Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất khả năng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất khả năng sinh

thương mại

2.4.1. Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất khả năng sinh lời ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại

Dựa vào đồ thị hình 2.10, tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE có sự biến động thường xuyên. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE thể hiện rõ nhất là trong giai đoạn từ 2008 – 2013:

42

Hình 2.10: Thể hiện tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (NPLR) và (ROA, ROE) trung bình giai đoạn 2006 – 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ cáo cáo tài chính của các ngân hàng)

Năm 2008, khi tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng có xu hướng tăng lên (từ 1,44% vào năm 2007 tăng lên 2,36%) thì lúc này tỷ suất lợi nhuận ROA trung bình của các ngân hàng lại có xu hướng giảm xuống (từ 1,65% năm 2007 giảm xuống 1,18%), đồng thời ROE trung bình của các ngân hàng cũng có xu hướng giảm (từ 17,55% năm 2007 giảm xuống 12,34%).

Giai đoạn 2009 – 2010: khi tỷ lệ nợ xấu trung bình có xu hướng giảm xuống (giảm từ 2,36% xuống còn 1,62%; rồi tiếp tục giảm xuống 1,56%) thì ROA trung bình của các ngân hàng lại có xu hướng tăng trở lại (từ 1,18% tăng lên 1,51% năm 2009), và ROE trung bình của các ngân hàng cũng tăng lên (từ 12,34% tăng lên 16,58%, rồi đến năm 2010 tăng lên 17,09%).

Và đến giai đoạn 2011 – 2013 khi nền kinh tế chịu bối cảnh nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 16 NHTM tăng từ (từ 2,01% vào năm 2011 tăng liên tục lên 3,30% vào năm 2013) thì lúc này làm ROA trung bình của các ngân hàng sụt giảm mạnh (từ 1,35% vào năm 2010 giảm xuống còn 0,60% vào năm

43

2013) và ROE trung bình cũng sụt giảm mạnh trong giai đoạn này (năm 2011 giảm xuống còn 15,38%, năm 2012 9,59%, đến năm 2013 giảm xuống còn 7,50%).

Giai đoạn 2014 – 2018 thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng đã được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu trung bình giảm dần về mức 1,99% năm 2018.

Tương tự như sự biến động giữa tỷ lệ nợ xấu, và tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ cũng có xu hướng biến động ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận (Hình 2.11). Cụ thể mối quan hệ ngược chiều này được minh chứng thông qua từng giai đoạn:

44

Hình 2.11: Thể hiện chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ (LLPR) và (ROA, ROE) trung bình giai đoạn 2006 – 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ cáo cáo tài chính của các ngân hàng)

Năm 2008, khi tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình của các ngân hàng có xu hướng tăng lên (từ 0,73% vào năm 2007 tăng lên 0,87% năm 2008) thì lúc này tỷ suất lợi nhuận ROA trung bình của các ngân hàng lại có xu hướng giảm xuống (từ 1,65% năm 2007 giảm xuống 1,18%), đồng thời ROE trung bình của các ngân hàng cũng có xu hướng giảm (từ 17,55% năm 2007 giảm xuống 12,34%).

Giai đoạn 2009 – 2010: khi tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình có xu hướng giảm xuống (giảm từ 0,87% xuống còn 0,67%; rồi tiếp tục giảm xuống 0,60%) thì ROA trung bình của các ngân hàng lại có xu hướng biến động không đồng đều (từ 1,18% tăng lên 1,51% năm 2009; đến năm 2010 giảm xuống 1,35%), và ROE trung bình của các ngân hàng tăng lên (từ 12,34% tăng lên 16,58%, rồi đến năm 2010 tăng lên 17,09%).

Giai đoạn 2012 – 2013: tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình và ROA/ROE biến động cùng chiều. Nguyên nhân một phần do năm 2012 và 2013, SHB được hoàn nhập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hay LPLR mang dấu âm.

45

Giai đoạn 2014-2018: tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình và ROA/ROE biến động ngược chiều.

Như vậy, thông qua phân tích số liệu trên cho thấy rằng, giữa tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ suất lợi nhuận (ROA, ROE) nhìn chung có xu hướng biến động ngược chiều. Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng có xu hướng biến động ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận ngân hàng: ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn (tỷ lệ nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng) thì lợi nhuận ngân hàng có xu hướng giảm xuống, và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)