Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 29 - 33)

3. Phương pháp nghiên cứu, học tập

1.1.2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng

a. Q trình tìm tịi con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc

- Nguyễn Ái Quốc, lúc nhỏ tên là Nguyễn Tất Thành, lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào, Người sớm có chí đánh đuổi Pháp, giải phóng dân tộc.

- 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Trải qua một lộ trình lâu dài, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua những bước ngoặt lớn:

+ Một là, nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Tuy rất khâm phục lòng yêu nước của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám… nhưng Người không đồng ý đi theo những con đường cứu nước đó, và đã vượt qua tầm nhìn hạn chế của họ để đi theo một con đường cứu nước khác.

+ Hai là, tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng khơng giải phóng được cơng nơng và nhân dân lao động. Quá trình nghiên cứu xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776), Cách mạng tư sản Pháp (1789) đã giúp Người học hỏi được nhiều điều. Tuy nhiên, Người vẫn đánh giá đât là “những cuộc cách mạng không đến nơi”.

Nguyễn Ái Quốc nhận ra ở đâu cũng có hai loại người: người giàu và người nghèo, người áp bức và người bị áp bức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

(19141918), qua đó Người ngày càng hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc thực dân xâm lược.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Tháng 6/1919, Người đại diện cho nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị các nước thắng trận trong Thế chiến thứ nhất tổ chức tại Versaille (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm 8 điểm. Bản yêu sách này tố cáo chính sách của TD Pháp và địi chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của người dân VN nhưng cuối cùng đã không được Hội nghị đáp ứng.

+ Ba là, đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới, thời đại thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vơ sản.

Thắng lợi đó đặt ra sự lựa chọn mới đối với những nhà cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc đi lên CNTB hay độc lập dân tộc đi lên CNXH? Và Nguyễn Ái Quốc đã trả lời câu hỏi đó bằng những hành động thực tế của mình.

Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ra đời tại Moscow, có ảnh hưởng lớn tới phong trào cách mạng thế giới. Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours, đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai xu hướng: tiếp tục theo Quốc tế II (con đường cải lương) hay đi theo Quốc tế III (con đường cách mạng) ?

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin. Luận cương của Lenin đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở và đã có ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu nước của Người: Người đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, tán thành Quốc tế III, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra một chân lý của thời đại: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.

Và Người đã vận dụng một cách sáng tạo, độc lập, tự chủ học thuyết Marx -Lenin vào tình hình Việt Nam, vạch ra đường lối đúng đắn cứu nước cho dân tộc ta.

b. Truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin và chuẩn bị thành lập Đảng

* Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, liên kết cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với các mạng vô sản ở các nước đế quốc.

- Trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào công cuộc truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào trong nước. Đó cũng là q trình Người từng bước vạch đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

- Tháng 7/1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộcđịa của Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. Hội đã ra tờ báo Người cùng khổ (Le Paria). Báo Người cùng khổ đã tạo “một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức”, “đã làm cho nước Pháp chân chính biết rõ những việc xảy ra trong các thuộc địa”, “đã thức tỉnh đồng bào chúng ta”, “khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp, tự do, bình đẳng, bác ái”.

- Ngồi việc viết bài cho báo Người cùng khổ, Người còn viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân.

- Người đã dự Đại hội lần thứ nhất và lần thứ hai của Đảng Cộng sản Pháp. Trong cácđại hội đó, Người đã chỉ ra sai lầm của Đảng Cộng sản Pháp khi không quan tâm về vấn đề thuộc địa.

- Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu viết tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp.

+ Tác phẩm đã vạch trần bản chất chủ nghĩa đế quốc và kêu gọi “Dân bản xứ không cam chịu nhục được mãi, phải vùng lên”.

+ Người nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc qua hình ảnh chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi. Muốn giết con vật ấy “người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vịi cịn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.

+ Tác phẩm này có giá trị lớn về mặt lý luận, thực tiễn, đồng thời có giá trị về văn học.

- Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc phê phán vua Khải Định khi ông ta sang Phá p dự hội chợ thuộc địa bằng những tác phẩm văn học như truyện ngắn Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, vở kịch Con rồng tre…

- Giữa năm 1923, Người đến Petrograd (Saint Peterburg – Liên Xơ) để có điều kiện học tập, nghiên cứu sâu sắc hơn chủ nghĩa Marx-Lenin.

+ Tháng 10/1923, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân, Người được vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân và được cử làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch.

