện khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, củng cố bộ máy kháng chiến, phá tan chính quyền bù nhìn, làm thất bại âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”.

+ Về kinh tế: tăng gia sản xuất tự cấp tự túc, cải thiện đời sống nhân dân lao động, phá kinh tế địch, tịch thu tài sản, ruộng đất của tay sai chia cho dân cày nghèo, giảm tô, chia lại công điền, khuyến khích đổi cơng, thí điểm lập hợp tác xã.

+ Về văn hóa: động viên mọi lực lượng văn hóa phục vụ kháng chiến, chấn chỉnh giáo dục, xóa nạn mù chữ.

+ Về xây dựng Đảng: củng cố, phát triển Đảng, làm cho Đảng thực sự có tính chất quần chúng mạnh mẽ; tích cực phát triển Đảng ở các vùng địch kiểm soát, tăng cường giáo dục đảng viên, đào tạo cán bộ…

- Ngày 27/3/1948, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc.

- Hàng ngàn cán bộ Đảng đã vào hoạt động ở vùng địch tạm chiếm. Năm 1948, được lực lượng vũ trang hỗ trợ, nhân dân quét sạch chính quyền bù nhìn cơ sở ở nhiều vùng rộng lớn trong cả nước, lập lại chính quyền cách mạng.

Tổng phá tề thực chất là cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân dân vùng sau lưng địch; phá hệ thống kìm kẹp của địch, chống lại một cách có hiệu quả chính sách “dùng người Việt trị người Việt”.

- Trước tình hình khó khăn ở Đơng Dương, thực dân Pháp lên kế hoạch tiến hành đối phó gấp. Tướng Revers, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp đưa ra kế hoạch: mở

rộng chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, phong tỏa biên giới Việt-Trung, tăng cường xây dựng quân ngụy để làm nhiệm vụ chiếm đóng và dùng quân Âu -Phi làm lực lượng cơ động tăng cường càn quét.

- Về phía ta, sau Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng tháng 1/1949, thực hiện chủ trương tăng cường bộ đội chủ lực, tháng 11/1949, Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự.

- Vừa chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng và Chính phủ vừa ra sức củng cố hậu phương, bồi dưỡng sức dân. Các địa phương tích cực thực hiện các sắc lệnh, thông tư về tạm cấp ruộng đất cho nông dân nghèo, về giảm tô, giảm tức.

- Từ năm 1949, nhiều địa phương đã xúc tiến việc thống nhất Việt Minh và Liên Việt. Các đoàn thể Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân cứu quốc, Thanh n iên cứu quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ… được củng cố và phát triển.

- Trên mặt trận văn hóa, nền văn hóa ngu dân, nơ dịch của thực dân Pháp bị xóa bỏ; nền văn hóa mới được xây dựng. Đường lối, nhiệm vụ cơng tác văn hóa kháng chiến được xác định tại Hội nghị văn hóa tồn quốc tháng 7/1948. Hội Văn hóa Việt Nam được thành lập. Các tệ nạn xã hội giảm đi nhiều. Phong trào xóa nạn mù chữ phát triển mạnh. Chương trình giáo dục phổ thông bắt đầu được cải tiến theo nội dung dân tộc, dân chủ, nhân dân và phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến.

- Về xây dựng Đảng, trong hai năm 1948-1949, Đảng đã kết nạp hơn 50 vạn đảng viên. Tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng rộng khắp.

- Về đối ngoại:

+ Cuối tháng 12/1949, Hồ Chủ tịch lên đường đi cơng tác nước ngồi. Người sang thăm Trung Quốc, Liên Xô và đã gặp mặt hội đàm với Mao Trạch Đơng, Stalin. Rồi sau đó, Người sang Hungari dự cuộc họp đại biểu phong trào cộng sản quốc tế.

+ Ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tuyên bố về việc Chính phủ ta sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ các nước tôn trọng quyền bỉnh đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

+ 18/1/1950, Chính phủ nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, sau đó ngày 30/1/1950, Chính phủ Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xô -viết và liên tiếp trong tháng 2/1950, chính phủ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và Bắc Triều Tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta.

+ Tháng 7/1950, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp sang thăm Việt Nam, tìm hiểu tình hình để phối hợp hành động và thắt chặt tình đồn kết chiến đấu giữa h ai Đảng và nhân dân hai nước. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi đã dành cho nhân dân ta mối cảm tình đặc biệt và sự ủng hộ tích cực.

+ Đảng và Chính phủ ta đặc biệt coi trọng xây dựng quan hệ đoàn kết chiến đấu với nhân dân Lào, Campuchia và quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc.

- Những thắng lợi của quân dân ta đã đưa cuộc kháng chiến tiến mạnh sang một giai

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)