Theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh thuộc Bộ Công thương. Các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh cần phải có sự phối kết hợp trong việc xem xét, đánh giá và quản lý các hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.
Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch không nằm ngoài mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, các doanh nghiệp sử dụng tất cả các biện pháp có thể để can thiệp vào công tác này nhằm tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, phân bổ nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hòa, phù hợp với giá trị truyền thống và văn hóa của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Mặt khác, với tính chất là một ngành KT-XH mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý của một quốc gia, một địa phương hay một vùng.
Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch đều
không thể không có sự quản lý của Nhà nước. Từ quản lý của Nhà nước mà các doanh nghiệp định hình được phương hướng nhiệm vụ đưa ra hướng đi tốt nhất trong hoạt động quản lý phục vụ khách du lịch của doanh nghiệp mình. Nhờ đó mà hoạt động du lịch sẽ vận động theo hai hướng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Đó là quy
31
luật vận động của nền kinh tế thị trường nói chung. Vai trò của công tác quản lý thể hiện ở chỗ, Nhà nước trên cơ sở nắm bắt những quy luật vận động khách quan của nền kinh tế, định hướng cho hoạt động phục vụ khách du lịch phát triển theo hướng tích cực, hạn chế tiêu cực để nhanh chóng đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động phục vụ khách du lịch.
Thứ hai, khi tham gia quản lý Nhà nước về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch đôi khi các vấn đề như về môi trường, an ninh, an toàn cho du khách cũng như các vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch không theo ý muốn nên cần có sự quản lý chặt chẽ, đưa những vấn đề đó chở nên đơn giản và giải quyết gọn nhẹ, mang lại lòng tin cho du khách.
Thứ ba, du lịch là ngành có định hướng tài nguyên.Vì thế, trong quá trình hoạt
động, tổ chức và doanh nghiệp du lịch thường hay chỉ quan tâm đến lợi nhuận riêng của mình mà không quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Do vậy, cũng cần phải tham gia vào việc phân phối và sử dụng tài nguyên bằng việc ban hành các quy định về duy trì và bảo vệ tài nguyên du lịch cho khu vực khai thác sử dụng của doanh nghiệp du lịch.
Thứ tư, công tác quản lý Nhà nước về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch phục vụ khách du lịch thực chất cũng là để doanh nghiệp du lịch bảo vệ lợi ích của chính mình. Bởi vì bất cứ một hoạt động KT-XH nào cũng các mô hình quản lý riêng của mình, đảm bảo lợi ích thiết thực cho khách du lịch.
Thứ năm, du lịch là một ngành KT-XH liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực khác. Để du lịch phát triển tốt, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này cần đưa ra những quy định riêng nhằm điều hòa lợi ích cũng như đảm bảo sự hỗ trợ phát triển giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực có liên quan. download by : skknchat@gmail.com
32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nội dung chương 1 đã khái quát cho chúng ta các khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch như khái niệm về du lịch, khách du lịch và vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Và khái niệm cơ bản về Phát luật cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò các các yếu tố đánh giá pháp luật cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch...
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo.Tuy nhiên vẫn chưa phát triển hết tiềm năng và vị thế vốn có. Chính vì vậy, việc đề ra những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện Pháp luật về hành vicạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết để phát triển du lịch Quảng Ninh một cách bền vững.Tại chương một tác giả đã đi sâu, nghiên cứu hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết cơ bản về Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, làm cơ sở để đi vào thực trạng về việc Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở chương 2 và làm cơ sở để đánh giá, đưa ra các giải pháp tại chương 3 của luận văn này.
