Thực trạng tình hình tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng tình hình tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn

Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày thực trạng về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu như: Tình hình tăng trưởng tín dụng (chỉ số đại diện tiêu biểu cho rủi ro NHTM do tín dụng là hoạt động kinh doanh cính của NHTM), tỷ lệ nợ xấu, ROA, ROE … của các ngân hàng trong giai đoạn 2006 – 2018. Và từ đó có thể có cái nhìn trực quan về xu hướng biến động của rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006– 2018.

2.1. Thực trạng tình hình tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2006-2018 2006-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Hình 2.1: Dư nợ cho vay và thuê tài chính của 16 NHTM giai đoạn 2006-2018

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống và là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn mang lại lợi nhuận chính cho các NHTM. Do vậy, trong những năm qua các

18

ngân hàng cố gắng tăng trưởng tín dụng nhằm duy trì ổn định thu nhập ngân hàng.

Nhìn hình 2.1, trong giai đoạn 2006 – 2018, hoạt động tín dụng của 3 NHTMNN vẫn là hoạt động cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế khi mà dư nợ tín dụng của 3 NHTMNN (BID, CTG, VCB) cao hơn hẳn so với các NHTMCP còn lại.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của 16 NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VIB 82,32 17,92 38,37 52,22 3,76 -22,18 HDBank 231,54 -30,89 33,12 42,56 17,72 52,86 NCB 1132,68 25,14 80,91 7,85 19,89 -0,69 ABBank 510,86 -5,32 97,29 54,35 -0,35 -6,41 SeABank 227,81 -31,72 26,08 126,14 -9,77 -15,96 MSB 127,72 71,31 113,04 33,01 18,61 -24,59 EIB 80,80 13,48 82,22 62,40 19,97 0,37 TCB 128,16 31,14 59,81 25,82 19,58 7,31 VPB 166,07 -2,88 21,53 60,01 15,04 26,51 ACB 86,84 9,24 78,75 39,81 17,74 -0,50 SHB 749,50 49,14 103,97 89,76 19,52 93,32 MBB 96,52 35,09 88,08 64,92 20,59 26,25 STB 145,94 -1,26 70,16 38,08 -2,37 19,02 BID 32,80 21,53 28,13 23,83 15,74 15,94 VCB 44,04 13,73 26,23 24,91 19,26 15,58 CTG 25,38 18,03 36,27 43,20 25,48 13,53 Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 VIB 3,00 8,67 26,11 25,82 33,39 20,71 HDBank 106,82 -4,21 34,56 45,57 27,10 17,86 NCB 4,73 23,96 22,97 23,93 26,69 11,12 ABBank 25,36 10,88 19,75 28,43 20,23 9,32 SeABank 25,83 54,57 34,44 37,71 19,64 18,72 MSB -5,38 -13,91 19,70 26,11 3,22 33,47

19 Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 EIB 11,21 4,21 -2,59 2,31 16,83 2,70 TCB 2,91 14,85 39,21 27,76 12,64 -0,89 VPB 42,02 48,94 48,94 23,92 25,90 21,66 ACB 4,27 8,62 15,47 21,97 21,70 15,92 SHB 35,25 36,81 26,16 23,52 21,71 9,49 MBB 17,50 14,11 21,68 24,56 22,45 16,16 STB 15,10 15,96 45,02 6,95 12,10 14,94 BID 15,23 14,08 34,58 20,77 19,88 14,12 VCB 13,55 18,07 19,70 19,59 18,25 16,11 CTG 13,14 16,76 22,51 22,78 19,43 8,89

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Xét về tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2006 – 2018: như số liệu ở bảng 2.1 thể hiện rằng:

Giai đoạn 2007 – 2011: giai đoạn tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Đây là giai đoạn mà các kênh đầu tư như: bất động sản, chứng khoán, vàng … hứa hẹn đem lại khả năng sinh lợi nhuận lớn nên đa phần ngân hàng đều đổ vốn vào kênh đầu tư này. Đặc biệt vào năm 2007, cùng điều kiện thuận lợi của nền kinh tế, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng, trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng cho nên dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 tăng lên đột biến. Đặc biệt là năm 2007 có nhiều ngân hàng TMCP có tốc độ tăng trường lớn hơn 100% so với năm 2006: STB (tăng 145,94%), SHB (tăng 749,5%), Techcombank (tăng 128,16%), SeABank (tăng 227,81%), ABBank (tăng 509,07%), NCB (tăng 1132,68%), HDBank (tăng 231,54%) …

Tuy nhiên, bước sang năm 2008, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng với sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao, do đó các ngân hàng trở nên thận trọng và siết chặt hơn trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, lãi suất

20

cho vay quá cao cũng là một rào cản trong việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2008 có phần chững lại. Thậm chí, có một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm như: STB (giảm 1,26%), VPB (giảm 2,88%), SeABank (giảm 31,72%), ABBank (giảm 5,32%), HDBank (giảm 30,89%).

Đến giai đoạn 2009 – 2010 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng trở lại so với năm 2008.

Giai đoạn 2012 – 2015:

Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012 – 2015 có xu hướng tăng chậm lại. Bởi vì sự thận trọng của ngân hàng trong hoạt động cho vay khi nền kinh tế đang trong tình trạng nợ xấu cao và triển vọng kinh tế chưa thực sự sáng sủa, thêm vào đó nhiều ngân hàng khó khăn hơn trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp do hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong giai đoạn này. Trong giai đoạn này, cũng còn nhiều ngân hàng còn rơi vào trạng thái tăng trưởng tín dụng âm. Cụ thể:

 Năm 2012, ACB âm 0,5%, MSB âm 24,59%, SEA âm 15,96%, ABBank âm 6,41%, NCB âm 0,69%, VIB âm 22,18%.

 Năm 2013 tiếp tục là năm tăng trưởng tín dụng khó khăn khi nhiều ngân hàng bị sụt giảm tăng trưưởng tín dụng, trong đó có MSB tiếp tục âm 5,38%.  Năm 2014 được đánh giá bớt khó khăn hơn, tuy nhiên các ngân hàng vẫn

chật vật với tăng trưởng tín dụng. Năm 2014 cũng ghi nhận một vài ngân hàng có tăng trưởng tín dụng âm như HDBank âm 4,5221%, MSB âm 13,91%.

 Từ đầu năm 2015, tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu phục hồi trở lại, hầu hết các ngân hàng đều có mức tăng trưởng dương và tăng cao hơn so với năm 2014 (ngoại trừ EIB âm 2,59%).

Giai đoạn 2016 – 2018:

21

đặc biệt là các NHTM có vốn Nhà nước. Đây là giai đoạn Kiểm soát tín dụng, nhất là vốn cho những lĩnh vực không khuyến khích, là một trong những mục tiêu trọng tâm mà NHNN vừa đưa ra, điển hình như Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 02/8/2018 của Thống đốc NHNN. Theo đó, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã yêu cầu, kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra; không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Đặc biệt, các NHTM cần tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)