Đánh giá chung về việc thực thi pháp luậtvề hành vicạnh tranh không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 77)

Thứ nhất, Pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thực

thi tại Quảng Ninh đã thể chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phù hợp với các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, lần đầu tiên, các quy định pháp luật về hành vi cạnh tranh xác định và điều chỉnh các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du

68

lịch. Phù hợp với pháp luật về hành vi cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới, Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch được điều chỉnh bởi chế định cạnh tranh không lành mạnh. Theo Điều 45 của Luật Cạnh tranh năm 2004, cấm các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Đây được coi là cơ sở pháp lý tiền đề để chúng ta phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Thứ 2, Pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch đã quy định và điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh dịch vụ du lịch

Một là, hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp dịch vụ của mình với dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác ;

Hai là, hành vi bắt chước các hoạt động, mô hình... khác để gây nhầm lẫn cho du khách;

Ba là, hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho du khách làm ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh;

Bốn là, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác: Luật Cạnh tranh không chỉ cấm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004, mà còn cấm các hoạt động quảng cáo khác được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành nếu hành vi đó thoả mãn các tiêu chí của cạnh tranh.

Thứ 3, Pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thực thi

tại tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu thể hiện được tính đồng bộ, thống nhất trong cơ chế xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch

+ Quy định thống nhất về nguyên tắc áp dụng pháp luật để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch;

+ Quy định thống nhất về cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và trình tự, thủ tục xử lý vi phạm đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo;

69

+ Quy định thống nhất về các biện pháp chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Với cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nêu tại chương 1 và chương 2 của luận văn này, tác giả hy vọng góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận chung của cạnh tranh và chính sách cạnh tranh, ý nghĩa và vai trò của cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh; rà soát và đánh giá lại toàn bộ các quy định có liên quan tới hành vi CTKLM trong lịch vực dịch vụ du lịch thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh; đánh giá và chỉ ra được những bất cập nảy sinh từ bản thân các quy định hiện hành; đánh giá và chỉ ra được những khó khăn phát sinh trong quá trình thực thi, một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn cần bổ sung các quy định pháp lý để điều chỉnh kịp thời qua đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh.

Chương 2 của luận văn đã đưa ra được một số các hạn chế hạn chế cần đưa ra giải pháp hoàn thiện như sau:

Một là: Một số quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ

du lịch còn thiếu tính rõ ràng và minh bạch

Hai là: Pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch còn thiếu tính toàn diện khi chưa bao quát hết các loại hành vi và chủ thể thực hiện hành vi nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Ba là: Pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch còn thiếu tính khả thi.

Bốn là: Nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và quần chúng nhân dân về pháp

luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực DVDL nói riêng còn chưa cao.

70

CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ DU LỊCH THỰC TẠI TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thực thi hiệu quả pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch

3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch

Thể chế hóa đầy đủ các đường lối, chủ tương, chính sách của Đảng trong việc phát triển nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN với điểm nhấn là: Thể chế hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luật Du lịch 2017 đã quy định các chính sách cụ thể và có tính khả thi hơn. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất, có môi trường cạnh tranh lành mạnh khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Để định hướng hoàn thiện pháp luật cạnh tranh tron lĩnh vực dịch vụ du lịch trước hết cần hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực này:

Hạn chế các hành vi cạnh tranh trong ngành dịch vụ du lịch là một lĩnh vực còn ít được quan tâm trong nghiên cứu và xử lý hành vi cạnh tranh ở các nước còn nhiều hạn chế. Một phần, đây là ngành kinh tế mới có sự phát triển chỉ trong vài thập niên gần đây, một phần, tỉ trọng của du lịch trong nền kinh tế các nước phát triển hầu như không đáng kể. Chính vì vậy, tác động của ngành dịch vụ du lịch trong nền kinh tế chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các nước có nền kinh tế nhỏ hoặc đang phát triển. Nghịch lý là, chính ở các nước này, pháp luật và chính sách cạnh tranh còn rất sơ khai, thêm vào đó, ý chí chính trị để xử lý các hành vi phản cạnh tranh trong ngành dịch vụ du lịch thường còn yếu do e ngại việc xử lý các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sẽ gây sụt giảm đầu tư và nguồn khách du lịch.

