Thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

Vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh, đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng và giảm thiểu được rủi ro ngân hàng dẫn đến nguy cơ phá sản thấp hơn. Hơn nữa, ngân hàng nắm giữ vốn chủ sở hữu cao có nhiều cơ hội để chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh tốt hơn và có thể tiếp cận với nguồn vốn với mức giá rẻ hơn. Từ đó, ngân hàng có nhiều cơ hội hơn trong việc cải thiện và nâng cao lợi nhuận của mình. Do đó, sự thay đổi trong quy mô vốn chủ sở hữu cũng là một yếu tố cần thiết phải được xem xét và nghiên cứu.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.7: Vốn chủ sở hữu của 16 NHTM giai đoạn 2006 – 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Top 3 ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu cao nhất vẫn thuộc về ba ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, đó là CTG, VCB, BID. Trong suốt giai đoạn nghiên cứu từ 2006 – 2018, ba ngân hàng chiếm ưu thế về quy mô tài sản vẫn là những ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao hơn hẳn so với các ngân hàng còn lại (nhóm ngân hàng TMCP) (Hình 2.7).

36

Bảng 2.6: Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của của 16 NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VIB 83,42 5,04 28,63 123,58 23,77 2,59 HDBank 5,27 125,80 7,39 31,26 50,47 52,04 NCB 11,11 85,86 8,35 73,44 59,02 -0,97 ABBank 108,29 59,55 13,50 3,63 1,52 3,75 SeABank 218,93 24,08 31,23 4,78 -3,60 0,82 MSB 136,94 -0,55 89,68 78,07 50,13 -4,31 EIB 223,37 104,04 3,96 1,18 20,66 -3,01 TCB 102,84 57,15 30,42 28,20 33,30 6,18 VPB 160,98 9,81 6,40 104,27 15,21 10,69 ACB 278,35 24,11 30,13 12,57 5,12 5,56 SHB 326,06 4,05 6,63 73,07 39,39 63,03 MBB 167,93 27,15 55,70 28,95 8,55 33,41 STB 156,05 5,56 35,94 32,92 3,77 -5,83 BID 52,56 15,74 30,99 37,31 0,70 8,63 VCB 21,79 1,76 21,18 23,69 38,56 45,07 CTG 88,85 15,87 1,91 44,53 56,80 18,02 Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 VIB -4,64 6,48 1,30 1,53 0,51 21,40 HDBank 59,44 3,19 10,90 1,03 48,44 5,94 NCB 0,58 0,25 0,18 0,34 -0,31 0,45 ABBank 17,23 -0,51 1,31 0,90 4,73 12,26 SeABank 2,58 -0,77 1,53 1,92 5,01 34,45 MSB 3,55 0,35 44,15 -0,12 0,90 0,81 EIB -7,16 -4,17 -6,56 2,31 5,97 4,44 TCB 4,74 7,66 9,82 19,01 37,50 92,28 VPB 16,42 16,22 49,09 28,30 72,88 17,02 ACB -0,95 -0,85 3,15 9,97 14,00 31,11 SHB 8,94 1,20 7,42 17,53 11,03 11,17 MBB 17,76 9,33 39,99 14,69 11,33 15,44 STB 24,56 5,86 22,24 0,50 4,71 6,01 BID 20,93 3,84 27,24 4,20 10,70 12,00 VCB 2,02 2,21 4,27 6,48 9,26 18,31 CTG 60,82 1,77 1,96 7,48 5,73 5,79

37

Xét về tốc độ tăng quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong giai đoạn từ 2007 – 2018:

Giai đoạn 2007 – 2011

Nhìn bảng 2.6, giai đoạn từ 2007 – 2011, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong những năm qua tăng rất nhanh. Đặc biệt, năm 2007 hầu hết các ngân hàng có sự gia tăng mạnh về vốn chủ sở hữu, trong số đó có nhiều ngân hàng TMCP có tỷ lệ gia tăng vốn chủ sở hữu cao hơn 100% như: SHB (tăng 326,06%), ACB (tăng 278,35%), EIB (tăng 223,37%), SeABank (tăng 218,93%), VPB (tăng 160,98%), STB (tăng 156,05%), MBB (tăng 167,93%), MSB (tăng 136,94%), TCB (tăng 102,84%) …

Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2007 - 2011 có thể được lý giải bởi 2 nguyên nhân chính sau: Thứ nhất là, năm 2007 là năm đánh dấu

một sự kiện quan trọng, là Việt Nam chính thức được chấp thuận gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO không chỉ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để mở rộng thị trường ra nước ngoài, đồng thời phải đối mặt với những thách thức. Và một trong những thách thức lớn phải kể đến là tạo ra sức ép cạnh tranh lớn bởi vì khi Việt Nam gia nhập WTO thì cũng là lúc có sự xâm nhập mạnh của các ngân hàng nước ngoài vào trong nước. Tuy nhiên, quy mô về tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam là quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, chính vì thế các ngân hàng thương mại Việt Nam buộc phải đứng trước cuộc chạy đua gia tăng vốn chủ sở hữu hơn nữa nhằm đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng (xây dựng trụ sở và mở rộng mạng lưới chi nhánh, đầu tư cho công nghệ …), nâng cao năng lực tài chính, và giữ vững được thị phần trước sự cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam … Nguyên nhân thứ hai là, theo như các văn bản qui định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu: đối với các NHTMCP phải đáp ứng được yêu cầu về vốn tối thiểu theo luật định là 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm 2010, còn đối với các NHTMNN phải đáp ứng được yêu cầu về vốn tối thiểu theo luật