33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THỰC TIỀN THỰC THI NHÌN NHẬN QUA THỰC TẾ TẠI TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Thực trạng pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
2.1.1 Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch lịch
Hiện nay không có quy định cụ thể chi tiết riêng biệt về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch được hướng dẫn chi tiết Luật cạnh tranh năm 2004. Nhưng căn cứ vào các hành vi nằm trong hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì có thể xác định được một số quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề, theo luật cạnh tranh năm 2004 và đối chiếu các hành vi trong lĩnh vực DVDL không có hành vi CTKLM bán hàng đa cấp bất chính còn các hành vi còn lại đều xảy ra trong thực tế và nằm rải rác trong quy định của pháp luật về cạnh tranh và du lịch. Tác giả sẽ đề cập các hành vi xảy ra trong thực tế vi phạm luật cạnh tranh trong phần thực tranh CTKLM trong lĩnh vực DVDL thời gian qua.
Mặc dù Luật cạnh tranh năm 2004 và Luật Du lịch 2017 đã điều chỉnh tương đối chi tiết và đầy đủ các loại hành vi CTKLM trong lĩnh vực DVDL, song các hành vi CTKLM trong lĩnh vực này xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày càng đa dang, tinh vi và luôn được thay đổi, cải biến theo thị trường du lịch, gây hậu quả ngày càng nghiêm trong đến doanh nghiệp du lịch làm ăn chân chính và người tiêu dùng.
Thực trạng pháp luật cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến hiệu lực của các quy phạm pháp luật và hiệu quả thi hành. Các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chế tài xử lý vi phạm vẫn thiếu đồng bộ và chưa được pháp điển hoá trong một văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản dưới luật quy định về vấn đề này còn nhiều, khi áp dụng luật thường phải dẫn chiếu đến các quy định hướng dẫn thi hành. Hiện tượng vi phạm pháp luật cạnh tranh vẫn diễn ra phổ biến, chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong
34
hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao, người tiêu dùng còn thiếu hiểu biết để tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra ở nhiều lĩnh vực dịch vụ du lịch khác nhau và biểu hiện ở nhiều dạng hành vi khác nhau trong quan hệ kinh doanh, thương mại diễn ra trên thị trường du lịch.
2.1.2. Các quy định về hình thức xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Dịch vụ du lịch mạnh trong lĩnh vực Dịch vụ du lịch
+ Xử lý hành chính
Theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh trong lịch vực DVDL chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều 117). Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm:
Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng.
Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.
+ Xử lý hình sự
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL được quy định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: tội lừa dối khách hàng (Điều 162); tội quảng cáo gian dối (Điều 168); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171); ...
Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
35
+Xử lý dân sự
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vụ DVDL. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của nước nào cũng quy định chế tài này.
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên quan.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác.
+ Mối quan hệ giữa các hình thức xử lý
Các hình thức xử lý có bản chất, nội dung, hậu quả trái ngược nhau thì không thể áp dụng đồng thời. Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL có tính độc lập nhất định, trừ một số biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả trong các chế tài hành chính.
Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL, không có sự chuyển hóa giữa vi phạm hành chính với tội phạm theo lý thuyết thông thường. Hậu quả không phải là căn cứ tiên quyết để xác định áp dụng xử lý hành chính hay xử lý hình sự, vì thiệt hại luôn là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tính chất nguy hiểm của hành vi không căn cứ vào sự phân tích tầm quan trọng của quan hệ xã hội mà hành vi xâm hại, mà căn cứ vào những viện dẫn của Điều luật.
Những chế tài mang tính trách nhiệm vật chất thường có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác. Vì vậy, khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực DVDL thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra thiệt hại cho chủ thể khác thì tất
36
yếu phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự. Nghĩa là xử lý bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với việc xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
2.1.3. Các quy định về thẩm quyền xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
Theo Điều 119. Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh của Luật cạnh tranh năm 2004 thì:
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền hạn sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
d) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều 117 của Luật này;
đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
e) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này.
Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 117 và khoản 2 Điều 118 của Luật này. Các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2.2. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh
2.2.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiện
a. Vị trí địa lý
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và
37
xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.
Quảng Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-10-1998 là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.
b. Địa hình
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc