Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t., tr

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 33 - 35)

- Từ năm 1925 đến năm 1927, cùng với phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản của HVNCMTN đã xuất hiện phong trào yêu nước theo quan điểm dân chủ tư sản:

+ Phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu cuối năm 1925. + Phong trào yêu nước để tang cụ Phan Chu Trinh tháng 3/1926.

+ Năm 1927, Đảng Tân Việt thành lập trên cơ sở của Việt Nam Nghĩa đoàn. + Đảng Thanh niên thành lập tháng 3/1926.

Như vậy, thời gian này, ở nước ta đã nổ ra cuộc đấu tranh giữa hai đường lối cứu nước và kết cục đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã thắng đường lối theo quan điểm tư sản.

Tính khoa học và cách mạng triệt để của đường lối c ứu nước do Nguyễn Ái Quốc đề xướng có sức cuốn hút mạnh mẽ nhiều thanh niên yêu nước.

Trong hai năm 1929-1930, phần lớn đảng viên Đảng Tân Việt và một số đảng viên tiên tiến của Việt Nam Quốc dân Đảng đã chuyển sang lập trường của những người cộng sản.

Lập trường cách mạng giải phóng dân tộc của cơng nhân đã thắng lập trường giải phóng của tư sản.

Thực tiễn lịch sử chứng minh, con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở nước ta, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản vào nửa cuối năm 1929 và Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập đầu năm 1930.

1.1.3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Đảng

a. Các tổ chức cộng sản Việt Nam ra đời

* Đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trước tiên đã thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào nông dân lên cao trong cả nước.

+ Trước Thế chiến thứ nhất, đội ngũ cơng nhân VN có khoảng 10 vạn người. Các cuộc đấu tranh của cơng nhân VN diễn ra dưới nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ phá giao kèo, bỏ việc đến bãi công. Họ đã biết liên kết cơng nhân nhiều xí nghiệp cùng đấu tranh và liên hệ với công nhân Pháp và công nhân Trung Quốc.

+ Sau Thế chiến thứ nhất, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ hơn nữa qua các năm. Tháng 8/1925, nổ ra cuộc bãi công của công nhân binh xưởng Ba Son (Sài Gịn) do Tơn Đức Thắng lãnh đạo, tổ chức ra Công hội Đỏ.

+ Trong hai năm 1926-1927, có 17 cuộc đấu tranh trong cả nước, tiêu biểu có bãi cơng của cơng nhân sợi Nam Định, đồn điền Cam Tiên, đồn điền Phú Riềng.

+ Trong năm 1928, tiêu biểu có các cuộc đấu tranh của công nhân mỏ than Mạo Khê, nhà máy xay Chợ Lớn, đồn điền cao su Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy xi măng Hải Phòng…

Các cuộc đấu tranh đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết giai cấp, ý thức tổ chức của cơng nhân. Báo chí thực dân Pháp phải thừa nhận: “Từ đây, hành động tập thể của những người lao động đã thay thế cho những vụ âm mưu của các hội kín”.

+ Phong trào đấu tranh của nông dân cũng phát triển khá mạnh ở nhiều nơi trong cả nước, tiêu biểu ở các địa phương như Rạch Giá, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh…

- Phong trào cách mạng dâng cao địi hỏi phải có sự lãnh đọa của đội tiên phong cách mạng có đủ bản lĩnh để lãnh đạo cuộc cách mạng của tồn dân tộc. Và nhiệm vụ đó được đặt lên vai của Đảng Cộng sản.

Hội VNCMTN đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử chuẩn bị cho sự ra đời của Đả ng Cộng sản ở nước ta.

- Trong lúc nhiều người yêu nước khác chưa nhận thức được địi hỏi bức xúc đó thì những người tiên tiến trong Hội VNCMTN đã sớm nắm bắt được nhu cầu lịch sử này của giai cấp công nhân và của dân tộc.

- Tháng 05/1929, tại Đại hội Thanh niên ở Hương Cảng, yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản bị bác bỏ. Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Hà Nội và cơng bố Chính cương, Tun ngơn.

Sự kiện này đánh dấu việc kết thúc vai trò của Hội VNCMTN và ảnh hưởng đến sự ra đời của hai tổ chức cộng sản khác.

- Mùa thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng thành lập. Ngày 1/1/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời từ phái “tả” của Đảng Tân Việt.

Trong vòng 6 tháng, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời chứng tỏ những điều kiện thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta đã chín muồi.

- Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã đánh giá nhau không đúng, chưa nhận thức được hiện tượng phân tán, chia rẽ về tổ chức sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào cách mạng.

Vì vậy, khắc phục về sự phân tán và chia rẽ về tổ chức là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản, cũng là đòi hỏi khẩn thiết của cách mạng nước ta lúc bấy giờ.

- Trong tài liệu gửi những người cộng sản Đông Dương ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đơng Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đơng Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”.3

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)