Do nền kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh vô cùng đa dạng các ngành nghề và các Doanh nghiệp cũng được thành lập là một con số lớn, để đảm bảo cho hoạt động của Doanh nghiệp của mình được phát triển bền vững trên thị trường thì các Doanh nghiệp này cần pải vượt qua các đối thủ cạnh tranh của mình một cách khốc nghiệt nhất, do đó các Doanh nghiệp cùng hoạt động trên một lĩnh vực sẽ không tránh khỏi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng nặng nề cho sự phát triển của các Doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Đáng chú ý là gần đây đã xuất hiện tình trạng nhiều công ty lữ hành đua nhau hạ giá tua du lịch, thậm chí giá tua thấp hơn so với giá thành đối với khách Trung Quốc. Để bù lại các chi phí và có lãi, các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành Trung Quốc và Việt Nam đã câu kết thông qua hình thức đưa khách đi mua sắm, nâng giá các sản phẩm để bù chi phí đầu vào, bao gồm khách sạn, nhà
45
hàng, phương tiện vận chuyển. Điều này khiến hoạt động đón khách quốc tế trở nên lộn xộn, chất lượng dịch vụ du lịch bị giảm, khách du lịch bị “chặt chém” và làm ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh.
Trước thực trạng này, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của tỉnh đối với các công ty lữ hành; kiểm tra, công khai các tua tuyến cho khách du lịch; rà soát lại việc quản lý các điểm bán hàng, nhà hàng. Bên cạnh đó, thực hiện thanh tra các điểm có các tua du lịch của khách quốc tế; công khai, minh bạch giá dịch vụ tại các điểm bán hàng đối với khách du lịch; đình chỉ hoạt động đối với các doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm các quy định về quản lý hoạt động lữ hành đón khách du lịch qua cửa khẩu đường bộ trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp có trụ sở chính ở tỉnh, thành phố khác mà không có chi nhánh tại tỉnh Quảng Ninh.
Là địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, TP Móng Cái đã chỉ đạo các địa phương và các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, lập lại trật tự hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ trên địa bàn, kiên quyết tháo dỡ các biển hiệu kinh doanh không bảo đảm quy định; xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, xây dựng trái phép, lấn chiếm vỉa hè, không niêm yết giá, chấm dứt tình trạng ăn xin, bán hàng rong đeo bám, chèo kéo khách du lịch và tình trạng không có hướng dẫn viên quản lý các đoàn khách đi sâu vào nội địa Việt Nam.
Chính vì thế đối với tỉnh Quảng Ninh cần có những giải pháp cụ thể để ngăn chặn, xử lí đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động dịch vụ du lịch nhằm ổn định thị trường này, tránh những rủi ro, nhưng ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của tỉnh, bởi ngành dịch vụ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Thực trạng về hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch trong thời gian qua và thực tiễn xử lý hành vi CTKLM trong lĩnh vực dịch vụ du lịch