41 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr 43-
2.1.3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ đến thắng lợi 1951-
đến thắng lợi 1951-1954
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951)
* Tháng 2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập. Đại hội II được tổ chức trong những điều kiện tình hình có nhiều thay đổi ở trong nước lẫn trên thế giới.
- Thế giới:
+ Liên Xô phát triển lớn mạnh kể từ sau Thế chiến thứ II, cùng với đó, các nước dân chủ nhân dân ở Châu Á, Chấu Âu bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời đã làm thay đổi lực lượng so sánh trên trường quốc tế, có lợi cho hịa bình và cách mạng thế giới.
Các nước xã hội chủ nghĩa đã nối liền một dải từ Đông Đức đến Việt Nam. + Các nước đế quốc chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng mới. Mỹ tăng cường giúp đỡ Pháp và can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, đàn áp phong trào dân chủ và giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Trong nước:
+ Sau Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước Dân chủ nhân dân Việt Nam thực hiện quyền làm chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo.
+ Quân dân ta giành được nhiều thắng lợi trong kháng chiến.
+ Uy tín của Đảng và Chính phủ được nâng cao trên trường quốc tế.
Điều kiện lịch sử mới đặt ra cho Đảng ta các yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, có những chính sách đưa cuộc kháng chiến thắng lợi, đặc biệt là yêu cầu Đảng phải ra công khai lãnh đạo cách mạng với tư cách là một đảng cầm quyền.
* Nội dung Đại hội II:
- Đại hội II được tổ chức tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Về dự có 158 đại biểu chính thức thay mặt cho 766349 đảng viên.
- Đại hội đã nghe và thảo luận Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luận cương cách mạng Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trình bày, Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng, các báo cáo bổ sung về Mặt trận dân tộc thống nhất, chính
quyền, quân đội, kinh tế tài chính và văn nghệ nhân dân; thơng qua Chính cương và Điều lệ Đảng.
- Về Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Báo cáo đã tổng kết phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX, nêu lên triển vọng tốt đẹp trong nửa sau thế kỷ.
+ Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm trong 21 năm kể từ khi Đảng ra đời.
+ Người khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là: tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược và đánh bại can thiệp Mỹ, giành độc lập và thống nhất hồn tồn, bảo vệ hịa bình thế giới.
+ Những chính sách và biện pháp tích cực để thực hiện nhiệm vụ đó là: tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố các đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh thi đua ái quốc, thi hành chính sách kinh tế thời chiến, thi hành chính sách ruộng đất, thành lập Mặt trận đồn kết Việt Nam, Lào, Campuchia, tăng cường đoàn kết quốc tế.
+ Do nhu cầu kháng chiến, cho nên Đại hội quyết định ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một đảng cách mạng riêng. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đó “phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để”.
- Về Luận cương cách mạng Việt Nam do Trường Chinh trình bày:
+ Đây là văn kiện quan trọng bổ sung và phát triển các cương lĩnh trước đó của Đảng trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn của hơn hai mươi năm vận động cách mạng.
+ Luận cương nêu rõ mục tiêu “Hồn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội”.
+ Cách mạng Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết, đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai; mâu thuẫn giữa nơng dân với địa chủ phong kiến. Trong đó, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai là mâu thuẫn chủ yếu.
+ Kẻ thù cụ thể trước mắt của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc xâm lược và bọn bù nhìn Việt gian phản quốc đại biểu cho quyền lợi của đại địa chủ phản động và tư sản mại bản.
+ Cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ cơ bản là phản đế và phản phong (chống đế quốc và phong kiến). Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít và khơng tách rời nhau. Nhiệm vụ phản phong nhất định phải làm đồng thời nhưng có kế hoạch từng bước, khơng nhất loạt ngang nhau với nhiệm vụ phản đế nhằm tập trung lực lượng hồn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
+ Lực lượng cách mạng bao gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước và tiến bộ hợp thành. Nền tảng của lực lượng cách mạng là công, nông và lao động trí óc. Giai cấp cơng nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
+ Cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mang tính chất dân tộc và dân chủ rõ rệt. Con đường tất yếu đi lên của cách mạng Việt Nam là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một quá trình phức tạp, lâu dài khi từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Điều lệ của Đảng nhấn mạnh: chủ nghĩa Marx-Lenin là nền tảng tư tưởng của Đảng,tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt cơ bản của Đảng; phê bình, tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng; phục vụ nhân dân là mục tiêu của Đảng.
- Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 29 đồng chí, bầu ra Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên chính thức và Ban Bí thư. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư.
Đại hội II đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự trưởng thành của Đảng về mọi mặt và đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta.
b. Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi
* Củng cố hậu phương, đẩy mạnh tiến công địch, giữ vững quyền chủ động chiến lược
- Tháng 12/1950, sau khi thất bại ở mặt trận biên giới Việt -Trung, thực dân Pháp cử Đại tướng Delattre de Tassigny – danh tướng số một của nước Pháp, sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy kiêm Cao ủy hịng xoay chuyển tình thế. Kế hoạch mang tên viên Đại tướng ra đời gồm bốn điểm chính:
+ Gấp rút tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh và phát triển quân ngụy.