38

định là 3.000 tỷ đồng vào năm 2008 và đảm bảo các hệ số an toàn vốn (hệ số CAR). Do đó, buộc các ngân hàng đã phải chạy đua tăng vốn nhằm đáp ứng được yêu cầu trên (theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP và Thông tư 36/2014/TT-NHNN liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu).

Giai đoạn 2012 – 2015

Vốn chủ sở hữu của hầu hết các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng nhằm gia tăng năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vồn và đồng thời đây là giai đoạn NHNN tiến hành quá trình tái cơ cấu ngành theo đề án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” được ban hành theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2011. Theo đó, thực hiện sáp nhập các ngân hàng nhỏ để tạo ra những ngân hàng lớn hơn. Cụ thể: Ngân hàng Phát triển Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) (vào năm 2012); NHTMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được sáp nhập vào BIDV (vào 5/2015); NHTMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào MSB (vào tháng 8/2015) …

Tuy nhiên, tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2012 - 2015 thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2007 - 2011. Đặc biệt, trong giai đoạn này còn chứng kiến sự sụt giảm vốn chủ sở hữu ở một số ngân hàng TMCP như: ACB giảm 0,95% vào năm 2013 và tiếp tục giảm 0,85% vào 2014; hay EIB: giảm 3,01% vào năm 2012, sau đó tiếp tục giảm 7,16% vào năm 2013, và đến năm 2014 lại tiếp tục giảm 10,63%. Nguyên nhân của sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2015 là do: Thứ nhất, là do chất lượng tài sản suy giảm mạnh khiến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, làm ăn mòn lợi nhuận lũy kế và từ đó giảm vốn chủ sở hữu. Thứ hai, trong giai đoạn này nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, có nhiều biến động, ngành Ngân hàng gặp phải hàng loạt các khó khăn, và cổ phiếu ngân hàng cũng như các cổ phiếu khác không còn là một kênh đầu tư hấp dẫn, các nhà đầu tư cẩn trọng và dè chừng hơn trong việc đầu tư vào cổ phiếu, và do đó cũng dẫn đến việc phân hóa rõ rệt giữa nhóm các ngân hàng, và những ngân hàng thuộc nhóm yếu hơn lại càng khó khăn hơn trong việc tăng vốn vốn chủ sở hữu.

39

Giai đoạn 2016 – 2018

Vốn chủ sở hữu của hầu hết các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng nhằm gia tăng, nguyên nhân phát sinh chủ yếu từ việc các NHTM tăng vốn điều lệ.

Quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra thí điểm với 10 ngân hàng thương mại (NHTM) cùng hạn chót thực hiện là trước năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2018, nhiều ngân hàng đã về đích, cho thấy nỗ lực của các ngân hàng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh.

Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020, 10 ngân hàng được NHNN chỉ định thực hiện áp dụng Basel II, gồm: Vietcombank, BIDV, MB, Vietinbank, Sacombank, ACB, Techcombank, VIB, VPBank và Maritime Bank.

Tuy nhiên, nhiều ngân hàng dù không trong danh sách thí điểm nhưng vẫn quyết tâm hoàn thành Basel II để nâng cao hoạt động kinh doanh. Hiệp ước Basel II là chuẩn mực quốc tế mà hệ thống các NHTM Việt Nam từng bước áp dụng, nhằm tăng cường an toàn và hiệu quả hoạt động; sử dụng khái niệm "3 trụ cột" bao gồm: Yêu cầu vốn tối thiểu, giám sát của cơ quan quản lý và công bố thông tin trong quản trị ngân hàng. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của Basel II là đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ít nhất là 8%. Và đến cuối năm 2018, Vietcombank và VIB là hai ngân hàng đầu tiên hoàn thành tiêu chí này.

Tính đến hết năm 2018, ba NHTMNN vẫn là các ngân hàng dẫn đầu về vốn chủ sở hữu (Hình 2.8). Đứng đầu là ngân hàng CTG với quy mô vốn chủ sở hữu là 67.456 tỷ đồng; đứng thứ hai là VCB (62.179 tỷ đồng), thứ 3 là BID (54.693 tỷ đồng). Còn xét trong khối nhóm ngân hàng TMCP thì đứng đầu là ngân hàng TCB (51.783 tỷ đồng), kế đến là VPB (34.750 tỷ đồng), MBB (34.173 tỷ đồng).

40 Đơn vị tính: tỷ đồng - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2018

Hình 2.8: Thể hiện vốn chủ sở hữu của 16 NHTM Việt Nam năm 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)