Hơn nữa, đối với các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, lợi ích khách du lịch nội địa thường ít bị đe dọa trực tiếp, các doanh nghiệp nội địa hoạt động trong cùng lĩnh vực lại có lợi ích chồng chéo nên ít có sự tố cáo khiếu nại, vì

71

vậy, cơ quan cạnh tranh các nước cũng ít quan tâm đến lĩnh vực này. Do đó, số lượng các vụ việc hạn chế cạnh tranh phát hiện trong ngành dịch vụ du lịch còn thấp và số lượng các vụ việc được đưa ra xử lý thực tế còn ít hơn nhiều.

Tuy nhiên, hạn chế các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch là nguy cơ thực tế do đặc thù của thị trường du lịch là có chỉ số tập trung tương đối cao. Sản phẩm dịch vụ du lịch thường có khối lượng giao dịch thường xuyên và mức cầu ổn định, ít tính thay đổi, sáng tạo. Vì vậy, các hành vi thông đồng ấn định giá, phân chia thị trường, áp đặt giá dịch vụ bất hợp lý, áp đặt điều kiện hợp đồng hoặc ngăn cản việc tham gia/gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh rất phổ biến trong ngành dịch vụ du lịch.

Nền kinh tế càng nhỏ, càng khép kín thì khi mở cửa tư nhân hóa, mức độ tập trung thị trường càng lớn. Các doanh nghiệp có vị thế thị trường thống lĩnh nhờ quá trình điều tiết và bảo hộ trước đây vẫn sẽ tiếp tục chiếm vị trí thống lĩnh, mặc dù về nguyên tắc, khi phi điều tiết theo cơ chế tự do phải có thêm nhiều doanh nghiệp mới gia nhập. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp khai thác du lịch chịu rào cản gia nhập ngành lớn vì đặc thù của ngành dịch vụ du lịch là lợi thế theo quy mô, càng có quy mô lớn, số lượng khách lớn, chi phí càng thấp, dẫn đến mức giá rẻ và khả năng cạnh tranh cao hơn.

Ở các nước đang phát triển, hình thức hạn chế các hành vi cạnh tranh tương đối phổ biến là việc bán dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Hình thức này có thể ở dạng giảm giá giả tạo, nghĩa là đưa ra mức giá chào bán tour và dịch vụ du lịch thấp hơn nhiều các doanh nghiệp lữ hành khác, nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ. Thực tế, doanh nghiệp lữ hành lại cấu kết với các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ khác (thuốc, đồ lưu niệm, quà tặng đặc chủng của địa phương...) nhằm thu lợi bất chính từ việc bán chênh nhiều lần các mặt hàng này, có trường hợp chênh đến cả 100 lần so với mức giá bán lẻ ngoài thị trường. Thậm chí, có trường hợp doanh nghiệp lữ hành tự mở các doanh nghiệp sân sau cung cấp các dịch vụ bán hàng này khiến cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính không thể cạnh tranh nổi về giá.

Một đặc điểm khác liên quan đến các hành vi cạnh tranh mà các doanh nghiệp dịch vụ du lịch ở các nước đang phát triển phải đối mặt là việc phụ thuộc và bị ép

72

giá khi liên kết cung cấp dịch vụ du lịch cho khách nước ngoài. Các công ty lữ hành quốc tế với tiềm lực kinh tế lớn và với lợi thế nắm nguồn cung khách có khả năng thao túng đáng kể mức giá cung ứng dịch vụ mà các doanh nghiệp sở tại cung cấp. Các công ty này còn buộc các doanh nghiệp địa phương phải ký các hợp đồng độc quyền, chỉ cung cấp dịch vụ cho một bên mà không được bán hoặc giới thiệu cho các khách khác. Ngay từ năm 1998, báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNTACD) liên quan đến Ngành Du lịch đã chỉ ra rằng, các dịch vụ liên quan đến du lịch do các nước đang phát triển cung cấp phải chịu sự cạnh tranh lớn từ các công ty lữ hành đa quốc gia vì các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ này hầu hết đều là các doanh nghiệp nhỏ, không có vị thế và kỹ năng thương thuyết nên thường phải chịu các hợp đồng bất lợi.

Đối với các nước phát triển, hình thức hạn chế các hành vi cạnh tranh phổ biến nhất trong lĩnh vực du lịch là hạn chế cạnh tranh do các doanh nghiệp lữ hành lớn (thường là đa quốc gia) và hạn chế các hành vi cạnh tranh do các doanh nghiệp vận tải hàng không gây ra. Hành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành đa quốc gia gây thiệt hại không chỉ cho các doanh nghiệp du lịch ở các nước đang phát triển, mà chính người tiêu dùng ở các nước phát triển cũng chịu thiệt hại do không thể xác định được giá giao dịch thực giữa các doanh nghiệp lữ hành này với các bên cung cấp dịch vụ tại điểm đến. Đối với hình thức hạn chế cạnh tranh liên quan đến các doanh nghiệp vận tải hàng không, đối tượng thiệt hại chính là các doanh nghiệp lữ hành, vì nhờ vị thế thị trường lớn, và thường là thống lĩnh, các doanh nghiệp vận tải hàng không có khả năng áp đặt các doanh nghiệp lữ hành phải ký các hợp đồng độc quyền.

Cuối cùng, phải kể đến xu thế cartel hóa khu vực giữa các doanh nghiệp lữ hành của các nước phát triển. Xu thế này diễn ra giữa các nhóm doanh nghiệp lữ hành có hoạt động kinh doanh trong cùng một khu vực để đối chọi với các nhóm doanh nghiệp lữ hành thuộc khu vực khác, ví dụ nhóm kinh doanh thị trường Caribe với nhóm kinh doanh thị trường Địa Trung Hải. Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch trên cùng một địa bàn sẽ thống nhất chiến lược marketing, tài trợ các quảng cáo nhằm thúc đẩy thị trường. Tuy nhiên, các hoạt động này thường hay biến

73

tướng thành các dạng thống nhất hành vi nhằm giảm bớt cạnh tranh trên thị trường, thông qua việc thông đồng ấn định giá.

3.1.2. Định hướng thực thi hiệu quả pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở Việt Nam mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở Việt Nam

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch cần phải phù hợp với quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật ề hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực DVDL phải đáp ứng các tiêu chí hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực DVDL cần quan tâm coi trọng công tác tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật và công tác rà soát, hệ thống hóa pháp luật.

Thứ tư, Hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực DVDL cần đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh.

Cơ quan cạnh tranh của các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế nhỏ, rất khó có khả năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là các vụ việc có tính chất xuyên quốc gia, hoặc các vụ việc có yếu tố nước ngoài. Các nước nhỏ và đang phát triển lại phụ thuộc cả về tài chính và chuyên môn vào các đối tác nước ngoài trong việc tìm kiếm khách du lịch quốc tế. Vì vậy, khả năng áp đặt các hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc trong lĩnh vực du lịch của các doanh nghiệp lữ hành đa quốc gia là có thật và rất phổ biến, chứ không chỉ là trường hợp riêng có của Gambia. Đặc biệt, ở các nước có nền pháp luật cạnh tranh non trẻ, vừa thiếu kinh nghiệm xử lý, vừa yếu về bộ máy thực thi, cơ quan cạnh tranh thường dễ chùn bước trước các công ty có đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và tăng trưởng quốc gia. Kinh nghiệm của Gambia cho thấy, để xử lý hiệu quả các hành vi hạn chế cạnh tranh cũng như để ngăn ngừa các biến tướng gây hại cho thị trường du lịch, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan cạnh tranh và cơ quan quản lý ngành (Bộ Du lịch và Văn hóa, cơ quan du lịch quốc gia).

74

Đối với các nền kinh tế chuyển đổi, cũng giống như các ngành kinh tế khác, du lịch cũng có những nhóm lợi ích quyền năng đại diện mà những nhóm này thường có liên hệ mật thiết với cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, kể cả gia tăng nguồn lực, thẩm quyền cho các cơ quan thực thi luật cạnh tranh theo cách truyền thống chỉ đẩy thêm vòng luẩn quẩn là các nhóm lợi ích lại tìm kiếm sự bảo hộ và điều tiết từ các cơ quan quản lý nhà nước khác. Chính vì vậy, hợp tác khu vực giữa các cơ quan cạnh tranh phải trở thành xu thế để đảm bảo khả năng thực thi luật, đối chọi lại với khả năng gây ảnh hưởng từ các nhóm lợi ích trong nước hoặc xuyên quốc gia. Hợp tác thực thi cạnh tranh nội vùng càng có ý nghĩa trong ngành du lịch khi các hiện tượng liên kết thỏa thuận giá đang trở nên hết sức phổ biến giữa các điểm đến du lịch trong cùng khu vực. Hơn nữa, để đối phó với các hình thức cartel khu vực, cần phải có cơ chế đa phương mới có thể điều tra và xử lý hiệu quả các hành vi.

Hợp tác thực thi cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch đặc biệt cần đến sự hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)