Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chứng từ xuất khẩu hàng biển tại công ty TNHH yusen logistics (việt nam) (Trang 28 - 30)

1.1 Giới thiệu chung về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa

1.1.6 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận

Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

- Sau khi ký hợp đồng, nếu xảy ra các trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hay một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.

- Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

- Người giao nhận có quyền không nhận chuyên chở hàng nguy hiểm, làm hại đến phương tiện vận chuyển. Có quyền dùng bất cứ phương tiện nào để chuyên chở hàng hóa.

Trách nhiệm của người giao nhận

- Khi người giao nhận là đại lý

 Khi người giao nhận hoạt động với danh nghĩa là đại lý, anh ta phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm hoặc sơ suất của mình hay người làm thuê cho mình.

 Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở, hoặc người giao nhận khác…, nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận.

- Khi người giao nhận là người chuyên chở chính

 Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch

vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác...mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.

 Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình mà còn trong trường hợp anh ta phát hành chứng từ vận tải của mình hay cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở. Người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và người của mình hoặc của người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.

- Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người giao nhận

 Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng phát sinh do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền.

 Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền.

 Khách hàng đóng gói và ký mã hiệu không phù hợp.

 Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp/dỡ hàng hóa.

 Do khuyết tật của hàng hóa, do có đình công và các trường hợp bất khả kháng khác.

- Giới hạn trách nhiệm

 Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng.

 Người làm dịch vụ hàng hóa không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc giao hàng chậm không phải do lỗi của mình gây ra.

 Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hóa đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ.

 Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm khi không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày làm việc (không tính chủ nhật và ngày lễ Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

 Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng, về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chứng từ xuất khẩu hàng biển tại công ty TNHH yusen logistics (việt nam) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)