Xây dựng và bảo vệ chính quyền Cách mạng 1945 –

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 62 - 67)

c. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (tháng 3/1935)

2.1.1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền Cách mạng 1945 –

a. Hoàn cành lịch sử nước ta sau Cách mạng Tháng Tám 1945

- Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khắn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất nước bị các thế lực đế quốc phản động bao vây và tiến công.

+ Đầu tháng 9/1945, theo thỏa thuận của Đồng minh ở Hội nghị Postdam, Chính phủ Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch đưa 200000 quân vào phía Bắc vĩ tuyến 16 nước ta và Anh đưa quân vào phía Nam để tước vũ khí của quân đội Nhật Bản.

+ Từ 23/9/1945, quân Pháp núp sau quân Anh đã trắng trợn đánh chiếm Sài Gòn rồi Nam Bộ hòng đặt trở lại sự thống trị của Pháp ở Việt Nam.

Các thế lực đế quốc, phản động nước ngồi tuy theo đuổi lợi ích riêng và có những thủ đoạn khác nhau, song đều có mục tiêu chung là tiêu diệt chính quyền nhân dân, xóa bỏ thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam.

+ Vừa đối phó với “giặc ngồi”, chính quyền nhân dân còn phải chống lại các tổ chức phản động ở trong nước như “Việt Nam Quốc dân Đảng” (Việt Quốc), “Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội” (Việt Cách), Đại Việt. Các tổ chức này dựa vào thế lực bên ngồi để chống lại cách mạng nhằm xóa bỏ chính quyền cách mạng.

Các đảng phái này địi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức; lập chính quyền phản động ở Vĩnh n, n Bái, Móng Cái; dụ dỗ, lơi kéo, mua chuộc nhân dân đi theo.

- Bên cạnh những thách thức về chính trị, qn sự, những khó khăn về kinh tế, xã hội cũng là thách thức nặng nề đối với Đảng ta và chính quyền cách mạng.

+ Nạn đói ở miền Bắc do Pháp-Nhật gây ra chưa được khắc phục, 50% ruộng đất bị bỏ hoang, 6 tỉnh Bắc Bộ bị lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng.

+ Cơng nghiệp đình đốn, nhiều nhà máy chưa được hồi phục sản xuất. + Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ.

+ Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ cịn 1,2 triệu đồng, trong đó q nửa là tiền rách, thuế chưa thu được.

+ Ngân hàng Đơng Dương cịn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng tung tiền quốc tế, quan kim ra thị trường gây ra nhiều rối loạn.

+ 95% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội mà chế độ cũ để lại còn rất nặng. - Bên cạnh những khó khăn, thách thức cực kỳ to lớn mà nhân dân ta phải đối phó, chúng ta cũng có những thuận lợi hết sức cơ bản:

+ Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, các phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ và hịa bình trên thế giới sau chiến tranh có tác động cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân dân ta bảo vệ nên độc lập mới giành được và kiềm chế các thế lực đế quốc.

+ Liên Xơ có uy tín quốc tế cao, có vai trị tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế, khơi phục đất nước nhanh chóng, đồng thời giúp đỡ một số nước Đông Âu xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm đầu cách mạng thành công, chúng ta bị cách biệt với thế giới bên ngoài cho nên chưa nhận được sự viện trợ trực tiếp từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Thế mạnh và thuận lợi lớn nhất là nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước. Toàn dân tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết xung quanh Đảng, quyết tâm xây dựng, bảo vệ chính quyền và chế độ mới, cuộc sống mới, quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập, thốn g nhất của Tổ quốc. Nhân dân ta có tình thần sáng tạo, dùng nhiều hình thức đấu tranh, nhiều giải pháp để giữ vững độc lập, tự do.

+ Chính quyền nhân dân cách mạng đã có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở do Đảng lãnh đạ và được toàn dân ủng hộ.

+ Lực lượng vũ trang toàn dân bao gồm quân đội, dân quân, tự vệ và công an, mặc dù cịn nhiều thiếu thốn, khó khăn, nhưng họ đều xuất phát từ nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng và Hồ Chủ tịch chăm lo xây dựng và lãnh đạo trực tiếp, có tinh thần yêu nước và tinh thần chiến đấu.

+ Đảng ta từ hoạt động bí mật đã trở thành Đảng cầm quyền, có uy tín cao, có lãnh tụ sáng suốt, được tồn dân tin tưởng, có hệ thống tổ chức trong tồn quốc, có đường lối, phương pháp đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Với những khó khăn và thuận lợi như vậy, ta có thể thấy nước ta lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chính quyền nhân dân có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập mới giành được có thể bị mất nhưng nhưng tồn đảng, tồn dân, toàn quân sẵn sàng đương đầu và trụ vững trong mọi khó khăn.

b. Chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc của Đảng:

- Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chủ tịch đã nêu ra sáu việc cấp bách:

+ Phát động chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói. + Mở phong trào chống nạn mù chữ.

+ Sớm tổ chức tổng tuyển cử.

+ Mở phong trào giáo dục cần kiệm, liêm chính. + Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò.

+ Tun bố tự do tín ngưỡng, lương giáo đồn kết.

- Khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn và Nam Bộ, Đảng ta đã phát động phong trào cả nướcủng hộ đồng bào miền Nam kháng chiến.

- Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.

+ Chỉ thị nhận định những thay đổi căn bản của tình hình thế giới và trong nước sau Thế chiến thứ hai.

+ Nêu rõ những thuận lợi cơ bản và những thử thách lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà nhân dân ta đang tiến hành.

+ Đánh giá các kẻ thủ, chỉ rõ kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược.

+ Nêu rõ nhiệm vụ trước mắt chủ yếu là củng cố chính quyền, chống Ph áp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Đề ra cơng tác trên các mặt chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, xây dựng Đảng, mở rộng Mặt trận Việt Minh và Mặt trận thống nhất Việt-Lào-Miên chống Pháp xâm lược.

c. Xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa và tổ chức kháng chiến ở miền Nam

* Xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa

- Để sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc giành được thắng lợi, nhiệm vụ trung tâm là củng cố chính quyền nhân dân.

+ Trong hồn cành vơ cùng phức tạp, cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã diễn ra thành công, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộn g hòa. Tổng tuyển cử thắng lợi là một đòn mạnh đánh vào âm mưu chia rẻ, lật đổ, xâm lược của đế quốc và tay sai, xác định quyền làm chủ của nhân dân.

+ Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I họp kỳ đầu tiên, trao quyền cho Chủ tịch Hồ Chí Minh lập Chính phủ chính thức, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Đảng phát động phong trào tăng gia sản xuất, chống đói, chống nạn mù chữ. + Chính phủ ta cho mở lại các nhà máy do Nhật bỏ lại, tiến hành khai thác mỏ. + Cho tư nhân được góp vốn kinh doanh ở các xí nghiệp, khuyến khích giới cơng thương lập hợp tác xã và hội cổ phần, tham gia kiến thiết nước nhà.

+ Ban hành chế độ ngày làm 8 giờ.

+ Tổ chức khuyến nông, sửa chữa đê điều, tiến hành tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công cho cả nam và nữ, giảm tô 25%, bãi bỏ thuế thân và các loại thuế vô lý khác.

+ Về tài chính, Chính phủ lập ngân hàng quốc gia, phát hành giấy bạc, tổ chức tuần lễ vàng, lập ngân quỹ quốc gia, giáo dục, y tế, xây dựng đời sống mới. Đã có 2,5 triệu người biết chữ sau Cách mạng.

- Đảng ta rất coi trọng, quan tâm lãnh đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang. + Chính phủ ra sắc lệnh giải tán hai đảng phản động Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng nhằm trấn áp bọn phản cách mạng.

+ Ra sắc lệnh an trí những người nguy hiểm chống chế độ mới, sắc lệnh lập toàn án quân sự trừng trị bọn phản động.

- Đảng chỉ đạo tích cực phát triển các đồn thể cứu quốc và thống nhất những tổ chức ấy trong toàn quốc, sửa lại điều lệ các đồn thể cứu quốc cho thích hợp với hồn cảnh mới, tổ chức thêm những đồn thể cứu quốc mới. Đơng đảo các trí thức, quan lại trong chế độ cũ, các công, thương gia cũng hăng hái tham gia sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh việc giữ gìn bộ máy nhà nước trong sạch trong những ngày đầu Cách mạng thành cơng. Người chỉ rõ: “các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng, đều là cơng bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”, Người cịn nhấn mạnh: nếu nước độc lập mà dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.

d. Tổ chức kháng chiến ở miền Nam:

- Khi TD Pháp đánh chiếm Nam Bộ, Trung ương Đảng đã cử đồng chí Hồng Quốc Việt vào Nam để cùng Đảng bộ Nam Bộ chỉ đạo kháng chiến. Đảng bộ Nam Bộ đã có những quyết định quan trọng lãnh đạo nhân dân kháng chiến, nắm chắc lực lượng vũ trang, thành lập Ủy ban kháng chiến, tăng cường công tác trừ gian, xây dựng lại cơ sở trong các đô thị bị tạm chiếm, phát triển chiến tranh nhân dân, khơi phục chính quyền cách mạng những nơi bị tan rã.

- Đảng ta phát động phong trào cả nước ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ. Trong một thời gian ngắn, hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đã có những chi đội (ngang với trung đoàn) Nam tiến, lên đường vào Nam giết giặc.

e. Thực hiện sách lược hịa hỗn, tranh thủ thời gian chuẩn bị toàn quốc kháng chiến

* Thực hiện sách lược hịa hỗn, nhân nhượng với qn Tưởng

- Đứng trước tình thế dân tộc ta phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, trong khi sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế của chúng ta còn hạn chế, Đảng và Hồ Chủ tịch đã xác định: quân Tưởng ra sức thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng song kẻ thù chính của nhân dân ta là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.

Cho nên muốn tập trung lực lượng chống Pháp, cần phải nhân nhượng, hịa hỗn với quân Tưởng để có thời gian xây dựng lực lượng về mọi mặt và chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến tồn quốc có thể xảy ra.

- Ngày 11/11/1945, Đảng ta đã tuyên bố tự giải tán nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật để làm mất mục tiêu quất rối của kẻ thù. Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và Mặt trận Việt Minh.

- Đảng đánh giá quân Tưởng tuy đơng nhưng có mâu thuẫn nội bộ và có nhiều khó khăn khác. Quân Tưởng tuy khơng thể khơng hợp tác với chính quyền ta nhưng chúng vẫn tìm mọi cách gây rối, khiêu khích, địi đưa tay chân là các đảng phái phản động vào chính quyền của ta.

Trong quan hệ với quân Tưởng, Đảng nắm vững chủ trương “thêm bạn bớt thù” trên cơ sở phát huy thực lực của ta.

- Chính quyền ta hợp tác tích cực với quân Tưởng trong việc giải giáp quân đội Nhật và tự kiềm chế trước những hành động khiêu khích của quân Tưởng, tránh để xảy ra xung đột về quân sự. Chính quyền và nhân dân ta tuy cịn gặp mn vàn khó khăn nhưng đã cung cấp cho lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng.

- Về chính trị, Đảng và Chính phủ ta đã có nhiều hành động đáp ứng những yêu cầu của quân Tưởng:

+ Chủ động mở rộng thành phần Chính phủ lâm thời thành Chính phủ liên hiệp lâm thời gồm 18 thành viên, trong đó có đại biểu của hai đảng Việt Quốc, Việt Cách.

+ Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, đã chính thức thơng qua Chính phủ liên hiệp và chấp nhận 70 ghế trong Quốc hội của Việt Quốc, Việt Cách không qua bầu cử, nâng tổng số đại biểu Quốc hội lên 403 người.

- Như vậy, Đảng và Hồ Chủ tịch đã có sự mềm dẻo về sách lược nhưng giữ vững nguyên tắc:

+ Nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập, thống nhất đất nước, không để kẻ thù nắm q uần chúng.

+ Trừng trị nghiêm khắc những tên đầu sỏ phản cách mạng.

Sách lược trên đã làm thất bại âm mưu của quân Tưởng muốn tiêu diệt chính quyền nhân dân, bảo đảm cho nhân dân ta tập trung sức kháng chiến chống xâm lược của Pháp ở miền Nam. Chính quyền nhân dân khơng những được giữ vững mà còn được củng cố về mọi mặt.

* Tạm hịa hỗn với thực dân Pháp, chuẩn bị kháng chiến tồn quốc

- Đầu năm 1946, Chính phủ mới ở Pháp đứng trước tình hình kiệt quệ về kinh tế, khơng ổn định về chính trị. Ở Việt Nam, quân Pháp vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta ở miền Nam.

Vì vậy, Chính phủ Pháp mưu tính kế hoạch mua bán quyền lợi với Anh, Mỹ và Tưởng để được thay chân quân Anh ở miền Nam và đưa quân ra miền Bắc Việt Nam để thay quân Tưởng.

- Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa-Pháp (còn gọi là Hiệp ước Trùng Khánh) được ký kết.

+ Pháp nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng ở Trung Quốc để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam.

+ Tưởng nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

- Trước tình hình có sự thay đổi đó, ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảngra Chỉ thị Tình hình và chủ trương.

Trung ương Đảng đề ra chủ trương mới: nhân nhượng, hịa hỗn với Pháp để cho Pháp đưa quân vào miền Bắc nhằm đẩy nhanh quân Tưởng về nước, bớt đi một kẻ thù nguy hiểm, tận dụng khả năng hịa bình để xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Chỉ thị nêu rõ: “Vấn đề lúc này, không phải là muốn hay khơng muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng”.4

Chỉ thị nhấn mạnh lập trường của Đảng ta: Nếu Pháp chỉ thừa nhận quyền tự trị của Việt Nam thì nhất định đánh, nếu Pháp cơng nhận quyền tự chủ thì có thể hịa.

- Theo chủ trương mới của Đảng, ngày 6/3/1946, Chính phủ ta ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ, quy định:

+ Chính phủ Pháp cơng nhân Việt Nam là một quốc gia tự do có nghị viện, chính phủ, quân đội và tài chính riêng nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.

+ Việt Nam đồng ý cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, sau 5 năm phải rút quân về nước.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)