Phong trào cách mạng 1930-1935 và khôi phục phong trào 1932-

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 37 - 42)

31 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 1998, t.1, tr

1.2.1. Phong trào cách mạng 1930-1935 và khôi phục phong trào 1932-

a. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930

- Tháng 4/1930, sau thời gian học tập ở Liên Xơ, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước, bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương. Đến tháng 10/1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất họp tại Hương Cảng do Trần Phú chủ trì

+ Hội nghị đã thơng qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, dự thảo Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo, Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng.

+ Thực hiện chỉ thị của Quốc tế III, Hội nghị đã đổi tên Đảng Cộng sản Việt Na m thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

+ Hội nghị cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư.

* Nội dung của Luận cương chính trị tháng 10/1930: Luận cương đã nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Luận cương phân tích: tính chất xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến,thực dân Pháp kết hợp hai lối bóc lột tư bản chủ nghĩa và bóc lột phong kiến để thu được lợi nhuận cao nhất.

- Mâu thuẫn giai cấp: diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.

- Tính chất cách mạng Đơng Dương: lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp. Hai vấn đề đó có mối quan hệ mật thiết, trong đó ruộng đất là cốt lõi của cách mạng tư sản dân quyền.

- Về sắp xếp lực lượng cách mạng: giai cấp vơ sản là động lực chính đồng thời là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Nông dân là động lực mạnh của cách mạng. Tư bản thương mại đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng. Tư bản công nghệ khi phong trào quần chúng nổi lên thì sẽ theo đế quốc. Thương gia khơng tán thành cách mạng. Trí thức tiểu tư sản, học sinh trong thời kỳ chống đế quốc hăng hái tham gia, nhưng chỉ lúc đầu. Các phần tử lao khổ ở thành phố do đời sống cực khổ cho nên đều tham gia cách mạng.

- Về phương pháp cách mạng: lúc thường thì phải tùy theo tình hình mà đặt khẩu hiệu“phần ít” (tối thiểu) để bênh vực quyền lợi cho quần chúng. Đến lúc sức lực cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, giai cấp đứng giữa muốn ngả về phía cách mạng thì Đảng phải lãnh đạo quần chúng để giành chính quyền.

- Về quan hệ quốc tế: cách mạng Đơng Dương và cách mạng thế giới có liên hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp vô sản Đông Dương phải có mối quan hệ chặt chẽ với giai cấp vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp.

- Về chính đảng lãnh đạo cách mạng: Điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng Đơng Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản với một đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng và trải qua đấu tranh mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Marx -Lenin làm nền tảng tư tưởng.

* Như vậy, Luận cương chính trị tháng/1930 khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 đã nêu:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

+ Hai giai đoạn cách mạng từ tư sản dân quyền chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện độc lập dân tộc và ruộng đất cho nơng dân sau đó chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến có mối quan hệ mật thiết với nhau.

+ Lực lượng chính của cách mạng là cơng nhân và nơng dân, trong đó cơng nhân là lực lưỡng lãnh đạo.

+ Phương pháp cách mạng khi chưa có và khi có tình thế cách mạng.

+ Cách mạng Việt Nam liên hệ mật thiết với giai cấp vô sản các nước và các dân tộc thuộc địa.

* Bên cạnh đó, giữa Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị có mặt khác nhau: + Luận cương khơng nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp Không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu.

+ Luận cương đánh giá khơng đúng vai trị cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và mặt yêu nước của tư sản dân tộc cùng với một bộ phận địa chủ nhỏ.

* Nguyên nhân của sự khác nhau đó là:

- Luận cương chưa tìm ra và nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiếnViệt Nam.

- Hạn chế về nhận thức ấu trĩ, tả khuynh, giáo điều.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 10/1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập, tự chủ của Nguyễn Ái Quốc.

b. Phong trào cách mạng những năm 1930-1935

* Cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xôviết Nghệ-Tĩnh

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước này, đẩy lùi sản xuất về mức cuối thế kỷ XIX.

Giai cấp tư sản ở các nước đế quốc trút gáng nặng khủng hoảng lên vai nh ân dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa.

Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản, giữa nông dân với địa chủ, giữa các nước thuộc địa, nửa thuộc địa với các nước đế quốc, giữa các nước đế quốc với nhau trở nên gay gắt.

- Liên Xô-nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, phát triển nhanh chóng về kinhtế, xã hội, văn hóa và quốc phịng. Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động các nước tư bản vùng lên đấu tranh.

- Ở Đơng Dương, thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân thuộc địa nhằm bù đắp, khắc phục những hậu quả do khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra.

