Đối với cấp Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 94)

- Liên quan đến quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh: + Thứ nhất, cần xem lại các quy định về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính vì những lí do sau: các hành vi được liệt kê tại điều 48 Luật Cạnh tranh chủ yếu xảy ra trong quan hệ giữa doanh nghiệp là hành vi lôi kéo khách, yếu tố cạnh tranh không thể hiện rõ trong từng hành vi đã được quy định tại Điều 48 Luật Cạnh tranh.

+ Thứ hai, cần sửa đổi và làm rõ thêm một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể:

Với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, cần thay đổi về cách mô tả hành vi hiện tại. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn không thể hiểu hạn hẹp trong phạm vi hành vi tạo ra sự nhầm lẫn giữa các sản phẩm mà còn bao gồm việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về nội dung của sản phẩm.

Cần làm rõ cấu thành pháp lý của hành vi bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Trong trường hợp này, có hai vấn đề cần được làm rõ khi xây dựng các quy định của pháp luật là xác định rõ tính không lành mạnh của hành vi; xây dựng cấu thành pháp lý của hành vi.

Cần đánh giá lại về tính không lành mạnh của hành vi phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại. Về cấu thành pháp lý, quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật Cạnh tranh đã tạo nên cấu thành phức tạp và rất khó áp dụng trong thực tiễn. Hơn nữa, xét về nhiều khía cạnh, hành vi áp dụng các lợi ích khuyến mại khác nhau cho các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại không mang bản chất của một hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên xét thấy nên đưa quy định này ra khỏi Luật Cạnh tranh.

+ Thứ ba, phải xác định rõ rằng mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật quản lý Nhà nước các lĩnh vực kinh tế cụ thể là quan hệ pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành. Trong đó, Luật Cạnh tranh đặt ra những nguyên tắc cơ bản cho việc nhận dạng hành vi và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các văn bản pháp luật khác khi quy định về hành vi cạnh tranh không lành

84

mạnh trong lĩnh vực điều chỉnh phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc này. Tuy nhiên cần có sự phân biệt giữa các hành cạnh tranh không lành mạnh và hành vi đơn thuần chỉ vi phạm pháp luật chuyên nghành. Để làm được điều này, cần có những nghiên cứu nghiêm túc về các loại hành vi và bản chất cạnh tranh không lành mạnh của chúng trong từng lĩnh vực để có những quy định phù hợp.

+ Thứ tư, cần thống nhất trong các quy định của pháp luật về các hành vi đã được quy định trong Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật chuyên ngành và thống nhất về quan điểm xử lý.

+ Thứ năm, cần thống nhất về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh và trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật cụ thể. Để làm được điều này cần phải nghiên cứu thêm về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với cơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế cụ thể khi tiến hành điều tra và xử lý các vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)