loại hành vi và chủ thể thực hiện hành vi nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Có thể nhận thấy, các quy định hiện hành về hành vi CTKLM trong hoạt động dịch vụ du lịch còn chung chung, chưa phản ánh được những nét đặc thù trong việc điều chỉnh hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng đã phát sinh những khó khăn, bất cập nhất định, bản thân hành vi CTKLM, tiêu chí xác định mang tính trừu tượng, khó xác định và cũng khó chứng minh. Để bảo đảm ngăn ngừa, xử lý có hiệu quả hành vi CTKLM trong hoạt động dịch vụ du lịch mang tính toàn diện, đảm bảo bao quát hết các loại hành vi và chủ thể thực hiện hành vi nhằm cạnh tranh không lành mạnh, theo chúng tôi, Nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, nghiên cứu, xây dựng và sớm ban hành bộ chuẩn quy tắc về đạo đức
trong hoạt động KDNH. Việc xác định thế nào là chuẩn mực ĐĐKD, các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh cũng rất khó khăn. Do vậy, chỉ khi ban hành được bộ chuẩn ĐĐKD trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thì mới có được cơ sở để xác định “tính không lành mạnh” trong hành vi cạnh tranh của các Công ty làm căn cứ để điều tra, xử lý.
77
Hai là, làm rõ quan niệm “hợp tác” và “cạnh tranh” trong hoạt động dịch vụ
du lịch làm cơ sở cho việc xác định hành vi CTKLM trong hoạt động dịch vụ du lịch. Theo Từ điển Tiếng Việt, cạnh tranh là “đua tranh với nhau giữa những người theo đuổi cùng một mục đích, nhằm đánh bại đối thủ và giành cho mình thế có lợi nhất”, hợp tác là “cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung”. Như đã phân tích, trong hoạt động, các Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau, tuy nhiên, có những chủ thể lợi dụng việc hợp tác giữa các chủ thể kinh doanh để trục lợi bất hợp pháp hoặc gây khó khăn cho đối tác. Do vậy, theo chúng tôi, hành vi lợi dụng “chính sách hợp tác” trong kinh doanh phải được coi là hành vi CTKLM.
Ba là, về khái niệm hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, có quan
điểm cho rằng “Hành vi CTKLM trong hoạt động dịch vụ du lịch là hành vi cạnh tranh của tổ chức và cá nhân có liên quan đến hành vi CTKLM trong hoạt động dịch vụ du lịch vì quá chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà trái với các chuẩn mực thông thường về ĐĐKD, có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác”. Với quan niệm này, dấu hiệu quan trọng để xác định hành vi CTKLM là “vì quá chạy theo mục tiêu lợi nhuận” mà thực hiện các hành vi vi phạm “chuẩn mực thông thường về ĐĐKD”, chúng tôi cho rằng, với cách tiếp cận này, hành vi CTKLM trong hoạt động dịch vụ du lịch đã thu hẹp quá nhiều hành vi CTKLM theo quy định của Luật Cạnh tranh. Thực tế cho thấy, việc thực hiện hành vi CTKLM của các chủ thể trên thị trường không phải lúc nào cũng vì mục tiêu lợi nhuận, trong thực tế, để gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh đã “hy sinh mục tiêu lợi nhuận” sử dụng các hành vi CTKLM thì hành vi này phải được coi là CTKLM.
Bốn là, thống nhất thẩm quyền và thủ tục xử lý hành vi CTKLM trong hoạt
động dịch vụ du lịch theo thủ tục tố tụng cạnh tranh do Hội đồng Cạnh tranh tiến hành, không nên quy định song song hai thủ tục xử lý hành vi CTKLM tương ứng với thẩm quyền của Cơ quan Thanh tra, Cục Quản lý Cạnh tranh. Theo đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát có trách nhiệm phát hiện, chuyển giao và phối hợp với Hội đồng
78
Cạnh tranh trong việc điều tra, xử lý hành vi CTKLM trong hoạt động dịch vụ du lịch. Thực hiện kiến nghị này sẽ bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trong việc điều tra, xử lý hành vi CTKLM trong hoạt động dịch vụ du lịch, bởi lẽ, Hội đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh.
3.2.3. Giải pháp đổi mới quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực DVDL đảm bảo tính khả thi