Tình hình lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Tình hình lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng thương mại

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của 16 NHTM

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VIB 111,39 -45,33 174,35 70,75 -19,21 -18,56 HDBank 78,22 -50,45 223,98 38,72 58,31 -23,46 NCB 258,84 -23,53 149,22 10,18 5,92 -98,69 ABBank 178,17 -69,28 527,11 59,20 -38,11 30,04 SeABank 203,24 7,45 43,19 36,84 -79,96 -58,17 MSB 118,60 83,20 144,08 49,71 -31,09 -71,60 EIB 79,29 53,43 59,27 60,24 67,46 -29,62 TCB 98,67 129,87 44,91 21,91 52,15 -75,72 VPB 99,90 -37,11 105,89 71,45 58,88 -19,54 ACB 248,12 25,61 -0,43 6,07 37,39 -75,56 SHB 1698,82 53,50 63,48 55,25 52,33 124,06 MBB 124,95 41,33 68,59 48,69 9,75 21,13 STB 197,34 -31,70 74,97 14,35 4,48 -49,78 BID 42,34 29,25 42,34 33,48 -14,92 -19,62 VCB -16,33 -43,90 192,14 7,38 -0,44 4,83 CTG 90,68 56,99 -28,83 165,86 83,33 -1,43 Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 VIB -90,34 940,18 -0,31 7,80 100,15 95,14 HDBank -33,34 119,16 32,13 45,13 113,71 63,81 NCB 748,85 -55,92 -20,21 67,00 102,57 65,06

26 ABBank -64,80 -16,78 -21,97 167,22 100,41 46,25 SeABank 187,61 -42,73 5,76 27,10 161,03 61,83 MSB 45,69 -56,72 -18,55 20,41 -12,84 622,43 EIB -69,20 -91,49 -28,69 672,45 166,35 -19,72 TCB -13,92 64,15 41,35 105,92 104,70 31,47 VPB 58,16 23,19 91,12 64,24 63,68 14,20 ACB 5,41 15,16 8,03 28,88 59,84 142,53 SHB -49,64 -6,95 0,56 14,83 68,57 8,65 MBB -1,48 9,51 0,37 14,78 21,05 77,34 STB 122,38 -1,02 -70,63 -86,32 1233,45 51,51 BID 57,51 23,07 27,90 -2,87 12,14 8,58 VCB -0,98 4,73 16,30 28,49 32,98 60,50 CTG -5,86 -1,38 -0,19 18,34 10,25 -27,38

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Giai đoạn 2006 - 2010

Theo như số liệu ở bảng 2.3, giai đoạn từ 2006 – 2010 lợi nhuận sau thuế của hầu hết các ngân hàng có xu hướng tăng lên: Vào năm 2007, với điều kiện nền kinh tế tăng trưởng cao, cùng với thị trường bất động sản và thị trưường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho tín dụng của ngân hàng tăng trưởng nhanh chóng và mở rộng hoạt động đầu tư vào tài sản sinh lời khác như chứng khoán, bất động sản … do vậy, đem đến nguồn lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng trong giai đoạn này. Đến năm 2008, do nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giảm, đồng thời khó khăn trong việc đầu tư vào các tài sản sinh lời khác như chứng khoán và bất động sản … dẫn đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng ở mức thấp hơn so với năm

27

2007, thậm chí lợi nhuận của một số ngân hàng còn sụt giảm so với năm 2007 như: STB giảm 31,7%, VPBank giảm 37,11%, ABBank giảm 69,28% ... Tiếp đến giai đoạn 2009 – 2010, nền kinh tế phục hồi trở lại sau cuộc khủng hoảng năm 2008 thì lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại.