+ Xây dựng tuyến phòng thủ boongke (đồn xi măng cốt sắt) cắt Bắc Bộ từ Hồng Quảng đến Ninh Bình bằng con đường số 18 bao quanh đồng bằng Bắc Bộ và trung du bằng một “vành đai trắng” nhằm ngăn chặn quân ta tiến công vào vùng địch, ngăn chặn nhân lực, vật lực ta đưa ra vùng tự do.
+ Tập trung lực lượng bình định vùng địch kiểm soát, chủ yếu là vùng đồng bằng Bắc Bộ, củng cố ngụy quyền và bắt lính.
+ Mở những cuộc tiến công ra vùng tự do của ta nhằm giành lại thế chủ động, lấy lại tinh thần binh sĩ, có cớ xin thêm viện trợ Mỹ.
Tình hình đó đã làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp những khó khăn mới, địi hỏi Đảng phải có phương hướng và biện pháp khắc phục.
- Từ tháng 3/1951 đến tháng 1/1953, bốn Hội nghị Trung ương Đảng lần lượt được tổ chức và đã đề ra nhiều chủ trương, nhiệm vụ quan trọng trên tất cả các mặt như: phương châm tác chiến trên chiến trường (tiêu diệt sinh lực địch), phá kế hoạch “ lấy
chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt”, công tác địch vận, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, củng cố hậu phương, công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang, thực hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến, thông qua cương lĩnh ruộng đất. Thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong hai năm 1951-1952, quân dân ta đã ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, phục hồi và phát triển cuộc đấu tranh trong vùng sau lưng địch, củng cố hậu phương, mở một số cuộc tiến công quân sự.
- Xây dựng lực lượng vũ trang: chú ý trọng tâm chất lượng, xây dựng về chính trị và khối bộ đội chủ lực. Đến cuối năm 1952, đã có 6 đại đồn bộ binh chủ lực, 1 đại đoàn cơng binh và pháo binh, mỗi Liên khu có 2 trung đồn chủ lực, Nam Bộ có 4 trung đồn chủ lực.
- Phong trào đấu tranh ở vùng sau lưng địch hồi phục và phát triển. Công nhân, nơng dân, dân qn, du kích, bộ đội địa phương đấu tranh sơi nổi với các hình thức từ đấu tranh kinh tế và chính trị địi những quyền dân sinh dân chủ hằng ngày đ ến đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế, vừa tiến cơng địch vừa chống địch càn quét.
- Cuối năm 1951 đến cuối tháng 2/1952, bộ đội ta đánh bại chiến dịch Hịa Bình của Pháp, buộc qn Pháp phải rút chạy khỏi Hịa Bình.
Phá tan kế hoạch bình định đồng bằng Bắc Bộ của Pháp, ý định giành lại thế chủ động ở chiến trường Bắc Bộ bị thất bại. Chiến thắng Hịa Bình đánh dấu bước trưởng thành lớn của quân ta về phối hợp giữa chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích.
- Về củng cố hậu phương của kháng chiến: năm 1952, Đảng phát động cuộc vận độngtăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm giảm bớt tình hình căng thẳng về kinh tế, tài chính. Trước đó, năm 1951, Chính phủ ta ban hành sắc lệnh về thuế nông nghiệp. Tháng 6/1951, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thàng lập và sau đó mậu dịch quốc doanh ra đời. Cơng tác văn hóa kháng chiến, giáo dục, xóa nạn mù chữ, bảo vệ sức khỏe cũng đạt được nhiều kết quả.
- Về xây dựng Đảng: các cuộc vận động chỉnh Đảng giúp cán bộ qu án triệt thêm đường lối cách mạng và quan điểm kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh, khắc phục một bước những lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng đảng viên, cán bộ.
- Từ cuối năm 1952 đến nửa đầu năm 1953, quân dân ta đã giành thắng lợi ở hai chiếndịch Tây Bắc và Thượng Lào, giải phóng đại bộ phận Tây Bắc Việt Nam, toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa Lỳ. Căn cứ Thượng Lào nối liền với vùng căn cứ Tây Bắc tạo thành thế uy hiếp mạnh đối với quân Pháp.
Thắng lợi trên cả ba nhiệm vụ chiến lược (tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta và phá tan kế hoạch bình định của Pháp) trong năm 1953 đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.
* Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Geneva.
- Qua tám năm kháng chiến, so sánh lực lượng giữa ta và Pháp có sự thay đổi lớn: + Ở Bắc Bộ, vùng tự do bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi rộng lớn ở Việt Bắc, Tây Bắc, Hịa Bình. Vùng địch tạm chiếm bị thu hẹp.
+ Ở Trung Bộ, hai vùng tự do Liên khu IV và Liên khu V được củng cố.
+ Ở Nam Bộ, các căn cứ địa kháng chiến, căn cứ du kích đứng vững, cơ sở kháng chiến được xây dựng ở nông thôn thành thị.
+ Lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân lớn mạnh cả số lượng lẫn chất lượng. Lực lượng cơ động chiến lược của ta hơn hẳn của địch.
- Trước những khó khăn của Pháp, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương và chờ cơ hội hất cẳng Pháp. Về phía Pháp, tháng 5/1953, Tướng Navarre được phái sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, đồng thời đề ra kế hoạch Navarre nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ Pháp là tìm con đường thốt bằng chính trị, tạo ra những điều kiện quân sự làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có danh dự.
- Kế hoạch Navarre có nhiệm vụ tăng gấp ba lần số đơn vị cơ động chiến lược thành 27 binh đoàn và chia làm hai bước tác chiến:
+ Bước thứ nhất: trong Thu-Đông 1953 và Xuân 1954, tổ chức phòng ngự chiến lược ở Bắc vĩ tuyến 18 và xây dựng lực lượng; đồng thời ở Nam vĩ tuyến 18, tổ chức tiến cơng nhằm bình định miền Nam và miền Trung, xóa bỏ vùng tự do Liên khu IV.
+ Bước thứ hai: dự kiến tới mùa Thu 1954, sau khi có ưu thế về lực lượng cơ động, sẽ chuyển toàn bộ lực lượng ra phía Bắc, mở cuộc tiến cơng qn sự gây sức ép buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện của chúng.
- Theo kế hoạch đã được vạch ra, quân Pháp nhảy dù, bất ngờ tập kích thị xã Lạng Sơn vào tháng 7/1953, đồng thời tổ chức càn quét ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình -Trị-Thiên và Nam Bộ. Tháng 8/1953, Pháp tổ chức tập trung quân ở Bắc Bộ với hơn 90% lực lượng cơ động.
- Cuối tháng 9/1953, để đối phó với kế hoạch Navarre, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn về nhiệm vụ quân sự Đông-Xuân 1953-1954 tại Định Hóa, Thái Ngun.
Bộ Chính trị chủ trương đưa bộ đội chủ lực lên Tây Bắc để buộc Pháp phải phân tán lực lượng và ta có thể tiêu diệt sinh lực đối phương, phối hợp với các chiến trường, chuẩn bị điều kiện tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ.
- Kế hoạch chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 gồm ba địn tiến cơng chiến lược: đánh vào Lai Châu, giải phóng Tây Bắc; phối hợp với qn giải phóng Lào, tiến cơng Trung Lào và Hạ Lào; tiến công giành lấy Tây Nguyên, phá tan âm mưu bình định của Pháp ở miền Nam.
Phương châm tác chiến của ta: đánh ăn chắc, đánh tiêu diệt, đánh nơi địch sơ hở và tương đối yếu, buộc địch phải phân tán lực lượng; tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt.
- Tháng 11/1953, quân ta tiến lên Lai Châu và sang Trung Lào. Navarre vội vã cho quân nhảy dù xuống chiếm Điện Biên Phủ và xây dựng phịng tuyến sơng Nậm Hu nối liền Thượng Lào với Điện Biên Phủ.
Đầu tháng 12/1953, Pháp tăng thêm quân ở Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm kiên cố, sẵn sàng “nghiền nát” quân chủ lực của ta. Như vậy, ngay từ đầu kế hoạch Navarre đã bị đảo lộn.
- Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. - Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 mở đầu bằng cuộc tiến công của quân ta vào Lai Châu (10/12/1953).
Sau 10 ngày đêm chiến đấu, quân ta giải phóng Lai Châu trừ Điện Biên Phủ. Navarre vội vã điều thêm quân cơ động lên Điện Biên Phủ, đưa lực lượng ở đây lên 12 tiểu đoàn.
- Hạ tuần tháng 12/1953, quân ta phối hợp qn giải phóng Lào tiến cơng giải phòng hầu hết vùng Trung Lào, sau đó tiếp tục tiến xuống Hạ Lào. Pháp vội vã điều quân lên Trung Lào, xây dựng một tập đoàn cứ điểm ở Seno (Savanakhet).
- Cuối tháng 1/1954, qn ta tiến cơng Tây Ngun, giải phóng thị xã Kon Tum và Bắc Tây Nguyên, tập kích Pleiku. Pháp điều lực lượng lên Tây Nguyên tổ chức thành hai tập đoàn cứ điểm An Khê và Pleiku.
- Cũng trong thời gian này, Navarre cho điều quân lên Thượng Lào, chốt giữ ở MườngSài và Luong Phrabang, nơi đang bị quân ta tấn công mạnh.
- Trong khi đó, ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình-Trị-Thiên, Liên khu V và Nam Bộ, quân dân ta hoạt động mạnh, giam chân, tiêu diệt sinh lực địch, buộc địch phải phân tán lực