Công nhân và nông dân là những nạn nhân trực tiếp và chịu nhiều tai họa nhất. Công nhân thất nghiệp ngày càng đông. Nông dân bị bần cùng hóa.

Nạn đói diễn ra trầm trọng. Hàng vạn người phải rời bỏ làng xã.

Thợ thủ cơng phá sản. Nhà bn nhỏ đóng cửa. Viên chức bị sa thải hàng loạt. Nhiều nhà tư sản dân tộc và địa chủ nhỏ cũng bị sa sút và phá sản.

- Chính trong tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh trách nhiệm thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển thành cao trào cách mạng trong cả nước.

Nhân dịp thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi công nhân, nơng dân, binh lính, thành niên, học sinh và tồn thể đồng bào bị áp bức, bóc lột đứng lên đi theo Đảng làm cách mạng chống đế quốc và tay sai, giành lấy quyền sống.

* Diễn biến cao trào cách mạng 1930-1931:

- Mở đầu phong trào bằng những cuộc bãi công của 5000 công nhân đồn điền Phú Riềng (2/1930), 4000 công nhân sợi Nam Định (3/1935). 400 công nhân n hà máy diêm Bến Thủy-Vinh (4/1930).

Kết hợp với các cuộc bãi công, Đảng phát động đấu tranh chống thực dân Pháp khủng bố sau khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng. Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, có hơn 1200 cuộc đấu tranh của cơng nhân và nông dân nổ ra ở khắp cả ba miền, đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào đấu tranh cách mạng của người dân Việt Nam.

- Từ cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930, phong trào bãi công của công nhân kết hợp với biểu tình của nơng dân và nhân dân lao động nổ ra ở cả ba miền Trun g, Nam, Bắc, từ các nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn… đến các vùng nông thôn Gia Định, Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Hà Nam… Phong trào đấu tranh của cơng nhân-nơng dân cịn có sự phối hợp với bãi khóa của học sinh và bãi thị của những người buôn bán nhỏ.

Các cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi bước đầu, buộc Pháp và tay sai phải thả một số người bị bắt, cải thiện một số điều kiện làm việc cho cơng nhân, hỗn thuế cho nông dân.

- Tháng 9/1930, từ những cuộc đấu tranh ban đầu đòi quyền lợi dân sinh, dân ch ủ, quần chúng tiến lên đấu tranh chính trị, nhiều cuộc biểu tình có lực lượng tự vệ vũ trang bảo vệ. Các đảng viên cộng sản đi đầu trong đấu tranh. Cao trào cách mạng đã lơi cuốn nhiều trí thức tham gia.

Cơng hội, Nơng hội, Đồn Thanh niên Cộng sản, Hội Phụ nữ giải phóng phát triển.

- Trong cao trào cách mạng đó, diễn ra sơi nổi và quyết liệt nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Quần chúng cách mạng ở hai địa phương này đã giành quyền làm chủ ở nhiều nơi, sau đó đã lập nên Xơviết Nghệ-Tĩnh, đỉnh cao của cao trào 1930-1931.

+ Xôviết Nghệ-Tĩnh ra đời ở một vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi: có truyền thống cách mạng kiên cường; có một đảng bộ vững mạnh, các đồn thể cách mạng phát triển rộng khắp; khu công nghiệp Bến Thủy-Vinh là nơi tập trung cơng nhân có liên hệ tự nhiên chặt chẽ với nông dân trong vùng tạo điều kiện cho Nghệ-Tĩnh sớm xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc…

+ Tầng lớp trí thức và một số phú nơng, tiểu địa chủ có cảm tình với cách mạng, ủng hộ và tham gia đấu tranh. Xứ ủy Trung Kỳ cùng với Đảng bộ Nghệ Tĩnh đã trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ kết hợp với đấu tranh chống khủng bố trắng.

+ Đến cuối tháng 8, đầu tháng 9/1930, nhất là sau khi Pháp cho máy bay ném bom cuộc biểu tình của nơng dân Hưng Ngun (Nghệ An), hàng vạn nông dân nhiều huyện tổ chức các cuộc biểu tình đến các huyện lỵ, đốt sổ sách, phá nhà lao.

Chính quyền thực dân tay sai nhiều nơi bị tê liệt ở cấp huyện và tan rã ở cấp xã. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo Nông hội và quần chúng lập ra chính quyền cách mạng của cơng nhân, nơng dân và quần chúng lao động sau này gọi là chính quyền Xôviết.