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2011 – 2015, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh lợi nhuận của các ngân hàng trong giai đoạn này có thể kể đến:

Nguyên nhân thứ nhất là do vấn đề nợ xấu trong giai đoạn này tăng đột biến, do vậy chi phí trích lập dự phòng để bù đắp rủi ro cho các khoản nợ xấu này tăng cao. Nhìn hình 2.3, nếu như trong giai đoạn 2006 – 2010 tỷ lệ chi phí dự phòng/ tổng dư nợ trung bình của 16 NHTM biến động trong khoảng từ 0,60% - 0,94%, giai đoạn 2011 – 2015 tỷ lệ này tăng lên và biến động trong khoảng 0,98% - 1,46%. Từ đó, làm sụt giảm đáng kể lợi nhuận của các ngân hàng. Điều đó nói lên rằng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng. Đặc biệt phải kể đến là ngân hàng STB và ngân hàng Techcombank. Ngân hàng STB trong 2 năm 2012 và 2015, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng STB tăng lên khá cao: năm 2012 tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1,40%, năm 2015 ở 1,23%, trong khi chỉ số này vào năm 2011 chỉ nằm ở 0,50%. Cũng chính vì một trong những lý do này khiến cho lợi nhuận STB trong 2 năm 2012 và 2015 giảm mạnh (lợi nhuận 2012 giảm 49,78% so với năm 2011 và lợi nhuận 2015 giảm 70,63% so với năm 2014); Còn Ngân hàng Techcombank, vào giai đoạn 2012 – 2013 tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng có sự tăng lên đáng kể, nếu năm 2011 chỉ khoảng 0,55% thì đến 2012 và 2013 thì tỷ số này tăng lên lần lượt là 2,16% và 2,05%, cũng chính vì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên làm lợi nhuận ngân hàng Techcombank giảm mạnh (lợi nhuận năm 2012 giảm 75,72%, năm 2013 tiếp tục giảm 13,92%). Đến giai đoạn 2014 – 2015 thì tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tiếp tục tăng (tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2014 và 2015 lần lượt là 2,85% và 3,28%), tuy nhiên do

28

lợi nhuận từ lãi thuần tăng mạnh nên lúc này lợi nhuận của Techcombank vẫn giữ mức tăng (tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế năm 2014 và 2015 lần lượt là 64,15% và 41,35%). Ngoài ra, còn một số ngân hàng khác như: lợi nhuận MSB (năm 2012 và 2014); hay lợi nhuận ngân hàng SEA (năm 2012 và 2014) … có sự sụt giảm mạnh, một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong thời gian đó có sự tăng lên đáng kể.

Đơn vị tính: %

Hình 2.3: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ trung bình trung bình (LLPR) giai đoạn 2006–2018

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Bảng 2.4: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ (LLPR) giai đoạn 2006–2018

Đơn vị tính: %

Ngân

hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

29 Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 HDBank 0,28 0,21 0,03 0,46 0,19 0,63 1,43 0,44 1,10 1,67 1,22 0,98 0,82 NCB 0,12 0,12 0,30 0,83 0,39 0,54 0,70 0,18 0,30 0,51 0,79 0,74 0,39 ABBank 1,21 0,65 0,39 0,58 0,48 2,91 0,93 1,49 1,68 2,17 1,68 1,05 0,61 SeABank 0,20 0,36 0,44 0,87 0,77 0,35 0,93 0,36 0,64 0,22 1,11 0,78 0,67 MSB 1,46 0,89 0,67 0,68 0,44 0,32 1,80 1,22 3,15 1,92 5,03 2,84 1,55 EIB 0,46 0,19 1,54 0,36 0,43 0,37 0,32 0,36 0,96 1,71 1,27 0,60 0,70 TCB 0,35 0,41 2,94 1,16 0,74 0,55 2,16 2,05 2,85 3,28 2,59 2,27 1,17 VPB 0,23 0,19 0,39 0,38 0,40 0,52 1,09 1,73 1,27 2,85 3,73 4,46 5,15 ACB 0,24 0,28 0,25 0,46 0,26 0,29 0,51 0,81 0,85 0,67 0,75 1,30 0,41 SHB 0,87 0,30 0,29 0,82 0,62 0,35 -1,01 -0,65 0,60 0,65 0,81 0,83 0,67 MBB 4,24 0,74 1,43 1,25 1,14 1,11 2,77 2,20 2,06 1,76 1,37 1,79 1,44 STB 0,30 0,34 0,21 0,48 0,39 0,50 1,40 0,40 0,76 1,23 0,35 0,37 0,63 BID 2,05 2,63 1,63 1,00 0,53 1,58 1,05 1,68 1,59 0,96 1,29 1,74 1,94 VCB 0,26 0,99 1,94 0,58 0,88 1,70 1,40 1,31 1,45 1,60 1,42 1,16 1,19 CTG 2,00 2,34 1,10 0,36 1,31 1,69 1,32 1,11 0,90 0,88 0,77 1,07 0,91 Trung bình 0,94 0,73 0,87 0,67 0,60 0,98 1,19 1,08 1,46 1,45 1,58 1,40 1,18

