c. Những kinh nghiệm lịch sử
3.2.2. Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế 1996-
2018
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1996-2000
- Đại hội VIII diễn ra từ ngày 22/06 đến 01/07/1996 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội diễn ratrong bối cảnh hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ. Đây cũng là đại hội tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kiểm điểm việc thực hiện Đại hội VII, đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020 và trước mắt đến năm 2000.
- Đại hội VIII khẳng định: Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới nhưng một số mặt vẫn chưa vững chắc.
- 6 bài học chủ yếu của 10 năm đổi mới được ĐH VIII rút ra:
+ Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì CN Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
+ Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường đi đơi với tăng cường vai trị quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và cơng bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường sinh thái.
+ Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Mở rộng quan hệ đối ngoại trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.
+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
- Đại hội VIII phân tích đặc điểm tình hình thế giới, nêu rõ những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, những cơ hội, thách thức lớn. Mặc dù CNXH trên thế giới lâm vào thoái trào nhưng xu thế quá độ lên CNXH là không thay đổi. Cách mạng khoa học công nghệ thúc đẩy q trình quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội, thế giới đứng trước những vấn đề tồn cầu. Hịa bình, ổn định, hợp tác là nhu cầu chung của cả thế giới. Kiên
trì mục tiêu hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thách thức lớn của thời điểm hiện nay là 4 nguy cơ: tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng, diễn biến hịa bình.
- Phương hướng của cách mạng VN là tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của CNH-HĐH là xây dựng VN thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chấtkỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
- Từ mục tiêu chung, Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội 5 năm 1996-2001, đề ra những định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu: + Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông thôn.
+ Nắm vững chính sách, định hướng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời phát triển kinh tế tư bản nhà nước, tư bản tư nhân, cá thể, tiểu thủ công…
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, đổi mới cơng tác kế hoạch hóa, chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, nâng cao hiệu quả và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước.
+ Phát triển khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Giải quyết một số vấn đề xã hội trước mắt: việc làm, xóa đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội…
+ Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
+ Cải cách bộ máy nhà nước, chống tham nhũng.
+ Tăng cường quốc phòng, an ninh, xây dựng vững chắc thế trận quốc phịng tồn dân kết hợp với an ninh nhân dân.
+ Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
- Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1996-2000): tự nghiên cứu
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 04/2001) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 2001-2005
- Đại hội IX của Đảng diễn ra từ ngày 19-22/04/2001 tại Hà Nội. Những bài học kinh nghiệm về đổi mới tiếp tục được Đại hội IX nêu rõ:
+ Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng CN Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh…
+ Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo…
+ Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…
+ Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
- Đại hội IX đã tổng kết thành quả của cách mạng Việt Nam thế kỷ XX và triển vọng phát triển trong thế kỷ XXI. Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vĩ đại:
+ Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc d ân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH.
+ Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước quá độ cả nước lên CNXH. - Đại hội IX là Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đồn kết, đổi mới; thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của cả dân tộc ta trong thời điểm bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới.
- Thực hiện kế hoạch 5 năm (2001-2005):
c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 04/2006) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 2006-2010
- Đại hội X diễn ra từ ngày 18-25/04/2006 tại Hà Nội. Đây là Đại hội tổng kết 20 nămđổi mới đất nước. Đại hội thơng qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, Báo cáo về công tác xây dựng Đảng của Trung ương Đảng khóa IX trình Đại hội X.
- Về đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005: tự nghiên cứu- Về tổng kết 20 năm đổi mới (1986-2006) đạt được những thắng lợi sau:
+ Tăng trưởng, phát triển kinh tế.
+ Phát triển văn hóa, giáo dục, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Hệ thống chính trị, khối đại đồn kết toàn dân được tăng cường, củng cố. + Quốc phòng, an ninh được giữ vững.
+ Đối ngoại đạt được nhiều thành tựu.
+ Nhận thức lý luận về CNXH và con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải
phóng khỏi áp bức, bất cơng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
- Một số bài học lớn sau 20 năm đổi mới:
+ Quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng CN Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Đổi mới tồn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
+ Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn nhạy bén với cái mới.
+ Phát huy cao độ nội lực, khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
- Mục tiêu, phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006-2010: tự nghiên cứud. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011)
- Đại hội XI diễn ra từ ngày 12-19/01/2011 tại Hà Nội. Chủ đề của Đại hội là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Nhiệm vụ của Đại hội là đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X
(20062011), tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -xã hội (2001-2010), 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và 25 năm đổi mới. Đại hội XI đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011-2015, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020; bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991… - Về những thành tựu đạt được:
+ Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mơ cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển.
+ Giáo dục-đào tạo, khoa học-cơng nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ, bảo vệ tài ngun, mơi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện.
+ Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường.
+ Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên.
+ Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt một số kết quả tích cực.
- Đại hội XI cũng nêu rõ một số kinh nghiệm:
+ Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát tiển CN Marx -Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
+ Phải thật sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng hợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
+ Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ni nh, tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
+ Trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyế t, sáng tạo, bám sát thực tiễn đất nước…
- Mục tiêu tổng quát trong 5 năm (2011-2015) là: tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị-xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Đại hội nhấn mạnh những nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế vĩ mô, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011): tự nghiên cứu
- Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020:
+ Chiến lược đã đánh giá tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế, những bài học từ thực tiễn thực hiện chiến lược 10 năm qua. Một là, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đ ại, huy động và
sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Hai là, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Ba là, bảo đảm độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước. Bốn là, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
+ Chiến lược nêu rõ năm quan điểm phát triển:
1. Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầuxuyên suốt trong chiến lược.
2. Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
4. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, cơng nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
5. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
+ Mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độ c lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.
- Các khâu đột phá chiến lược:
+ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
+ Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập