Sơ lược về thị trường bảo hiểm sức khỏe Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm sức khỏe tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 46)

Xét về mảng bảo hiểm con người, hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 3 nhóm chính: BHSK con người, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế tự nguyện. Ba hình thức này tuy có thể coi là hàng hóa thay thế, có sự cạnh tranh lẫn nhau nhưng ít nhiều chúng cũng có tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau nhằm cung cấp nhiều giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân Việt Nam.

So với bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế tự nguyện, ở Việt Nam nghiệp vụ BHSK con người được triển khai từ khá sớm (khoảng những năm 80, 90 của thế kỉ 20) như bảo hiểm học sinh (1986), bảo hiểm tai nạn lao động (1987), bảo hiểm con người 24/24 (1991), bảo hiểm trợ cấp nằm viện (1992)… Cho tới nay, danh mục sản phẩm BHSK con người được các công ty bảo hiểm triển khai trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phát triển rất đa dạng.

Do đặc thù của sản phẩm BHSK là không chỉ tạo ra doanh thu ổn định cho DNBH mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp nên hiện nay hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường kể cả những doanh nghiệp lớn, lâu năm lẫn các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường cũng đều triển khai rộng khắp. Với việc các DNBH phi nhân thọ cho ra đời ngày càng nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, cùng việc đẩy mạnh chất lượng dịch vụ khách hàng và đa dạng hóa mạng lưới phân phối… trong những năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của bản thân nghiệp vụ BHSK con người đã đạt những kết quả rất khả quan.

Sự tham gia ngày càng đông đảo của các DNBH phi nhân thọ vào thị trường trong những năm qua là động lực to lớn thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng đẩy sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lên một tầng mới, đặt ra thách thức không nhỏ đối với các DNBH.

Bảng 2.1: Các công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

TT Tên Công ty Năm

thành lập TT Tên Công ty Năm thành lập

1 TCT Bảo hiểm Bảo Việt 1965 16 TCT CP BH Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIC

2006

2 TCT CP Bảo Minh 1994 17 TCT CP BH Toàn Cầu - GIC 2006

3 TCT CP BH Petrolimex - PJICO 1995 18 CT CP BH Phú Hưng - PAC 2006 4 TCT CP BH Bảo hiểm Bảo Long 1995 19 CT CP BH Ngân hàng Nông nghiệp

- ABIC

2007

5 CT BH QBE Việt Nam 1995 20 TCT CP BH Quân đội - MIC 2007

6 TCT Bảo hiểm PVI 1996 21 Công ty TNHH BH phi nhân thọ Cathay Việt Nam

2007

7 Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine

1996 22 TCT CP BH Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương - VBI

2008 8 Công ty bảo hiểm Liên hiệp - UIC 1997 23 CT CP BH Hàng Không - VNI 2008 9 TCT CP BH Bưu điện - PTI 1998 24 TCT CP BH Sài Gòn - Hà Nội BSH 2008 10 Công ty TNHH BH tổng hợp

Groupama Việt Nam

2001 25 CT CP BH Hùng Vương - BHV 2008 11 Công ty TNHH BH Samsung Vina 2002 26 Công ty TNHH BH phi nhân thọ

MSIG Việt Nam

2008 12 CT CP BH Viễn Đông - VASS 2003 27 Công ty TNHH BH Fubon

(Việt Nam)

2008 13 Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty 2003 28 TCT CP BH Xuân Thành 2009 14 Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA 2005 29 Chi nhánh Công ty bảo hiểm bảo

lãnh Seoul tại Hà Nội - SGI

2014 15 Công ty TNHH Bảo hiểm AIG

Việt Nam

2005 30 Công ty TNHH Bảo hiểm Chubb 2016

(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 03/2019)

2.2.2 Triển vọng thị trường bảo hiểm sức khỏe Việt Nam trong thời gian tới

Thị trường bảo hiểm nói chung

Năm 2018, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi, kinh tế Việt Nam cũng có nhiều khởi sắc, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% cao nhất 11 năm qua. Tăng trưởng kinh tế tăng cao trong bối cảnh các biến số phản ánh ổn định kinh tế được cải thiện, kỳ vọng sẽ tạo đà phục hồi mạnh mẽ và là nền tảng cho sự phát triển của giai đoạn đến 2020. Thị trường bảo hiểm Việt Nam duy trì mức tăng trưởng khả quan ở lĩnh vực phi nhân thọ và tăng trưởng cao ở lĩnh vực nhân thọ. Nhân tố thúc đẩy thị trường bảo hiểm tăng trưởng cao trong năm 2018 là các yếu tố tích cực của nền kinh tế, song

quan trọng hơn là các điều kiện thuận lợi về dân số, xã hội cùng nỗ lực khai thác và phát triển kinh doanh của các DNBH. Theo số liệu Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm Việt Nam, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường năm 2018 ước đạt 23% so với năm 2017, tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 132.947 tỷ đồng. Như vậy, đây là năm thứ 8 liên tiếp thị trường tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trên 20%.

Về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, hết năm 2018 kết quả thu được rất khả quan: tổng tài sản các DNBH phi nhân thọ ước đạt 82.903 tỷ đồng, đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 42.648 tỷ đồng, tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 21.021 tỷ đồng, tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 26.758 tỷ đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 45.690 tỷ đồng, chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 19.874 tỷ đồng (Cục

Quản lý Giám sát Bảo hiểm, 2019).

Trong giai đoạn 2014 - 2018, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có mức tăng trưởng bình quân đạt 13,7%/ năm, với mức doanh thu từ 27.506 tỷ đồng năm 2014 lên 45.690 tỷ đồng năm 2018.

Biểu đồ 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường phi nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Hiệp hội Bảo Hiểm Việt Nam, 2014 – 2018)

27506 32143 36373 40921 45690 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 2014 2015 2016 2017 2018

Năm 2019, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khả quan của năm 2018 nhờ vào kỳ vọng ổn định kinh tế vĩ mô và nhu cầu bảo hiểm tiếp tục gia tăng từ cả người dân và khối doanh nghiệp. Với tiềm năng của mảng bán lẻ, các DNBH phi nhân thọ tiếp tục tập trung khai thác và phát triển các dòng sản phẩm bảo hiểm cá nhân.

Thị trường bảo hiểm sức khỏe nói riêng

Theo Công ty tư vấn Chiến lược phát triển Quốc tế (Ipsos Business Consulting), tốc độ gia tăng dân số người cao tuổi ở Việt Nam vào khoảng 3,4%/ năm cho đến năm 2020. Quá trình già hóa dân số đang diễn ra, kéo theo sự gia tăng số ca mắc bệnh mãn tính và tăng chi phí y tế. Hiện nay, chi tiêu chăm sóc sức khoẻ bình quân của người Việt ước tăng từ 133 USD/ năm 2016 lên 183 USD/ năm 2020. Xu hướng này dự đoán tiếp tục tăng trong bối cảnh Nhà nước cho thực thi các chính sách chăm sóc sức khỏe phổ thông và phát triển cơ sở hạ tầng y tế từ năm 2018.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển cao nhất trong tổng chi tiêu chăm sóc sức khỏe với mức 8% - 10%/ năm đến năm 2020. Nhờ vào sự phát triển kinh tế vượt bậc cùng với chính sách thúc đẩy sử dụng bảo hiểm y tế trong khu vực Đông Nam Á, thị trường chăm sóc sức khoẻ ngày càng được cải thiện. Trong ba năm trở lại đây, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở khu vực Đông Nam Á (cùng với Philippines, Indonesia) dẫn đầu về tăng trưởng thị trường y tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang còn gặp nhiều thách thức về chi phí phát sinh cao, cùng với sự thiếu hụt và không đều trong việc phân phối các chuyên gia y tế, số giường bệnh trên đầu người. Vì thế, sự khác biệt trong phân khúc sử dụng dịch vụ y tế công và tư ngày càng rõ rệt. Nế́u chính sách nhà nước tạo điều kiện cho những người dân có thu nhập trung bình, thấp tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua việc tham gia chương trình bảo hiểm y tế, thì nhóm người thu nhập trung bình, khá đang dần chuyển dịch sang khu vực tư nhân và khám chữa bệnh tại nước ngoài. Đây chính là tiềm năng to lớn mà các DNBH trong và ngoài nước đang khai thác.

Trong bối cảnh người dân ngày càng quan tâm tới vấn đề sức khỏe, chi phí y tế tăng cao, nhu cầu BHSK dự báo tiếp tục tăng mạnh, các DNBH tập trung nguồn lực

để phát triển sản phẩm mới, khai thác nhu cầu thị trường. Đây được coi là động lực tăng trưởng chính của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Các DNBH năm 2019 dự báo tiếp tục tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng để mở rộng thị phần, cạnh tranh mở rộng mạng lưới, mở rộng quan hệ đối tác, ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển sản phẩm theo từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh phát triển mạng lưới thông qua việc khai trương văn phòng và chi nhánh mới, các DNBH tiếp tục đẩy mạnh phát triển và khai thác kênh phân phối truyền thống song song với khai thác kênh như kênh bancassurance, bán hàng trực tuyến, mạng xã hội, bán hàng thông qua các trang thương mại điện tử, ví điện tử, mở rộng hợp tác bán chéo sản phẩm với các đối tác như các hiệp hội doanh nghiệp, công ty tài chính, các doanh nghiệp vận tải, các doanh nghiệp viễn thông, công ty dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 242/QĐ-TTg. Đề án đặt mục tiêu cụ thể với thị trường bảo hiểm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình quân 20% đến năm 2020 và 15%/ năm từ năm 2021 đến năm 2025. Bên cạnh đó một số đề án đang được nghiên cứu hoàn thiện, đặc biệt là Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc, tháo gỡ cơ bản những khó khăn vướng mắc hiện nay, vì mục tiêu xây dựng thị trường bảo hiểm an toàn, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm Bảo hiểm sức khỏe tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt giai đoạn 2014 - 2018 công ty Bảo hiểm Bảo Việt giai đoạn 2014 - 2018

2.3.1 Theo các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

2.3.1.1 Sản phẩm

Vì sản phẩm BHSK là sản phẩm dịch vụ vô hình nên khi tham gia bảo hiểm, khách hàng không được nhận một sản phẩm hiện hữu mà thay vào đó chỉ nhận được lời hứa lời cam kết từ phía doanh nghiệp. Chính vì vậy, từ xưa đến nay việc chào bán bảo hiểm là rất khó khăn để tạo niềm tin cho khách hàng. Mặt khác, sản phẩm bảo hiểm thường rất dễ bắt chước, nên trong điều kiện các đối thủ cạnh tranh đều đưa ra

các sản phẩm tương tự thì việc quyết định đưa ra thị trường sản phẩm như thế nào, thiết kế sản phẩm ra sao là quyết định không dễ đối với mỗi DNBH.

Cũng giống như bối cảnh kinh doanh chung của toàn thị trường, mảng sản phẩm BHSK của Bảo Việt hiện nay hướng tới phục vụ hai bộ phận khách hàng chính: khách hàng cá nhân và khách hàng nhóm, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là hai nhóm đối tượng có những tính chất có những điểm khác nhau, nên sản phẩm được thiết kế đến mỗi đối tượng cũng có những điểm khác nhau nhất định.

Hiện nay hầu hết các sản phẩm truyền thống nhiều DNBH đang triển khai không có sự khác nhau rõ rệt về điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Do vậy, để tạo được tính ưu việt cho sản phẩm của mình hơn đối thủ cạnh tranh thì chiến lược nâng cao chất lượng đặc biệt là đa dạng hóa danh mục sản phẩm được Bảo Việt rất coi trọng.

Có thể nói Bảo Việt là DNBH có số lượng sản phẩm bảo hiểm nhiều nhất trên thị trường với hơn 20 sản phẩm BHSK, đa dạng về chủng loại, quyền lợi và mức phí, nhiều sản phẩm đặc biệt hợp tác với các công ty môi giới và ngân hàng. Bảo Việt vẫn luôn là DNBH có hệ thống sản phẩm tối ưu nhất thị trường, tiêu biểu như sản phẩm BHSK Bảo Việt, Vietnam Care - sản phẩm hợp tác giữa Bảo Việt và Công ty Môi giới bảo hiểm Gras Savoye, một trong ba công ty môi giới bảo hiểm hàng đầu thế giới hay Aon Premier Care - sản phẩm do Aon Việt Nam - thành viên của Tập đoàn Môi giới Bảo hiểm lớn nhất toàn cầu và Bảo Việt cùng hợp tác thực hiện với mục đích cung cấp một dịch vụ BHSK cao cấp phục vụ cho người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế với quyền lợi bảo hiểm ưu việt, phạm vi bảo hiểm hoàn toàn tùy thuộc vào lựa chọn của khách hàng, dịch vụ chuyên nghiệp và mức phí cạnh tranh…

Đối với bộ phận khách hàng cá nhân, Bảo hiểm Bảo Việt đang cung cấp các sản phẩm sau:

+ Bảo Việt An Gia + Bảo hiểm Intercare

+ Bảo hiểm Aon Premier Care + Bảo hiểm M-plus Care + Bảo hiểm Medical Care

+ Bảo hiểm Techcombank Priority

+ Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu

Trải qua giai đoạn tái cơ cấu, đổi mới từ những năm 2013 - 2015, Bảo Việt không ngừng cải thiện, nâng cấp các sản phẩm hiện có nhằm tăng cao hiệu quả kinh doanh các loại hình sản phẩm BHSK hiện tại: nâng cấp thay đổi đối với sản phẩm Medical Care bán qua ngân hàng HSBC năm 2013, sản phẩm M-plus Care cung cấp qua ngân hàng Maritime năm 2015, nâng cấp thay thế sản phẩm BHSK toàn diện cung cấp cho khách hàng cá nhân vào năm 2015 bằng sản phẩm Bảo Việt An Gia, nâng cấp sản phẩm Intercare cho phân khúc khách hàng cấp cao vào năm 2017.

Trong số các sản phẩm BHSK cho khách hàng cá nhân, sản phẩm chính được thị trường quan tâm nhiều nhất và được nhiều khách hàng mua và sử dụng rộng rãi nhất đó là sản phẩm Bảo Việt An Gia. Đây là sản phẩm dễ sử dụng, có quyền lợi bảo hiểm tốt với mức phí tương đối phù hợp với thu nhập của người dân với 5 chương trình là Đồng, Bạc, Vàng, Bạch Kim và Kim Cương với tổng quyền lợi bảo hiểm từ 93,8 triệu đồng đến 454 triệu đồng. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng cao hơn, Bảo Việt có sản phẩm Intercare với quyền lợi trách nhiệm lớn hơn, phạm vi lãnh thổ mở rộng hơn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, tổng quyền lợi lên đến nhiều tỷ đồng. Sản phẩm cao cấp này cũng rất được ưa chuộng, đặc biệt với các đối tượng là những công dân nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc các gia đình thu nhập khá giả.

Đối với bộ phận khách hàng nhóm là tổ chức, doanh nghiệp, Bảo Việt thiết kế nhiều sản phẩm để có thể chào bán. Trong bối cảnh chung của mảng thị trường BHSK, các hợp đồng của tổ chức, doanh nghiệp hầu hết là qua khai thác trực tiếp hoặc qua các nhà môi giới bảo hiểm.

Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm về cơ bản là có cấu trúc quyền lợi giống nhau, điểm khác biệt để DNBH có thể giành được năng lực cạnh tranh đó là phí bảo hiểm hoặc các điểm mở rộng dựa trên đàm phán với khách hàng.

Tháng 12/2018, Bảo Việt và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện. Đây là bước tiến quan trọng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của hai doanh nghiệp cũng như nâng tầm hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Bên cạnh đó, Bảo Việt cũng hợp tác với Tập đoàn Crystal Bay để cung cấp các sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm sức khỏe tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 46)