7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Thực trạng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại
Ngân hàng có quy mô lớn thì có thể tận dụng và khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô cho nên có thể giảm được chi phí và cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng với mức giá thấp hơn, từ đó có thể nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, việc xem xét sự biến động trong quy mô của ngân hàng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2018 là rất cần thiết.
Nhìn chung, tổng tài sản của hầu hết các ngân hàng đều có sự gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2018. Tiêu điểm là ba ngân hàng thương mại CTG, VCB, BID (nhóm NHTMNN) có quy mô tổng tài sản cao hẳn so với các ngân hàng thương mại cổ phần còn lại (Hình 2.5).
32
Hình 2.5: Thể hiện tổng tài sản của 16 NHTM Việt Nam
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)
Bảng 2.5: Tốc độ tăng quy mô tổng tài sản của các ngân hàng qua các năm
Đơn vị tính: % Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VIB 137,83 -11,67 63,14 65,66 3,33 -32,93 HDBank 244,25 -30,85 100,12 79,79 30,93 17,23 NCB 779,07 10,12 71,38 7,10 12,39 -4,05 ABBank 451,53 -21,43 96,52 43,36 9,28 10,76 SeABank 157,26 -14,36 36,14 80,55 83,00 -25,74 MSB 106,18 85,70 95,80 80,55 -0,83 -3,89 EIB 83,93 43,12 35,65 100,33 40,01 -7,31 TCB 128,22 50,12 55,96 62,33 20,12 -0,33 VPB 79,38 2,48 48,18 117,14 38,48 23,86 ACB 91,27 23,32 59,42 22,17 37,01 -37,26 SHB 835,49 16,28 91,01 85,78 39,11 64,16 MBB 117,64 49,70 55,61 58,86 26,64 26,49 STB 160,62 5,99 51,99 46,50 -7,16 7,53 BID 26,81 20,53 20,26 23,56 10,78 19,48 VCB 18,24 12,43 15,11 20,35 19,26 13,03 CTG 22,64 16,54 25,93 50,83 25,26 9,32 Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 VIB 18,23 4,93 4,52 23,97 17,84 13,00 HDBank 63,36 15,42 6,99 41,14 25,98 14,11 NCB 34,70 26,70 30,93 43,09 4,10 0,81 ABBank 25,24 17,07 -4,58 15,22 13,93 6,50 SeABank 6,39 0,40 27,10 161,03 61,83 12,38 MSB -2,55 -2,56 -0,06 -11,22 21,20 23,73 EIB -0,19 -5,15 -22,50 3,17 15,97 2,20 TCB -11,69 10,70 9,15 22,59 14,46 19,15 VPB 18,22 34,62 18,77 18,00 21,41 16,40 ACB -5,51 7,81 12,16 16,00 21,67 15,83 SHB 23,24 17,69 21,10 14,29 22,25 13,03 MBB 2,72 11,15 10,25 15,93 22,48 15,44 STB 6,09 17,61 53,86 13,69 10,98 10,20 BID 13,12 18,59 30,80 18,30 19,47 9,21 VCB 13,15 23,03 16,88 16,83 31,40 3,74 CTG 14,47 14,73 17,88 21,69 15,44 6,34
33
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)
Xét về tốc độ gia tăng quy mô tổng tài sản trong giai đoạn 2006 – 2015, có những đặc điểm sau:
Giai đoạn 2007 – 2011
Năm 2007, là năm nền kinh tế tăng trưởng cao, thị trường chứng khoán và thị trưởng bất động sản phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng đầu tư vào tài sản sinh lời cao. Do vậy, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng tăng với tốc độ nhanh chóng so với năm 2006, chẳng hạn như: SHB (tăng 835,49%), NCB (tăng 779,07%), ABBank (tăng 451,53%), HDBank (tăng 244,25%), STB (tăng 160,62%), SeABank (tăng 157,26%), VIB (tăng 137,83%), Techcombank (tăng 128,22%), MBB (tăng 117,64%) …
Tuy nhiên, đến năm 2008 nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản của hầu hết các ngân hàng có xu hướng thấp hơn so năm 2007. Thậm chí có một số ngân hàng (chủ yếu là những ngân hàng có quy mô nhỏ) có tốc độ tăng trưởng tài sản âm so với năm 2007 như: SeABank (giảm 14,36%), ABBank (giảm 21,43%), HDBank (giảm 30,85%), VIB (giảm 11,67%).
Tiếp đến, giai đoạn năm 2009 – 2010, tình hình tăng trưởng quy mô tổng tài sản đã gia tăng trở lại, các ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng dương. Điều này có thể được giải thích bởi trong giai đoạn này nền kinh tế và thị trường chứng khoán bắt đầu phục hổi trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Điều đó, tạo điều kiện ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay và đầu tư vào các tài sản sinh lời khác.
Giai đoạn 2012 -2015:
Tổng tài sản của các ngân hàng tiếp tục gia tăng mỗi năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản âm, đáng chú ý là EIB, MSB là hai ngân hàng tổng tài sản sụt giảm liên tục trong 4 năm từ 2012 – 2015.
34
Giai đoạn 2016 -2018:
Tổng tài sản của các ngân hàng tiếp tục gia tăng mỗi năm, ngoại trừ MSB (giảm 11,22% năm 2016).
Tính đến năm 2018, ba ngân hàng thương mại CTG, VCB, BID (thuộc nhóm NHTMNN) vẫn tiếp tục dẫn đầu về quy mô tổng tài sản, với quy mô trên 1 triệu tỷ đồng. Đứng đầu là ngân hàng BID có giá trị tài sản 1.313.038 tỷ đồng, thứ hai là CTG với tổng tài sản trị giá 1.164.435 tỷ đồng, thứ ba là VCB với tổng tài sản 1.074.027 tỷ đồng. Còn xét trong khối nhóm NHTMCP thì STB, MBB, SHB, ACB, VPBank, Techcombank là những ngân hàng hiện đang có quy mô tổng tài sản vượt trội hơn hẳn so với các NHTMCP còn lại. Trong đó, dẫn đầu về quy mô trong khối nhóm NHTMCP là ngân hàng STB với tổng giá trị tài sản là 406.041 tỷ đồng, thứ hai là ngân hàng MBB với quy mô 362.325 tỷ đồng và thứ ba là ngân hàng ACB với quy mô 329.333 tỷ đồng (Hình 2.6).
Đơn vị tính: tỷ đồng
Hình 2.6: Thể hiện tổng tài sản của 16 NHTM Việt Nam năm 2018
35