Kiến nghị phía Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chứng từ xuất khẩu hàng biển tại công ty TNHH yusen logistics (việt nam) (Trang 87 - 94)

Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về giao nhận, thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam.

Nhà nước cần phải hoàn thiện hơn về bộ Luật Hàng hải như sửa các điều khoản cho phù hợp với tình hình giao nhận hiện nay và trên thế giới khi ngày càng các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các hãng tàu nước ngoài ngày càng đầu tư mạnh vào Việt Nam.

Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận.

Nhà nước cần phải ra tay mạnh hơn giải quyết tình trạng cân bằng và phân bố hàng hóa các tàu, container…tại các cảng của nước ta. Nếu nói các cảng ở phía Nam và một vài cảng lớn ở phí Bắc như Hải Phòng… có tải trọng lượng hàng hóa cao và nhiều thì ngược lại các cảng ở miền Trung ngược lại chiếm đến hơn 2/3 tổng số cảng biển của cả nước. Bình quân mỗi tỉnh, thành ở miền trung có 2-3 cảng biển, nhưng hiệu quả hoạt động của các cảng biển không hề khả quan chỉ chiếm khoảng gần 10% số lượng TEU (năm 2006) và hơn thế nữa là mức giá cước tại các cảng này cao hơn các cảng ở phía Nam vì mức đầu tư vào các cảng rất cao. Vì thế, việc nhà nước cần

phải tăng cường các công cụ quản lý hợp lý để phối hợp nhịp nhàng lượng hàng hóa luân chuyển tại các cảng ở các khu vực Bắc Trung Nam đều đặn và cân bằng nhằm tránh tình trạng cảng thì quá tải hàng hóa cảng thì thưa thớt đơn hàng.

Việc quản lý giá cước chưa được chặt chẽ dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng. Các cảng biển đua nhau giảm giá dịch vụ, giá thấp đến mức tối thiểu vẫn không đủ sức cạnh tranh và nguy cơ "phá giá" đang tiềm ẩn của các doanh nghiệp cảng biển. Vấn đề này đã dẫn đến việc các cảng giảm chất lượng dịch vụ, giảm sức đầu tư và không còn khả năng để gánh nợ vốn vay trong và ngoài

Cho nên, về nhà nước cần phải có chính sách hợp lý về mức cước tàu biển rõ ràng cụ thể cho các doanh nghiệp vận tải biển ở các cảng Việt Nam và cần chỉ đạo kiểm tra rà soát để cước phí cảng biển nhằm tiến tới một mặt bằng chung về giá cước của khu vực.

Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận.

Thứ nhất: cần phải đẩy mạnh đầu tư, xây dựng và nâng cấp các cảng tại Việt Nam. Nhà nước cần phải xây dựng nhiều cảng biển có quy mô trọng điểm chính ở các tỉnh có lượng hàng hóa lưu chuyển nhiều hơn. Nhằm tránh tình trạng mất cân bằng cảng hàng nhiều và cảng hàng ít dẫn đến quá tải và xuống cấp như cảng ở TPHCM. Nhìn vào thực tiễn cho thấy thì nước ta hiện có 39 cảng biển được chia thành 6 nhóm. Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng hóa và đặc biệt là hàng hóa container vận chuyển bằng đường biển đang tăng trưởng với tốc độ cực kỳ cao, trên 20%/năm từ 2001-2008, nhưng phân bố lượng hàng qua các cảng là không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và TP.HCM. Trong khi đó, các cảng ở khu vực khác đang hoạt động dưới công suất do thiếu nguồn hàng hóa bốc xếp. Thêm vào đó, tốc độ nâng cấp xây mới các cảng chính lại không theo kịp tốc độ phát triển hàng hóa, dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng đối với các cảng biển.

Thứ hai: đầu tư, ứng dụng, nâng cấp và phát triển các phương tiện vận tải trong ngành, Ứng dụng công nghệ thông tin và và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): việc ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là trong quản lý và khai thác cảng biển được xem là yếu tố sống còn cho các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Các hệ thống này chính là "phần mềm" của cảng biển. Ưu điểm của các hệ thống này là hạn chế tối đa những sai sót của con người, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, nâng cao năng suất xếp dỡ của cảng biển và công suất của kho, bãi. Hơn thế nữa IT và EDI còn là những yếu tố cơ bản đặt nền móng cho các cảng biển tiến tới việc ứng dụng thương mại điện tử.

Tóm lại, việc ứng dụng IT và EDI trong quản lý và khai thác conatiner tại các cảng biển Việt Nam (ngọai trừ VICT) hầu như chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức. Vì thế cần mau sớm kiến nghị nhà nước có những giải pháp cũngnhư cách thực hiện nhanh chóng để các doanh nghiệp vận tải biển sớm ứng dụng và phát huy được khả năng của mình không những trên sân nhà lẫn quốc tế.

Phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế liên quan đến giao nhận vận tải. Hiện nay, Việt Nam đang xem xét việc gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chủ yếu là ba công ước: Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đường biển (Hague-Visby) thì quyền lợi của chủ tàu được đảm bảo hơn, Công ước của Liên hiệp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Hamburg) thì lại bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng nhiều hơn và Công ước Liên hiệp quốc về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển (Rotterdam) thì dung hòa cả 2 công ước nói trên và mang tính chuyên nghiệp cao nhưng lại có ít nước tham gia. Với việc kí kết và tham gia các công ước rất có ý nghĩa cho ngành giao nhận ở Viêt Nam. Tuy nhiên, để lựa chọn công ước nào thì Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ những nội dung bao hàm trong nó và có sự so sánh với thực tế kinh tế và pháp luật hiện hành.

