Phong trào Dân chủ 1936-

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 43 - 49)

c. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (tháng 3/1935)

1.2.2. Phong trào Dân chủ 1936-

a. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm cho mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc. Các đế quốc Đức, Ý, Nhật thiết lập chế độ phátxít, chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới và từ năm 1935 tiến hành xâm lược một số nước.

Mâu thuẫn giữa trục Đức, Ý, Nhật với Anh, Pháp, Mỹ trở nên gay gắt. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô cũng ngày càng sâu sắc.

Phong trào đấu tranh chống phát-xít, chống chiến tranh nổi lên ở nhiều nước. - Tháng 7/1935, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản được triệu tập ở Moscow. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đơng Dương do đồng chí Lê Hồng Phong dẫn

đầu tham dự Đại hội. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang học tập và nghiên cứu ở Trường Quốc tế Lenin ở Moscow cũng được mời dự đại hội.

- Đại hội xác định:

+ Kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát-xít

+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa tư bản mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát-xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hịa bình, bảo vệ Liên Xô.

+ Để thực hiện những nhiệm vụ ấy, cần thực hiện Mặt trận thống nhất của giai cấp công nhân và thiết lập Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát-xít và chiến tranh, địi tự do, dân chủ, hịa bình và cải thiện đời sống.

- Đại hội VII đã bầu ra Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản dó đồng chí G. Dimitrov làm Tổng Bí thư, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản.

b. Chủ trương mới của Đảng Cộng sản Đông Dương

- Thực hiện sự chuyển hướng về chiến lược cách mạng của Quốc tế Cộng sản, các Đảng Cộng sản đã ra sức vận động thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát -xít.

Ở Pháp, Mặt trận nhân dân chống phát-xít được thành lập do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử tháng 4/1936, thành lập Chính phủ Bình dân gồm những người thuộc Đảng Xã hội và Đảng Cấp tiến do lãnh tụ Đảng Xã hội Leon Blum làm Thủ tướng.

Đối với các nước thuộc địa, cương lĩnh của Mặt trận nhân dân Pháp đã nêu ra việc: thả tù chính trị, cử các phái đồn điều tra tình hình thuộc địa (trong đó có Đơng Dương), thi hành một số cải cách xã hội cho giới lao động.

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế III và Mặt trận nhân dân Pháp có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào cách mạng ở Đơng Dương. Do chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và do khủng hoảng kinh tế nặng nề, cuộc sống của các giai cấp và tầng lớp nhân dân Việt Nam rất khó khăn.

Nguyện vọng bức thiết của nhân dân là đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình.

- Quán triệt Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế III, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, căn cứ vào tình hình lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng, tháng 7/1936, Ban lãnh đạo của Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh trong thời kỳ mới. Nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị được thể hiện trong tài liệu Chung quanh vấn đề chính sách mới, xuất bản ngày 30/10/1936.

+ Khẳng định mục tiêu chiến lược vẫn là chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày; song mục tiêu trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát-xít và chiến tranh, địi tự do, dân chủ, cơm áo và hịa bình.

+ Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, đồn thể chính trị, xã hội và tơn giáo khác nhau, với nịng cốt là liên minh công-nông.

+ Nêu khẩu hiệu ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp để phối hợp với Đảng Cộng sản và nhân dân lao động Pháp chống phát-xít và phản động thuộc địa; ủng hộ chính phủ Leon Blum nhằm đòi thực hiện các yêu cầu dân chủ cho nhân dân Đông Dương.

+ Chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, khơng hợp pháp sang hình thức tổ chức cơng khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi, giáo dục và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Để giữ vững sự lãnh đạo đối với các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, hợp pháp, Đảng cần phải củng cố tổ chức bí mật của Đảng.

- Hội nghị tháng 7/1936 của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh cơng nơng và mặt trận đồn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới; đề ra cách hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hằng ngày.

Hội nghị đã đánh dấu một bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh, tinh thần độc lập, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào cách mạng mới trong cả nước.

c. Phong trào dân chủ, dân sinh 1936-1939

- Mở đầu cao trào đấu tranh là phong trào Đại hội Đông Dương. Nhân cơ hội Quốc hội Pháp quyết định cử phái đoàn điều tra sang Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân ở tất cả các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, công sở, trường học, khu phố, làng xã họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ, dân sinh, thảo ra các bản dân nguyện để gửi cho phái đoàn điều tra Pháp; tiến tới tổ chức Đông Dương Đại hội.

- Nội dung các quyền tự do, dân chủ chủ yếu như: + Quyền tự do ngôn luận, hội họp, tổ chức và đi lại. + Trả tự do cho các tù chính trị.

+ Thực hành luật lao động ngày làm 8 giờ và định lương tối thiểu, bỏ thuế thân và giảm các thuế khác.

+ Bắt buộc học tiếng Việt tại các trường. + Thực hiện nam nữ bình đẳng.

- Đảng kêu gọi thành lập các ủy ban hành động từ thành thị đến nông thôn để vận động quần chúng bầu cử đại biểu tham dự Đại hội Đông Dương. Tháng 8/1936, Ủy ban trù bị Đại hội Đông Dương được thành lập.

- Thực dân Pháp đã sử dụng nhiều thủ đoạn để đối phó với phong trào như:

+ Cho những đại diện của tư sản, địa chủ, trí thức tổ chức các cuộc họp để thảo ra các bản “dân nguyện” theo chỉ đạo của chúng nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của quần chúng lao động song thủ đoạn đó đã bị vạch trần và thất bại.

+ Đàn áp, ra lệnh giải tán các ủy ban hành động, cấm tất cả các cuộc họp của nhân dân, cho tay sai xuyên tạc chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương, vu cáo những người cộng sản.

- Do sức mạnh đấu tranh của quần chúng, tháng 10/1936, thực dân Pháp phải đưa ra một số quy định về quyền lợi cho công nhân và lao động làm thuê như: ngày làm 8 giờ, nghỉ ngày chủ nhật và hằng năm nghỉ 10 ngày có lương, thi hành một phần việc ân xá tù chính trị, phần lớn là đảng viên cộng sản ra khỏi nhà tù đế quốc. Đó là một thắng lợi lớn của Đảng, của cách mạng.

- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và nhân dân lao động tiếp tục phát triển. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của hơn 30000 cơng nhân mỏ than Hịn Gai tháng 11/1936.

- Đầu năm 1937, nhân dịp phái viên của Chính phủ Pháp là Justin Godart sang điều tra tình hình Đơng Dương và tiếp đó là Jules Brévié sang nhận chức Toàn quyền, Đảng đã vận động và tổ chức quần chúng biểu dương lực lượng bằng cách đi đón và đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ cho Chính phủ Pháp.

* Đẩy mạnh cuộc đấu tranh cơng khai hợp pháp trên báo chí và nghị trường

- Tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và nhận định: phong trào dân chủ phát triển mạnh, ảnh hưởng của Đảng lan rộng, tổ chức của Đảng và các hội quần chúng phát triển; song cơng tác tổ chức của Đảng cịn nhiều thiếu sót, cơ sở Đảng cịn yếu ở nhiều nơi, nhất là ở nơng thông và ở các nơi tập trung công nhân.

- Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế đổi thành Mặt trận dân chủ Đơng Dương; Đồn Thanh niên phản đế đổi thành Thanh niên Cộng sản đoàn; Hội cứu tế bình dân đổi thành Cứu tế đỏ; Công hội đỏ, Nông hội đỏ đổi thành Công hội, Nông hội. Các hội quần chúng công khai và nửa công khai được mở rộng như ái hữu, tương tế, âm nhạc, thể thao, hội cấy, hội gặt; Ủy ban vận động binh lính được thành lập.

- Về công tác xây dựng Đảng, phải coi trọng chất lượng hơn số lượng, tập trung ở thành thị, khu công nghiệp, các vùng quan trọng về kinh tế.

- Trung ương Đảng còn chủ trương đẩy mạnh hoạt động báo chí cơng khai, tranh cử và hoạt động ở các viện dân biểu.

+ Phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển mạnh. Trong năm 1937, có gần 400 cuộc đấu tranh của cơng nhân. Năm 1938, có hơn 150 cuộc đấu tranh của nơng dân chống cướp ruộng đất, địi chia lại ruộng đất cơng, giảm tơ giảm tức…

+ Đẩy mạnh hoạt động báo chí cơng khai phục vụ cho đấu tranh cách mạng là một hoạt động mới và nổi bật của Đảng. Hàng chục tờ báo của Đảng, của Mặt trận dân chủ và các tổ chức quần chúng đã ra đời, tiêu biểu có tờ Tin tức, Dân chúng…

Báo chí cách mạng có tính chiến đấu cao, vạch trần chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và tay sai, phản ánh những nguyện vọng của nhân dân lao động, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chống lại những thủ đoạn lừa bịp, chia rẽ của chính quyền thực dân và tay sai.

+ Đảng ta còn cho xuất bản các cuốn sách chính trị để giới thiệu chủ nghĩa MarxLenin và đường lối của Đảng như cuốn Chủ nghĩa Các Mác của Hải Triều, cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình (tức Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp).

+ Một hoạt động cơng khai khác có ý nghĩa tập hợp quần chúng là phong trào truyền bá quốc ngữ từ cuối năm 1937.

- Đảng lợi dụng khả năng hợp pháp để tham gia các cuộc tranh cử vào các Viện dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ.

Nhằm mở rộng lực lượng của Mặt trận dân chủ, kết hợp đấu tranh của quần chúng ở bên ngoài với đấu tranh tại nghị trường chống chính sách thuộc địa phản động của Pháp, bênh vực quyền lợi của quần chúng.

Năm 1937, hầu hết những người là trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ tiến bộ do Đảng vận động đã trúng cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ.

- Đến những năm 1938-1939, nguy cơ của cuộc Thế chiến thứ hai đang đến gần, phátxít Nhật chuẩn bị nhảy vào Đơng Dương.

Chính phủ Pháp dần ngả sang phái hữu, bọn phản động thuộc địa ra sức đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3/1938 xác định nhiệm vụ trung tâm lúc này:

+ Thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.

+ Đề ra những chủ trương cụ thể về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ.

+ Đấu tranh chống tả khuynh, tư tưởng hẹp hịi đối với trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và chống hữu khuynh, coi thường phong trào đấu tranh của công nông.

+ Phải củng cố cơ sở Đảng đã có, phát triển cơ sở mới, đặc biệt chú trọng ở thành phố, các vùng công nghiệp tập trung, đồn điền, củng cố các cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp, giữ vững quan hệ giữa bộ phận bí mật với cơng khai.

+ Ra nghị quyết về chống bắt lính, cảnh giác với âm mưu của Nhật.

+ Hội nghị bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư thay Hà Huy Tập. - Năm 1938 và đầu năm 1939, phong trào đấu tranh của quần chúng tiếp tục phát triển. Ngày Quốc tế lao động 1/5 lần đầu được tổ chức công khai, rầm rộ cả nước trong năm 1938, đặc biệt là cuộc mít-tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) với số lượng 25000 người tham gia. Mặt trận Dân chủ giành được thắng lợi trong bầu cử đấu tranh nghị trường ở Viện dân biểu Bắc Kỳ.

- Đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi trở lại Trung Quốc cuối năm 1938 làm nhiệm vụ do Quốc tế Cộng sản phân công đã quan tâm truyền đạt những ý kiến về đường lối, chủ trương của cách mạng cho Đảng ta trong tình hình mới này.

- Từ đầu năm 1939, phong trào Mặt trận nhân dân Pháp tan rã, Chính phủ Pháp dần ngả sang phái hữu.

Bọn phản động thuộc địa ở Đơng Dương tăng cường bóc lột và đàn áp nhân dân. Các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Việt Nam bị đàn áp dữ dội.

Đảng ta kêu gọi đấu tranh chống khủng bố, đòi tự do, dân chủ… đề phịng họa phát-xít đang đến gần.

Tháng 7/1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích, khẳng định đường lối chính trị của Đảng là đúng đắn, phân tích những khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo Mặt trận dân chủ.

- Tháng 9/1939, Thế chiến thứ hai bùng nổ. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đàn áp dữ dội các lực lượng cách mạng. Thời kỳ vận động dân chủ h oạt động hợp pháp, nửa hợp pháp chấm dứt.

* Ý nghĩa của Cao trào vận động dân chủ 1936-1939

- Cao trào cách mạng 1936-1939 là một thắng lợi lớn của Đảng Cộng sản Đông Dương. Qua cao trào này, Đảng được rèn luyện, trưởng thành trong việc lãnh đạo đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp kết hợp với bí mật, bất hợp pháp; lực lượng cách mạng mở rộng và được thử thách.

Là cuộc tổng diễn tập thứ hai cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

- Qua lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939, Đảng có thêm những kinh nghiệm: + Xác định rõ kẻ thù và xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng là tập hợp đội quân chính trị quần chúng, chuẩn bị cho khởi nghĩa sau này.

+ Chủ trương xây dựng Mặt trận dân chủ hết sức rộng rãi là hình thức thích hợp bảo đảm thực hiện mục tiêu trước mắt đã đề ra, đưa đến một cao trào mới.

+ Để lãnh đạo được mặt trận rộng rãi, Đảng phải giữ vững tính độc lập về chính trị và tổ chức, dựa chắc vào lực lượng công nông làm nền tảng.

+ Giải quyết đúng các mối quan hệ mật thiết giữa mục tiêu đấu tranh với h ình thức và tổ chức đấu tranh; giữa các hình thức tổ chức và hoạt động cơng khai, hợp pháp với bí mật, bất hợp pháp; vừa tập hợp đơng đảo quần chúng, vừa chuẩn bị đề phịng khi kẻ thù đàn áp, phải rút vào bí mật.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lịch sử đảng (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)