Nhóm các hành vicạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

mà khả năng tiếp đón du lịch đã định, số du khách nhiều hay ít mà người kinh doanh du lịch có sẽ trực tiếp quan hệ tới sự thành bại của người kinh doanh

Lôi kéo du khách bất chính bằng các hình thức: Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Theo các công ty du lịch, với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên, rất có thể họ đã bị Cty DL DV Hữu Nghị “cướp” khách hàng, gây thiệt hại nghiêm trọng khi đang trong giai đoạn cao điểm du lịch Tết. Bởi lẽ, đa số khách hàng khi muốn đăng ký tour, họ thường lên Google tìm tên, số điện thoại của công ty để tiện liên hệ

2.3.4. Nhóm các hành vi cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch

Khoản 5, 6 và 7 Điều 9 Luật Du lịch 2017 nghiêm cấm các hành vi: “Kinh doanh du lịch không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc

52

không duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật khác có liên quan. không đúng ngành, nghề, phạm vi kinh doanh và sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác hoặc cho người khác sử dụng tư cách pháp nhân của mình để hoạt động kinh doanh trái pháp luật”. “ Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề”.

Cụ thể tháng 5/2017 theo Đơn khiếu nại của Công ty TNHHBình Minh Tours (trụ sở tại Lê Thánh Tông, Thành phố Hạ Long gửi Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) với nội dung: Công ty TNHH thương mại và du lịch Ngọc Khách (có trụ sở tại Bãi Cháy, Hạ Long đã ký hợp đồng độc quyền sử dụng phòng với các khách sạn ở Hạ Long, phục vụ du khách du lịch Anh đến Việt Nam, điều này làm hạn chế cạnh tranh đối Công ty TNHH Bình Minh Tours.

Cụ thể, Công ty TNHH thương mại và du lịch Ngọc Khách đã ký kết và thực hiện hợp đồng với khách hàng trong đó có quy định: Các khách sạn tại các thành phố chỉ được nhận khách du lịch từ Anh và các nước liên quan do Ngọc Khánh cung cấp.

Do đó, nhiều khách sạn đã từ chối khách do Công ty TNHH Bình Minh Tours và các công ty Du lịch lữ hành khác đưa đến mặc dù còn trống phòng. Trong hợp đồng ký giữa Công ty TNHH thương mại và du lịch Ngọc Khách với 12 khách sạn trên địa bàn Hạ Long còn có những nội dung mang hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ và kết luận điều tra của Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, ngày 31/12/2017, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để xử lý vụ việc mang hành vi cạnh tranh không lành mành và đã có kết luận chính thức.

Theo đó, Công ty TNHH thương mại và du lịch Ngọc Khách có vị trí thống lĩnh trên thị trường dịch vụ lữ hành đối với khách Anh và các nước liên quan vào Việt Nam tại tất cả các điểm du lịch trên toàn quốc. Công ty TNHH thương mại và du lịch Ngọc Khách đã có hành vi buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; buộc các khách sạn phải chấp nhận những nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

53

bởi đối tượng của hợp đồng cung cấp phòng chính là dịch vụ lưu trú được thực hiện thông qua việc thuê phòng khách sạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)