Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm

Bảng 4.5 Kết quả h i quy mô hình

Biến Mô hình

1.a ROA 1.b ROE

Coefficient Prob. Coefficient Prob.

Mô hình REM REM

NPLR -0.023202 0.2180 *** -0.311882 0.1896 *** LTA 0.004670 0.1444 *** 0.029322 0.4668 *** NIM 0.110833 0.0000 *** 1.318956 0.0000 *** SIZE 0.006839 0.8474 *** 0.339676 0.4491 *** CTI -0.028047 0.0000 *** -0.308591 0.0000 *** LIQ 0.012598 0.0009 *** 0.177298 0.0002 *** ETA 0.025735 0.0001 *** -0.494056 0.0000 *** CONS 1.125555 0.1427 *** 15.54323 0.1089 *** Số quan sát 208 208 208 208 R2 0.734006 0.633654 R2_a 0.724697 0.620832 Prob(F-statistic) 0.000000 0.000000

68

Biến Mô hình

1.a ROA 1.b ROE

Coefficient Prob. Coefficient Prob.

Prob(Jarque-Bera-statistic) 0.000000 0.000000

Biến Mô hình

2.a ROA 2.b ROE

Coefficient Prob. Coefficient Prob.

Mô hình FEM REM

LLPR -0.248282 0.0000 *** -3.052595 0.0000 *** LTA 0.003561 0.2332 *** 0.000830 0.9809 *** NIM 0.161793 0.0000 *** 2.223424 0.0000 *** SIZE 0.073666 0.0501 *** 0.630091 0.0919 *** CTI -0.031063 0.0000 *** -0.334127 0.0000 *** LIQ 0.010521 0.0022 *** 0.122428 0.0038 *** ETA 0.029699 0.0000 *** -0.511433 0.0000 *** CONS 0.139444 0.8558 *** 13.55174 0.0963 *** Số quan sát 208 208 208 208 R2 0.847378 0.720977 R2_a 0.829229 0.711211 Prob(F-statistic) 0.000000 0.000000 Prob(Jarque-Bera-statistic) 0.000000 0.000000

Ghi chú: thống kê t *, **, ***, có ý nghĩa thống kê lần lượt tại 10%, 5%, 1%.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu

Đánh giá sự phụ hợp của mô hình

Hai giá trị khá quan trọng khi chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, đó là hệ số R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu chỉnh (còn gọi là R bình phương điều chỉnh, hay Adjusted R Square). Hai giá trị này dùng đo sự phù hợp của mô hình hồi quy, còn gọi là hệ số xác định (coefficient of detemination).

69

R2R2_a cho biết rằng các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được bao nhiêu phần trăm sự thay đổi trong khả năng sinh lời của ngân hàng. Hay nói cách khác cho biết rằng mô hình đó hợp với dữ liệu ở mức bao nhiêu.

Giá trị R bình phương dao động từ 0 đến 1. R bình phương càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng phù hợp với bộ dữ liệu dùng chạy hồi quy. R bình phương càng gần 0 thì mô hình đã xây dựng càng kém phù hợp với bộ dữ liệu dùng chạy hồi quy.

Kết quả thống kê theo bảng 4.5 cho thấy R2

và R2_a dao động từ mức 0,62 đến 0,85 cho thấy mô hình tương đối phù hợp với bộ dữ liệu đã dùng để chạy hồi quy.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình với giả thuyết Ho: R2 = 0. Ta so sánh Prob(F-statistic) với mức ý nghĩa α = 5%. Thống kê bảng 4.5 cho thấy ở tất cả mô hình Prob(F-statistic) đều bằng 0, nhỏ hơn mức nghĩa α. Vậy bác bỏ Ho, hay mô hình hoàn toàn phù hợp.

Đánh giá về việc khả năng tuân theo quy luật phân phối chuẩn:

Kết quả thống kê theo bảng 4.5 cho thấy các mô hình đều có Prob (Jarque- Bera-statistic) = 0.000000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%. Vậy chấp nhận Ho, hay mô hình hoàn toàn phù hợp, hay nói cách khác các biến của mô hình kiểm định tuân theo quy luật phân phối chuẩn.

Đánh giá tác động của từng biến độc lập

Tác động của rủi ro tín dụng (NPLR, LLPR) đến lợi nhuận ngân hàng

Kết quả hồi quy cho thấy cà 2 biến tỷ lệ nợ xấu (NPLR) và biến tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLPR) tác động ngược chiều tới ROA và ROE đúng với kỳ vọng ban đầu.

Tuy nhiên, biến NPLR không có ý nghĩa thống kê đối với cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE.

Ngược lại, biến LLPR có ý nghĩa thống kê 1% đối với cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE.

70

ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng, khi rủi ro tin dụng của ngân hàng càng cao (tức NPLR, LLPR tăng) sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Thực tế cũng cho thấy kết quả này cũng phù hợp với Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu, đặc biệt 2012 – 2015 thì mối quan hệ này càng trở nên rõ ràng hơn. Vào giai đoạn 2006 – 2011, khi tình hình tín dụng tăng trưởng nóng, hầu hết các NHTM ồ ạt nhau cho vay mà không đặc biệt chú trọng đến chất lượng tín dụng kèm theo. Nhưng trong giai đoạn này nền kinh tế tăng trưởng cao, đặc biệt giai đoạn 2006 - 2007 cho nên những điểm yếu này của hệ thống ngân hàng chưa thực sự bộc lộ và ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, cùng với việc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng trên thế giới thì những điểm điểm yếu này đã bắt đầu thể hiện rõ rệtđược thể hiện thông qua chất lượng tài sản của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng (nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh), chính điều đó đã gây sụt giảm nghiêm trọng lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản và gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng.

Tác động của rủi ro thanh khoản (LIQ) đến lợi nhuận ngân hàng

Biến rủi ro thanh khoản (LIQ) tác động cùng chiều ROA, ROE.

Biến LIQ có ý nghĩa thống kê 1% đối với cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE. Mối tương quan dương giữa biến LIQ với ROA, ROE thì giống với dấu kỳ vọng ban đầu.

Theo như kết quả tìm được trong bài nghiên cứu này, rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng thấp (tức nắm giữ tài sản có tính thanh khoản nhanh càng nhiều) thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng tăng. Điều này có thể được giải thích như sau: Những tài sản có tính thanh lỏng cao thì có mức sinh lợi thấp, do đó việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao thường làm khả năng sinh lời ngân hàng giảm đi. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường bất ổn, đặc biệt thị trường vốn gặp nhiều khó khăn, ngân hàng rất khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường để bù đắp lượng thanh khoản thiếu hụt và nếu có thì chi phí vay từ nguồn bên ngoài cũng rất cao, do vậy nếu ngân hàng không nắm giữ đủ tài sản có tính thanh khoản nhanh,

71

ngân hàng sẽ phải gánh chịu một khoản chi phí cao hơn làm lợi nhuận ngân hàng giảm xuống và nghiêm trọng hơn ngân hàng có khả năng dẫn đến trường hợp rủi ro mất khả năng thanh khoản, gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng duy trì hoạt động ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản đồng thời ảnh hưởng lan rộng đến toàn hệ thống ngân hàng. Do vậy mà trong trường hợp thị trường vốn có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn thì ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao (rủi ro thanh khoản thấp) thì làm tăng lợi nhuận ngân hàng.

Tác động của cấu trúc vốn (ETA) đến lợi nhuận ngân hàng

Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (ETA) có tác động cùng chiều với ROA và có ý nghĩa thống kê 1%. Điều này hàm ý rằng, các ngân hàng có cơ cấu vốn chủ sở hữu càng cao thì tỷ suất sinh lời ROA càng cao. Điều này có thể được lý giải rằng khi các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì phát ra tín hiệu tốt cho người gửi tiền bởi vì mức độ an toàn của ngân hàng này sẽ cao hơn so với những ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu thấp hơn, do đó mà ngân hàng có thể huy động vốn dễ dàng và ổn định hơn với lãi suất huy động thấp hơn, từ đó làm tăng lợi nhuận các ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn cũng sẽ chủ động hơn trong việc năm bắt các cơ hội kinh doanh có hiệu quả, đồng thời linh hoạt hơn trong việc đáp ứng vần đề phát sinh từ rủi ro bất ngờ.

Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy có tác động ngược chiều giữa ETA và ROE và cũng có ý nghĩa thống kê 1%. Bằng chứng tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018 cũng cho thấy rằng, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại có sự tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2011 – 2015, tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận ròng mà cổ đông nhận được cho một đồng vốn đã bỏ ra lại không được cải thiện. Bởi trong giai đoạn này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tăng cao và đồng thời nhằm mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng, NHNN buộc các ngân hàng này tăng vốn pháp định theo Nghị định 141/216/NĐ-CP và đề án “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015”. Do vậy mà vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong giai đoạn này tăng nhanh nhưng lợi nhuận của các ngân hàng không tăng tương xứng, dẫn đến ROE có sự sụt giảm.

72

Tác động của hiệu quả quản lý (CTI) đến lợi nhuận ngân hàng

Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động (CTI) có tác động ngược chiều với ROA, ROE và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều đó cho thấy rằng, ngân hàng chi phí hoạt động của ngân hàng càng cao thì làm lợi nhuận của ngân hàng càng giảm, giống như kỳ vọng về dấu đặt ra ban đầu. Theo đó, ngân hàng càng kiểm soát tốt chi phí hoạt động sẽ cải thiện lợi nhuận cho ngân hàng. Thực tế hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 cũng đã chứng tỏ rằng kết quả tìm thấy là phù hợp, khi mà tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động tăng lên đáng kể so với giai đoạn 2006 - 2011, đặc biệt vào năm 2013 tỷ lệ chi phí lại cao hơn hẳn so với các năm, đã gây ra sự sụt giảm mạnh lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.

Tác động của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đến lợi nhuận ngân hàng

Kết quả ước lượng cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tác động cùng chiều đến ROA, ROE và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này nói lên rằng thu nhập ròng từ lãi càng cao thì càng cải thiện lợi nhuận của ngân hàng. Thực tế tình hình hoạt động tại các NHTM Việt Nam cũng cho thấy rằng hoạt động cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chính và cũng là nguồn đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Do đó mà khi thu nhập ròng từ hoạt động cho vay này càng tăng thì lợi nhuận của các ngân hàng sẽ cải thiện.

Tác động của quy mô ngân hàng (SIZE) đến lợi nhuận ngân hàng

Mô hình 1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với ROA, ROE và không có mức ý nghĩa thống kê.

Mô hình 2: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với ROA, ROE và đều có mức ý nghĩa thống kê 10%.

Điều đó cho thấy một phần nào rằng ngân hàng có quy mô lớn, khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn tổng tài sản của ngân hàng cao hơn. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tận dụng được lợi thế quy mô và nguồn lực để tối ưu hóa khả năng sinh lời của ngân hàng.

73

Tác động của tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản (LTA) đến lợi nhuận ngân hàng

Dấu của hệ số hồi quy của biến tỷ lệ dư nợ/Tổng tài sản (LTA) có tác động cùng chiều với ROA, ROE và cũng không có ý nghĩa thống kê. Do đó, trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ dư nợ/Tổng tài sản (LTA) với khả năng sinh lời ngân hàng.

74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)