(Nguồn: Tổng hợp từ cáo cáo tài chính của các ngân hàng)

Nguyên nhân thứ hai là do tổng chi phí hoạt động (gồm Lương và các chi phí liên quan; Khấu hao và phân bổ tài sản cố định; Chi phí quản lý chung) tăng mạnh hơn tổng thu nhập hoạt động so với giai đoạn 2006 – 2010 cho nên cũng góp phần gây ra sự sụt giảm trong lợi nhuận của các ngân hàng: Hình (2.4) cho thấy, trong giai đoạn từ 2006 – 2011 tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động trung bình của 16 NHTM dao động ở mức dưới 50% (từ 31,16% đến 46,39%). Tuy nhiên, từ 2012 – 2015, chỉ số này tăng lên nhanh chóng dao động từ 56,73% đến 61,22%. Cụ thể: Ngân hàng ACB năm 2012 có tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động tăng lên đáng kể 73,19% (trong khi năm 2011 chỉ vào khoảng 41,16%). Cũng chính vì nguyên nhân này khiến cho lợi nhuận ACB năm 2012 có sự sụt giảm mạnh (lợi nhuận giảm 75,56% so với năm 2011). Hay Ngân hàng Techcombank năm 2012 và 2013 lợi nhuận có sự sụt giảm mạnh (năm 2012 giảm 75,72%, năm 2013 giảm

30

13,92%) và một trong những lý do khiến lợi nhuận giảm đi đáng kể là bởi chi phí hoạt động của Techcombank trong giai đoạn này tăng lên rất cao 57,17% (2012); 59,42% (2013) trong khi 2011 tỷ lệ này ở mức 31,51%. Ngoài ra, cũng có một số ngân hàng khác như SHB (năm 2013), MSB (2012), EIB (giai đoạn 2012 – 2015) … do chi phí hoạt động trong thời gian đó tăng cao đã làm cho lợi nhuận của các ngân hàng này giảm đi đáng kể (Hình 2.4).

Hình 2.4: Tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động (CTI) giai đoạn 2006–2018

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Nguyên nhân thứ ba, do nền kinh tế có nhiều diễn biến bất ổn, lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh thậm chí dẫn đến phá sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng với tốc độ thấp hơn so với giai đoạn trước, thậm chí nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm nhưng đây lại là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho các ngân hàng thương mại. Do vậy mà lợi nhuận của các ngân hàng trong giai đoạn này giảm đi nhiều so với giai đoạn 2006 – 2010.

Giai đoạn 2016 - 2018

31

định hơn. Kết quả kinh doanh của các Ngân hàng dần được cải thiện. Các NHTM có sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ấn tượng như MSB (622% năm 2018), ACB (143% năm 2018), STB (1.233% năm 2017), VCB (61% năm 2018). Điểm chung của các NHTM này là đều áp dụng chinh sách kiểm soát tốt nợ xấu, xử lý nợ xấu quyết liệt, với chính sách dự phòng rủi ro triệt để, đồng thời đẩy mạnh thu lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)