Từ tháng 9/1930 đến đầu năm 1931, chính quyền Xơviết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

+ Về chính trị: Ban bố quyền tự do, dân chủ của nhân dân, tổ chức cho quần chúng tham gia các đoàn thể cách mạng, tự do bàn bạc, góp ý kiến giải quyết các vấn đề xã hội; phổ biến sách báo cách mạng; trừng trị bọn phản cách mạng, quản chế bọn hào lý, giữ gìn trật tự trị an.

+ Về kinh tế: chia lại ruộng đất cho cả nam và nữ, thực hiện giảm tơ, xóa nợ, thủ tiêu các thứ thuế vơ lý như thuế thân, thuế muối, lấy thóc của địa chủ để cứu đói; tổ chức đào mương, chống hạn, đắp đập, củng cố đê điều, giúp nhau sản xuất.

+ Về văn hóa-xã hội: mở trường cho trẻ em, mở các lớp dạy chữ quốc ngữ cho người lớn, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan; thực hiện nếp sống lành mạnh trong cưới xin, ma chay; tổ chức cứu tế người nghèo; phát triển thơ ca, cổ vũ tinh thần yêu nước và cách mạng.

Đơng đảo quần chúng hiểu rõ chỉ có đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và tay sai, giành quyền làm chủ thì mới có thể giải quyết tận gốc những yêu cầu cơ bản về cuộc sống của mình.

+ Hoảng sợ trước phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh, thực dân Pháp điên cuồng khủng bố. Một mặt đàn áp nhân dân, mặt khác dùng chiêu bài lừa bịp xảo quyệt, chiêu hàng, phát “thẻ quy thuận”, cô lập đảng viên cộng sản

Phong trào cách mạng chịu những tổn thất về nhiều mặt.

- Đứng trước tình hình đó, Trung ương Đảng và đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chỉ đạo phải kiên quyết chống khủng bố, chuyển hướng hoạt động và chuyển hướng tổ chức, giữ vững lực lượng và ảnh hưởng của Đảng, tránh bạo động riêng lẻ ở một vài địa

phương, hết sức bênh vực “Nghệ-Tĩnh đỏ”. Cuối tháng 9/1930, Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho Quốc tế III đề nghị kêu gọi các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới lên án đế quốc Pháp khủng bố trắng ở Đông Dương.

- Tháng 11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về việc thành lập Hội phản đế đồng minh.

- Trong cao trào cách mạng 1930-1931, một số nơi đã phạm những lệch lạc “hữu khuynh”, “tả khuynh”. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã phê phán những sai lầm đó, nhấn mạnh bản chát giai cấp công nhân của Đảng. Trung ương Đảng nghiêm khắc phê phán chủ trương của Xứ ủy Trung Kỳ đưa những đảng viên xuất thân từ trí thức, phú nơng, địa chủ, kỳ hào ra khỏi những chức vụ quan trọng (“trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”).

* Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cao trào cách mạng 1930-1931:

- Cao trào cách mạng 1930-1931 đã tạo lập được khối liên minh công nông, đạo quân chủ lực của cách mạng.

- Cao trào đã khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn do Đảng ta đề ra. Con đườngcứu nước khơng thể là con đường nào khác ngồi chủ nghĩa Marx-Lenin do Đảng lãnh đạo.

- Giai cấp công nhân đã thực hiện quyền lãnh đạo đối với cách mạng dân tộc dân chủ thông qua Đảng tiên phong của mình.

- Đây là cuộc tổng diễn tập thứ nhất của Đảng ta và quần chúng cách mạng về khởi nghĩa giành chính quyền. Cao trào 1930-1931 đã “rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này”.

- Đảng ta sau cao trào đã được công nhận là một bộ phận độc lập của Quốc tế Cộng sản.

- Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ Cao trào 1930-1931:

+ Trong mỗi thời kỳ cách mạng, phải biết căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước, căn cứ thực tế lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng mà xác định mục tiêu cụ thể, trước mắt.

+ Khi chưa có tình thế cách mạng trực tiếp, phải biết sử dụng những hình thức và phương pháp cách mạng thích hợp để vận động nhân dân đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh, chứ không phải là lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền.

+ Vấn đề quan trọng hàng đầu là coi trọng việc làm cho đảng viên thấm nhuần lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân về chủ nghĩa Marx-Lenin, coi trọng nguyên tắc tổ chức và phương thức làm việc của Đảng Marx-Lenin, khắc phục những khuynh hướng “tả”, “hữu”, xa rời lập trường, quan điểm, nguyên tắc tổ chức và đường lối đúng đắn của Đảng.

* Phục hồi hệ thống tổ chức Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh (1932-1935): (đọc giáo trình)

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)