Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm sức khỏe tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 35 - 37)

Môi trường văn hóa xã hội: bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý (quyết định

tới chiến lược kinh doanh về sản phẩm, mức giá đưa ra phù hợp với nhu cầu của từng đoạn thị trường); phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, trình độ văn hóa, ngành nghề (quyết định tới nhu cầu, sở thích và thói quen tiêu dùng sản phẩm của khách hàng); môi trường nhân khẩu (quyết định tới hành vi mua hàng). Môi trường nhân khẩu chủ yếu thể hiện thông qua nhóm tham khảo do vậy với hoạt động kinh doanh bảo hiểm,

yếu tố này khá quan trọng. Vì sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình không được biết trước nên khách hàng khó có thể tự ra quyết định mua sản phẩm. Hành vi mua của họ sẽ chịu tác động rất nhiều từ nhóm tham khảo như có nên tham gia bảo hiểm không, nên tham gia ở công ty nào… Môi trường văn hóa xã hội còn bao gồm tình hình sức khỏe, ốm đau bệnh tật, tai nạn của người dân và quy mô, chất lượng hệ thống y tế của đất nước. BHSK có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, tình trạng sức khỏe của con người hoặc các sự kiện có liên quan tới cuộc sống và có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Do đó, việc triển khai các sản phẩm của nghiệp vụ BHSK có liên quan mật thiết tới tình hình ốm đau, bệnh tật, tai nạn cũng như chất lượng hệ thống y tế trên địa bàn hoạt động của DNBH.

Môi trường kinh tế: Đây là yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp đồng thời tác động tới hiệu quả kinh doanh của bản thân sản phẩm bảo hiểm. Kinh tế tăng trưởng là điều kiện để gia tăng đời sống và mức thu nhập của người dân, từ đó tạo động lực thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác nền kinh tế phát triển, nhu cầu về sản phẩm gia tăng chính là lực hút các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Số lượng doanh nghiệp tăng sẽ làm cho cạnh tranh trở lên gay gắt.

Môi trường chính trị pháp luật: Để điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong

nền kinh tế và hạn chế những thất bại của thị trường cần có sự quản lý của Nhà Nước thông qua pháp luật. Những quy định pháp luật được áp dụng đối với tất cả các ngành, các thành phần kinh tế nhằm tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh, tạo cơ hội công bằng cho từng chủ thể. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và hoạt động kinh doanh BHSK nói riêng cũng chịu tác động rất lớn từ những quy định của Nhà Nước như Luật kinh doanh bảo hiểm, các quy định về bảo hiểm bắt buộc…

Môi trường khoa học công nghệ: Trong nền kinh tế tri thức hóa toàn cầu hóa

hiện nay, môi trường khoa học công nghệ ngày càng chi phối mạnh mẽ (cả trực tiếp và gián tiếp) tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm. Tác động trực tiếp bởi nó đã trở thành một yếu tố cạnh tranh nội hàm bên trong mỗi DNBH. Nhờ những ứng dụng của khoa học công nghệ, việc điều hành quản lý doanh nghiệp, quản lý sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao hơn. Tác động

gián tiếp thể hiện ở sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh doanh khác phát triển. Sự phát triển của các ngành này đã và đang góp phần tạo thêm nhiều khách hàng hơn cho các sản phẩm bảo hiểm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm sức khỏe tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)