46
Hành vi CTKLM trong lĩnh vực du lịch điển hình hiện nay được biết đến dưới nhiều dạng hình thức khác nhau như gây nhầm lẫn về nguồn gốc dịch vụ, lợi dụng thành quả đầu tư du lịch của người khác, xâm phạm bí mật kinh doanh… hành vi này trọng tâm là việc chiếm đoạt hay sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác.
Lợi dụng uy tín của doanh nghiệp (DN) khác, một số công ty lữ hành sử dụng chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo khách hàng… như hành vi “ cướp khách mà một số các Công ty lữ hành tại tỉnh Quảng Ninh đã phải bất lực trước đối thủ của mình. Mới đây, hàng loạt công ty du lịch lữ hành tại tỉnh Quảng Ninh… phát hiện số điện thoại tổng đài của họ đã đăng ký trên Google Maps bị thay thế bằng các số máy khác của Công ty Du lịch khác, thạm chí một số đơn vị còn bị sửa cả trụ sở công ty, số điện thoại chi nhánh và đường link website dẫn về trang web của Công ty. Theo các công ty du lịch, với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên, rất có thể họ đã bị Công ty lữ hành kia “cướp” khách hàng, gây thiệt hại nghiêm trọng khi đang trong giai đoạn cao điểm du lịch. Bởi lẽ, đa số khách hàng khi muốn đăng ký tour, họ thường lên Google tìm tên, số điện thoại của công ty để tiện liên hệ. Như vậy có thể thấy hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính chất lợi dụng này là một hành vi hết sự nghiêm trọng cần có điều luật hết sức nghiêm ngặt khiến tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch đều phải tuân thủ một cách nghiêm túc trong quá trình cạnh tranh.
“Văn hóa kinh doanh kém, quản lý Nhà nước lại lỏng lẻo chưa có công cụ bảo hộ những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Các doanh nghiệp phải tự bơi, tự bảo vệ mình. Đây là thực trạng đáng buồn trong kinh doanh du lịch hiện nay”. PGS.TS. Phạm Trung Lương. Không dừng lại ở đó, một số công ty còn dở trò cạnh tranh “bẩn”, gây nhiễu loạn thông tin thị trường qua kênh quảng cáo Google. Cụ thể, theo chính sách quảng cáo Google Adwords, các bên tham gia quảng cáo được quyền mua từ khóa mang tên thương hiệu của bất kỳ công ty nào, Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên vô cùng nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường và khách hàng. Nếu không xử lý kịp thời, các công ty uy tín sẽ bị dìm chết bởi các chiêu trò của những công ty làm ăn chộp giật”. Mặt khác đây cũng là “hồi
47
chuông cảnh báo” cho hành vi núp bóng các công ty uy tín để lừa đảo khách hàng trong kinh doanh thương mại điện tử nói chung, không chỉ riêng ngành Du lịch.Là một người gắn bó lâu năm với ngành Du lịch, PGS.TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch chia sẻ: Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty du lịch đã xuất hiện từ lâu. Đáng nói, trong số này có cả những công ty lớn. Không chỉ lấy tên, làm giả thương hiệu của nhau, theo ông Lương, một số doanh nghiệp làm ăn còn có cả chiêu “nẫng tay trên” khách hàng của doanh nghiệp (DN) khác ngay tại sân bay hay trong khách sạn… Trong đó phổ biến nhất vẫn là chiêu “trộm” ý tưởng tour du lịch. “Những DN làm ăn chân chính trong mỗi mùa vụ, họ đều phải bỏ công sức lẫn tiền bạc để thiết kế xây dựng các tour. Trong trường hợp này, cơ quan chức năng có thể ra quyết định xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt hành vi vi phạm và công khai đính chính xin lỗi. Về vấn đề bồi thường thiệt hại, tuy nhiên khó khả thi vì để được bồi thường, đối tượng bị hại phải thu thập bằng chứng, chứng minh mức độ thiệt hại và kiện ra tòa, mặc dù vậy trường hợp này rất khó để chứng minh nên việc bồi thường thiệt hại là rất khó xác định.
Cụ thể như vụ việc Gần đây khách du lịch Trung Quốc tới VN ngày càng đông. Theo Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8/2016, VN đón gần 1,8 triệu khách Trung Quốc, tương đương lượng khách nước này trong cả năm 2015. Tuy nhiên, việc các tour du lịch 0 đồng đang diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh đang gây ra những hệ lụy không nhỏ. Quảng Ninh, địa phương có lượng khách Trung Quốc khá đông, trong 7 tháng năm 2016, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 5,9 triệu lượt, tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế đạt hơn 2,1 triệu lượt, tăng 42% so với cùng kỳ, tăng trưởng mạnh nhất là thị trường khách du lịch Trung Quốc. Với các tour du lịch 0 đồng đang tồn tại, ít nhiều hình ảnh du lịch tỉnh Quảng Ninh sẽ bị ảnh hưởng. Theo phản ánh, ở một số tour 0 đồng, mỗi khách đi du lịch trên đảo Ti tốp (Hạ Long) bị hướng dẫn viên nâng giá từ 500 ngàn lên 800 ngàn đồng/người.
Ông Phan Đình Huệ, Giám đốc Cty du lịch Vòng Tròn Việt thừa nhận với báo giới rằng có tình trạng tour 0 đồng đang diễn ra ở VN. Hình thức là các Cty du lịch
48
Trung Quốc bán tour chương trình và các cơ sở nhận khách tại VN sẽ đưa vào các điểm mua sắm có giá rất cao so với bình thường. Đáng nói là những tour này được sự “hỗ trợ” của một số Cty lữ hành VN, đua hạ giá để nhận khách từ các Cty du lịch Trung Quốc. Hậu quả là du khách "một đi không trở lại", hình ảnh VN bị hoen ố, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiềm năng phát triển ngành du lịch.
Theo các chuyên gia, thực chất, du lịch 0 đồng chỉ là một chiêu trò để thu hút khách, doanh thu có thể lớn hơn gấp nhiều lần từ việc mua sắm của khách. Điều đáng nói là doanh thu từ nguồn mua sắm này đều rơi vào tay các DN Trung Quốc vì các cửa hàng, dịch vụ đều do người Trung Quốc trực tiếp quản lý hoặc núp bóng pháp nhân địa phương...
Theo PGSTS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch: Trước hết, ngành du lịch cần rà soát tình hình và ngăn chặn ngay loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường kiểm soát chặt chẽ các tour du lịch, không để cho phía các DN Trung Quốc điều hành, bán các tour du lịch 0 đồng cho phía DN VN. Đặc biệt là kiếm soát được các cửa hàng mua sắm, các điểm đến thăm quan bán giá cao bất thường sẽ ngăn chặn được tour du lịch 0 đồng. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ đội ngũ hướng dẫn viên, cũng như những người tiếp tay tour du lịch 0 đồng.