Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lờ

ngân hàng tại nước ngoài

Tại Hy Lạp, khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng của Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001 đã tìm thấy rằng rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời ngân hàng. Kết quả này được giải thích là bởi vì khi ngân hàng cho vay những khách hàng, hay những dự án có rủi ro tín dụng cao hơn, điều này cũng có nghĩa là ngân hàng đang tích tụ ngày càng nhiều những khoản vay có khả năng không thu hồi được, hay mức độ tổn thất đối với những khoản vay này là rất lớn và điều này dẫn đến làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng những người quản lý hệ thống ngân hàng Hy Lạp dường như đang cố gắng để tối đa hóa khả năng sinh lời, do vậy đã áp dụng một chiến lược phòng ngừa rủi ro, chủ yếu thông qua các chính sách cải thiện kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng (Athanasoglou et al, 2008).

Một nghiên cứu khác khi tiến hành xem xét các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng tại Hy Lạp nhưng trong giai đoạn 2000 – 2007 cũng đã tìm thấy kết quả tương tự. Nghiên cứu cũng cho rằng việc các ngân hàng tiếp cận với những khoản vay có rủi ro tín dụng cao sẽ làm khả năng thất thoát vốn từ việc không thanh toán của khách hàng là rất cao và gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lời ngân hàng. Do vậy, các hệ thống giám sát của các ngân hàng tại Hy lạp đã nâng cao các kỹ thuật quản lý rủi ro, cùng với đưa ra chính sách cho vay nghiêm ngặt hơn để có thể kiểm soát rủi ro tín dụng và cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng (Alexiou and Sofoklis, 2009).

Tại Nepal, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở Nepal trong giai đoạn 2001-2012 cũng đã cho thấy có một mối quan hệ nghịch đáng kể giữa khả năng sinh lời của ngân hàng và rủi ro tín dụng (Poudel, 2012).

Hay một nghiên cứu khác khi tiến hành kiểm tra hiệu quả hoạt động của ngân hàng dưới sự hiện diện của rủi ro đối với các ngân hàng ở Costa-Rica trong 1998-

14

2012. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời ngân hàng (Epure and Lafuente, 2014).

Còn tại Thụy Điển, khi nghiên cứu về ảnh hưởng quản lý rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Thụy Điển trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2008. Kết quả cho thấy mặc dù mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời ở các ngân hàng là khác nhau nhưng kết quả đều cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Hosna et al, 2009).

Cũng có một vài nghiên cứu thực nghiệm đưa ra bằng chứng cho rằng có mối tương quan cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu được tiến hành tại một số ngân hàng ở Ghana trong giai đoạn từ 2005 – 2009. Kết quả tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều và ý nghĩa thống kê giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy rằng các ngân hàng thương mại Ghana được hưởng lợi nhuận cao trong thời gian khi mà rủi ro tín dụng ở mức cao. Cũng chính vì trong thời gian này ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ từ những khách hàng vay tăng lên, tức đối mặt với rủi ro tín dụng tăng cao cho nên các ngân hàng Ghana đã tính toán và đưa ra mức lãi suất cho vay, lệ phí và hoa hồng cao hơn để bù đắp rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu. Và kết quả cuối cùng, nhờ vào chính sách lãi suất cao hơn này mà các ngân hàng tại Ghana đã có nhiều cơ hội hơn để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, mặc dù rủi ro tín dụng cao. Nói cách khác, sự hiện diện của rủi ro tín dụng cao hơn cho phép các ngân hàng tính lãi suất cao hơn và giúp cho các ngân hàng tại Ghana hưởng được khoản lợi nhuận cao hơn (Boahene et al, 2012). Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện tại Ghana thông qua mẫu quan sát gồm các ngân hàng nông thôn được lựa chọn ở Ghana. Nghiên cứu cũng ủng hộ cho cho kết quả là tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng các ngân hàng cho vay trong điều kiện rủi ro tín dụng cao hơn vẫn có thể tìm thấy lợi nhuận, điều này được lý giải là do có chính sách phù hợp để quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng và một trong những chính sách được đưa ra để đối phó với việc khách hàng có rủi ro tín dụng cao là áp dụng mức lãi suất cao hơn trên các khoản cho vay này (Afriyie and Akotey, 2013). Kết quả

15

của các nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Buchs and Mathisen (2005).

1.4.2. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng tại Việt Nam ngân hàng tại Việt Nam

Tương tự các nghiên cứu tại nước ngoài, có nhiều quan điểm trái ngược nhau về tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Theo nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (Tạp chí Công nghệ Ngân hàng 2015), báo Độ an toàn vốn tương quan nghịch với khả năng sinh lời. Tức là, đối với các NHTM Việt Nam, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản càng cao thì khả năng sinh lời càng giảm. Điều đó có thể giải thích bởi quan điểm đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Dung (2015), tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản cao, vốn chủ sở hữu cao cùng với thu nhập ngoài lãi cao sẽ làm tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, chi phí dự phòng tín dụng và tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động cao làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng giảm sút.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Dung (2016), rủi ro tín dụng là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng là ngược chiều nhau. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, ngân hàng có quy mô đủ lớn thì có sẽ có cơ hội khai thác lợi thế theo quy mô, từ đó có thể gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc ngân hàng nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao với một mức độ tương đối đủ lớn có thể cải thiện được lợi nhuận của ngân hàng.

Hay tại nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), nếu chỉ xét yếu tố lợi nhuận, các ngân hàng mở rộng sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi mang lại khả năng sinh lời cao hơn.

16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh gây gắt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng luôn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động để tồn tại và phát triển ổn định trên thị trường.

Trong các bài nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi trong hoạt động của ngân hàng các kết quả phần lớn cho thấy rủi ro trong hoạt động ngân hàng các tác động đến khả năng sinh lợi. Nghiên cứu về thực tiễn tác động của rủi ro đến khả năng sinh lợi hầu hết biến phụ thuộc được đưa vào nghiên cứu là biến ROE – khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và ROA – khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Biến phụ thuộc thể hiện tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng đồng vốn của cổ đông để mang lại lợi nhuận. Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm giúp cho các nhà quản lý, điều hành thực hiện các chính sách, điều chỉnh công tác quản lý, kiểm soát rủi ro để khắc phục những tác động tiêu cực từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế trong nền kinh tế.

17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)