Các quyđịnh về hình thức xử lý đối với hành vicạnh tranh không lành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 44)

+ Xử lý hành chính

Theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh trong lịch vực DVDL chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều 117). Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm:

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.

+ Xử lý hình sự

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL được quy định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: tội lừa dối khách hàng (Điều 162); tội quảng cáo gian dối (Điều 168); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171); ...

Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

35

+Xử lý dân sự

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vụ DVDL. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của nước nào cũng quy định chế tài này.

Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên quan.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác.

+ Mối quan hệ giữa các hình thức xử lý

Các hình thức xử lý có bản chất, nội dung, hậu quả trái ngược nhau thì không thể áp dụng đồng thời. Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL có tính độc lập nhất định, trừ một số biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả trong các chế tài hành chính.

Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL, không có sự chuyển hóa giữa vi phạm hành chính với tội phạm theo lý thuyết thông thường. Hậu quả không phải là căn cứ tiên quyết để xác định áp dụng xử lý hành chính hay xử lý hình sự, vì thiệt hại luôn là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tính chất nguy hiểm của hành vi không căn cứ vào sự phân tích tầm quan trọng của quan hệ xã hội mà hành vi xâm hại, mà căn cứ vào những viện dẫn của Điều luật.

Những chế tài mang tính trách nhiệm vật chất thường có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác. Vì vậy, khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực DVDL thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra thiệt hại cho chủ thể khác thì tất

36

yếu phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự. Nghĩa là xử lý bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với việc xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

2.1.3. Các quy định về thẩm quyền xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch

Theo Điều 119. Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh của Luật cạnh tranh năm 2004 thì:

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền hạn sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

d) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều 117 của Luật này;

đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

e) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này.

Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 117 và khoản 2 Điều 118 của Luật này. Các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2.2. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh

2.2.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiện

a. Vị trí địa lý

Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và

37

xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.

Quảng Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-10-1998 là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.

b. Địa hình

Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của tỉnh Quảng Ninh.

38

c. Khí hậu

Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.

Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.

Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.

Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.

Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm.

Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở tỉnh Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10.

Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10.

Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10).

Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 120C và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,10C

d.Dân số

Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở tỉnh Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%.

e.Tài nguyên du lịch

39

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long - 02 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giớí: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.

+ Tài nguyên du lịch Văn hóa - tâm linh & lễ hội tiêu biểu

Khu Di tích nhà Trần ở Đông Triều; Cụm Di tích chiến thắng Bạch Đằng; Miếu Vua Bà; Cây lim Giếng Rừng (Cây lim cổ thụ); Đình Yên Giang (An Hưng đền); Đền Trung Cốc; Di tích thương cảng Vân Đồn; Núi Bài Thơ; Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn; Chùa Long Tiên; Đền Cửa Ông; Miếu Tiên Ông; Lễ hội Yên Tử; Lễ hội Bạch Đằng; Lễ hội đền Cửa Ông; Lễ hội chùa Long Tiên; Lễ hội Thập Cửu Tiên Công; Lễ hội Trà Cổ...

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Tỉnh Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam.

2.2.2.1. Tài chính, tín dụng

Thu chi ngân sách: Tổng thu NSNN trên địa bàn bao gồm các khoản để lại chi quản lý qua ngân sách nhà nước ước năm 2017: 37.600 tỷ đồng, đạt 118 % dự toán

40

năm, bằng 93% so cùng kỳ. Trong đó, thu về hoạt động XNK: 10.000 tỷ đồng, đạt 185% dự toán năm, bằng 78% so với cùng kỳ; tổng thu nội địa: 27.600 tỷ đồng, đạt 105% dự toán, tăng 11% so cùng kỳ.

Tín dụng: Vốn huy động tại địa phương dự kiến năm 2017 đạt 108.700 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Tiền gửi tổ chức KT: 14.000 tỷ, giảm 8,6% so với cùng kỳ;Tiền gửi tiết kiệm: 88.500 tỷ, tăng 11,2% so với cùng kỳ.

Tổng dư nợ vốn tín dụng dự kiến năm 2017 đạt 103.000 tỷ đồng, tăng 12,2% cùng kỳ, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 42.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41,55%; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 60.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,45%. (http://www.quangninh.gov.vn/Trang/Default.aspx, năm 2017)

2.2.2.2. Đầu tư, xây dựng

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Quảng Ninh ước năm 2017 đạt 60,6 nghìn tỷ đồng tăng 10,1% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 22,7 nghìn tỷ, tăng 6,8% so CK 2016; vốn ngoài nhà nước ước đạt 25,9 nghìn tỷ, tăng 16,5% so CK 2016; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 11,9 nghìn tỷ, tăng 3,9% so CK 2016.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2017 tập trung chủ yếu cho các dự án dân sinh và một số công trình trọng điểm của tỉnh như Cung quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm Quảng Ninh, tuyến đường nối từ đường 18A vào Trung tâm Thể thao vùng Đông Bắc, cải tạo nâng cấp tuyến đường QL 18 vào Khu di tích Yên Tử...; dự án giao thông như cảng hàng không Quảng Ninh, đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, dự án Cầu Bạch Đằng, đường dẫn nút giao thông cuối tuyến; dự án đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn; sân golf Ngôi Sao Hạ Long

(http://www.quangninh.gov.vn/Trang/Default.aspx, năm 2017)

2.2.2.3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Năm 2017, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 2.240 doanh nghiệp (tăng 32% cùng kỳ), với tổng số vốn đăng ký 12.866 tỷ đồng (tăng 9,3%); có 4.657 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin thuế, người đại diện, ngành nghề kinh doanh; số doanh nghiệp những năm trước gặp khó khăn, ngừng hoạt động nay hoạt động trở lại là 500 doanh nghiệp, tăng 43,6%, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh là 14.900 doanh nghiệp, tổng số vốn ddang ký là 147.990 tỷ đồng.

41

Tuy nhiên, có 278 doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh, tăng 20% cùng kỳ; có 750 doanh nghiệp khó khăn, buộc phải tạm ngừng hoạt động (tăng 21% cùng kỳ).

2.2.2.4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Sản xuất nông nghiệp:

Trồng trọt: Năm 2017 toàn tỉnh gieo trồng được 67.365,3 ha, giảm 1,4% so với cùng kỳ. Trong đó, lúa Đông Xuân đạt 16.528,6 ha, giảm 2,5% so cùng kỳ, tương ứng với 423,5 ha; lúa mùa đạt 25.128,6 ha, giảm 0,6% so với cùng kỳ, tương ứng với 160,2 ha.

Chăn nuôi: Trong những tháng đầu năm 2017, giá lợn hơi xuống thấp, gây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch từ thực tiễn thi hành tại tỉnh quảng ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)