Định hướng thực thi hiệu quả pháp luậtvề hành vicạnh tranh không lành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 85)

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch cần phải phù hợp với quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật ề hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực DVDL phải đáp ứng các tiêu chí hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực DVDL cần quan tâm coi trọng công tác tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật và công tác rà soát, hệ thống hóa pháp luật.

Thứ tư, Hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực DVDL cần đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh.

Cơ quan cạnh tranh của các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế nhỏ, rất khó có khả năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là các vụ việc có tính chất xuyên quốc gia, hoặc các vụ việc có yếu tố nước ngoài. Các nước nhỏ và đang phát triển lại phụ thuộc cả về tài chính và chuyên môn vào các đối tác nước ngoài trong việc tìm kiếm khách du lịch quốc tế. Vì vậy, khả năng áp đặt các hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc trong lĩnh vực du lịch của các doanh nghiệp lữ hành đa quốc gia là có thật và rất phổ biến, chứ không chỉ là trường hợp riêng có của Gambia. Đặc biệt, ở các nước có nền pháp luật cạnh tranh non trẻ, vừa thiếu kinh nghiệm xử lý, vừa yếu về bộ máy thực thi, cơ quan cạnh tranh thường dễ chùn bước trước các công ty có đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và tăng trưởng quốc gia. Kinh nghiệm của Gambia cho thấy, để xử lý hiệu quả các hành vi hạn chế cạnh tranh cũng như để ngăn ngừa các biến tướng gây hại cho thị trường du lịch, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan cạnh tranh và cơ quan quản lý ngành (Bộ Du lịch và Văn hóa, cơ quan du lịch quốc gia).

74

Đối với các nền kinh tế chuyển đổi, cũng giống như các ngành kinh tế khác, du lịch cũng có những nhóm lợi ích quyền năng đại diện mà những nhóm này thường có liên hệ mật thiết với cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, kể cả gia tăng nguồn lực, thẩm quyền cho các cơ quan thực thi luật cạnh tranh theo cách truyền thống chỉ đẩy thêm vòng luẩn quẩn là các nhóm lợi ích lại tìm kiếm sự bảo hộ và điều tiết từ các cơ quan quản lý nhà nước khác. Chính vì vậy, hợp tác khu vực giữa các cơ quan cạnh tranh phải trở thành xu thế để đảm bảo khả năng thực thi luật, đối chọi lại với khả năng gây ảnh hưởng từ các nhóm lợi ích trong nước hoặc xuyên quốc gia. Hợp tác thực thi cạnh tranh nội vùng càng có ý nghĩa trong ngành du lịch khi các hiện tượng liên kết thỏa thuận giá đang trở nên hết sức phổ biến giữa các điểm đến du lịch trong cùng khu vực. Hơn nữa, để đối phó với các hình thức cartel khu vực, cần phải có cơ chế đa phương mới có thể điều tra và xử lý hiệu quả các hành vi.

Hợp tác thực thi cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch đặc biệt cần đến sự hợp tác thực chất và hiệu quả giữa cơ quan cạnh tranh của các nước phát triển với các nước đang phát triển, vì lý do đã phân tích ở trên, các nước phát triển hầu như không ưu tiên xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh mà chỉ có tác động hạn chế cạnh tranh ở hạ nguồn (tác động chủ yếu tới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở điểm đến thường là các nước đang phát triển). Về bản chất, hành vi của các doanh nghiệp lữ hành đa quốc gia cần được phân tích dưới góc độ của hành vi bóp nghẹt lợi nhuận. Nhờ vị trí thống lĩnh trên thị trường đầu nguồn (khách du lịch của các nước kinh tế phát triển), các doanh nghiệp lữ hành nâng giá đến sát mức giá bán sản phẩm trên thị trường cuối nguồn, khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch địa phương của các nước đang phát triển hầu như không thể cạnh tranh, và cũng làm giảm doanh thu từ du lịch của các nước đang phát triển. Chính Liên Hiệp Quốc đã từng có báo cáo phân tích về hành vi bóp nghẹt lợi nhuận trong lĩnh vực du lịch ở Hy Lạp, trong đó dẫn chứng cụ thể mức sụt giảm lên tới 20% doanh thu ngành du lịch nước này. Thậm chí, một báo cáo của Ấn Độ còn cho rằng, việc các nước Caribe ban hành Luật Cạnh tranh là do quan ngại về hành vi bóp nghẹt cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành đa quốc gia trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, đến nay, chưa

75

có một hình thức hợp tác thực thi cụ thể nào trong lĩnh vực này được triển khai. Nói cách khác, quyền lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ và người lao động ở các nước đang phát triển hiện vẫn chưa phải là ưu tiên quan tâm của cơ quan cạnh tranh các nước phát triển. Vì vậy, ngoài việc hợp tác thực thi giữa các nhóm nước, cần nghiên cứu những cơ chế hợp tác, phát triển thể chế cạnh tranh ở cấp đa phương để xử lý hiệu quả những hành vi hạn chế cạnh tranh này.

Cơ quan cạnh tranh cần phối hợp với các cơ quan quản lý ngành du lịch để giúp các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở kinh doanh lưu trú và hiệp hội du lịch của mình hiểu rõ về Luật Cạnh tranh, từ đó bảo vệ các doanh nghiệp tốt hơn khỏi sự chèn ép nhằm hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Bên cạnh đó, chính Hiệp hội Du lịch cũng phải nâng cao nhận thức về pháp luật để tránh trở thành trung gian đầu mối của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong ngành.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)