+ Năm 1924, Người dự các Đại hội của Thanh niên, Phụ nữ Quốc tế, Công hội đỏ và Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. Người tiếp tục phê bình thiếu sót của nhiều đảng cộng sản ở Tây Âu về vấn đề thuộc địa và thẳng thắn nêu thiếu sót đó của cả Quốc tế Cộng sản.

- Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) làm nhiệm vụ đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản và trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Người cùng với một số nhà cách mạng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, do ông Liêu Trọng Khải (Trung Quốc) làm Hội trưởng và Người làm Bí thư.

* Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

- Tháng 6/1925, từ nhóm cách mạng đầu tiên (nhóm Tâm Tâm Xã), Nguyễn Ái Quốc thành lập nhóm Cộng sản đồn rồi trên cơ sở đó cho ra đời HVNCMTN, nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam có xu hướng cộng sản chủ nghĩa, chuẩn bị thành lập Đảng.

- Người mở những lớp huấn luyện cán bộ dó chính Người trực tiếp đứng lớp và ra tờ báo Thanh niên (ngày 21/6/1925).

- Phần lớn những thanh niên đã được huấn luyện trở về nước hoạt động và số cịn lại sang Liên Xơ tiếp tục học tập tại trường Đại học Cộng sản Phương Đông (Moscow).

- Hội đã truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin và đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốcvào công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động.

- Năm 1928, Hội đề ra chủ trương “vơ sản hóa”, đưa hội viên vào cá c nhà máy, hầm mỏ, đồn điền. Chủ trương này có tác dụng rèn luyện những người trí thức tiểu tư sản về lập trường giai cấp công nhân và bước đầu kết hợp chủ nghĩa Marx-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Hội kết nạp ngày càng nhiều hội viên, từ 300 người (1928) lên 1700 người (1929). Từ năm 1926 đến 1929, Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước, trở thành lực lượng chính trị yêu nước lớn mạnh nhất đất nước, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho việc thành lập Đảng Cộng sản.

* Phác thảo đường lối cứu nước

- Đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc được phác thảo từ năm 1921 và thể hiện tập trung trong tập bài giảng ở lớp chính trị tại Quảng Châu (nơi người mở lớp huấn luyện những hội viên của HVNCMTN), năm 1927 được in thành sách lấy tên là Đường Cách mệnh.

- Nội dung cơ bản của tác phẩm như sau:

+ Một là: Chỉ có cách mạng vơ sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số dân chúng.

Nguyễn Ái Quốc đã so sánh các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng trong lịch sử như Anh, Pháp, Hoa Kỳ… với cuộc cách mạng vô sản Tháng Mười Nga năm 1917 và đã chỉ ra rằng: các cuộc cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng không đến nơi, trong nước thì tước đoạt quyền tự do, dân chủ của cơng nơng, bên ngồi thì áp bức thuộc địa.

Và Người khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”.1

Nguyễn Ái Quốc cịn nhấn mạnh: “làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.2

Đây là điểm xuất phát và là điểm khác nhau cơ bản giữa con đườn g cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các con đường cứu nước trước kia.

+ Hai là: Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa xã hội, muốn xóa bỏ chế độ người bóc lột người, muốn có tự do, hạnh phúc, bình đẳng thực sự thì phải qua hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai cuộc cách mạng này co mối quan hệ mật thiết với nhau.

+ Ba là: Về lực lượng cách mạng, công nông là gốc của cách mệnh, học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông. Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người.

+ Bốn là: Về phương pháp cách mạng.

Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về phương pháp cách mạng là sử dụng cách mạng bạo lực

+ Năm là: Đoàn kết quốc tế.

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Phải ra sức liên lạc với tất cả các đảng cách mạng trên thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa. Việt Nam muốn làm cách mạng thành cơng thì phải dựa chặt chẽ vào Quốc tế Cộng sản.

Trong quan hệ giữa cách mạng nước ta với cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc lưu ý hai điều: Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp mình t rước đã. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động giành thắng lợi, khơng ỷ lại, chờ đợi thắng lợi của cuộc cách mạng vơ sản. Đó là bài học đồn kết quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của cách mạng nước ta từ khi Đảng lãnh đạo.

+ Sáu là: Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng.

Cách mạng muốn thành công trước hết phải có chính đảng cách mạng lãnh đạo. Đảng cách mạng đó phải lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng. Đảng ko có chủ nghĩa như người khơng có trí khơn.

- Nguyễn Ái Quốc khơng những nắm vững chủ nghĩa Marx-Lenin mà Người còn biết vận dụng chủ nghĩa đó một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm cách mạng nước ta.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)