Trích lời Ông Phạm Đình Thưởng, Trưởng phòng xây dựng pháp luật, Bộ Công Thương “ nói rằng khi tham gia các công ước quốc tế trong việc vận chuyển hàng hóa

bằng đường biển thì các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được hội nhập thương mại quốc tế. Nhà vận chuyển sẽ được tham gia cạnh tranh công bằng hơn với các hãng tàu lớn và hơn thế nữa khi mà Việt Nam đã có đội tàu lớn mạnh vào năm 2020 khi đó tham gia thì sẽ có lợi hơn”

Theo “Ông David Luff, Công ty Luật Appleton Luff - International Lawyers, Chuyên gia Dự án Mutrap” thì việc tham gia các công ước quốc tế không cần gấp gáp. Tuy nhiên, để tạo niềm tin cho những người gửi hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ vận tải Việt Nam, theo tôi các bạn nên tham gia vào công ước, đây là vấ Ứng dụng công nghệ thông tin và và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): việc ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là trong quản lý và khai thác cảng biển được xem là yếu tố sống còn cho các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Các hệ thống này chính là "phần mềm" của cảng biển. Ưu điểm của các hệ thống này là hạn chế tối đa những sai sót của con người, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, nâng cao năng suất xếp dỡ của cảng biển và công suất của kho, bãi. Hơn thế nữa IT và EDI còn là những yếu tố cơ bản đặt nền móng cho các cảng biển tiến tới việc ứng dụng thương mại điện tử.

Tóm lại, việc ứng dụng IT và EDI trong quản lý và khai thác conatiner tại các cảng biển Việt Nam (ngọai trừ VICT) hầu như chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức.

Vì thế cần mau sớm kiến nghị nhà nước có những giải pháp cũng như cách thực hiện nhanh chóng để các doanh nghiệp vận tải biển sớm ứng dụng và phát huy được khả năng của mình không những trên sân nhà lẫn quốc tế.

KẾT LUẬN

Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, vận tải hàng hóa quốc tế

không những là cầu nối để trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hay những vùng lãnh thổ mà nó còn là một phương tiện quan trọng trong thương mại quốc tế.

Hoạt động quản lý chứng từ xuất khẩu hàng biển là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa quốc tế. Với tiềm năng về vốn, quy mô, công nghệ, kinh nghiệm từ Yusen logistics trên thế giới và sự nỗ lực không ngừng, hiện nay công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) đang hoạt động khá hiệu quả trong vấn đề này, đồng thời công ty không ngừng nỗ lực để hoàn thiện mình, khắc phục những hạn chế để trở thành một đối tác tin cậy của khách hàng trên khắp thế giới.

Luận văn thạc sỹ kinh tế “ Nâng cao hiệu quả quy trình hoạt động quản lí chứng từ xuất khẩu hàng biển tại công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) đã cho thấy công ty Yusen Logistics (Việt Nam) là một công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics với một quy trình hoạt động quản lý chứng từ xuất khẩu hàng biển khá rõ ràng, điều này làm tiền đề để công ty Yusen Logistics (Việt Nam) có được một quy trình hoạt động quản lí chứng từ xuất khẩu hàng biển hiệu quả.

Trên cơ sở những kiến thức đã học và qua quá trình làm việc thực tế tại công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam), tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quy trình hoạt động quản lí chứng từ xuất khẩu hàng biển tại công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam), cụ thể như nâng cao năng lực cho nhân viên chứng từ, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hoàn thiện bộ quy trình chuẩn trong các bước quản lí chứng từ xuất khẩu hàng biển.

Những giải pháp mà tác giả đưa ra trong luận văn này hy vọng sẽ giúp công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) đạt được những vị thế cao hơn nữa trong ngành Logistics Việt Nam cũng như ngành logistics trên toàn thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Dương Hải Hưng, Trần Quốc Thành, 2015, Giáo trình lý luận quản lý, Nhà xuất bản ĐHQG, Hà Nội.

2. Dương Hữu Hạnh, 2010, Cẩm nang nghiệp vụ Xuất Nhập khẩu, NXB Thống Kê

3. Dương Hữu Hạnh, 2014, Vận tải – giao nhận quốc tế và bảo hiểm hảng hải, NXB Thống Kê.

4. Dương Hồng Thanh, 2007, Logistics Việt Nam thách thức và cơ hội, Hàng hải Việt Nam, số 1+2.

5. Nguyễn Duy Minh, 2016, Ngành dịch vụ Logistics trước yêu cầu hội nhập

sâu rộng của Việt Nam, Tạp chí Giao thông vận tải số tháng 06/2016.

6. Nguyễn Đức Lợi, 2008, Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Thọ, 2010, Giáo trình Quản Trị Học.

8. PGS.TS Lê Thế Giới, 2008, Giáo trình kinh tế học vi mô, nhà xuất bản ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

9. PGS,TS Đinh Ngọc Viện, 2002, Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, NXB Giao thông vận tải.

10.PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, 2017, Giáo trình kỹ thuật ngoại thương. NXB LĐ - XH.

11.PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, TS. Kim Ngọc Đạt, Logistics – những vấn đề

cơ bản, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội (08/2010).

12. PGS,TS Nguyễn Như Tiến, 2006, Logistics – Khả năng ứng dụng và phát

triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải quốc tế.

14.GS,TS Hoàng Văn Châu, 2003, Vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, NXB Khoa học Kỹ thuật.

15.GS,TS Hoàng Văn Châu, 2009, Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và truyền thông Hà Nội

16. GS,TS Ngô Đình Giao, 1997, Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các

doanh nghiêp, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội,

17. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005, Luật Hàng hải

Việt Nam 2005, Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam.

18. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005, Luật Thương

mại Việt Nam 2005, Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam.

19.Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) năm 2016, 2017, 2018

20.Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) năm 2019. 21.Một số tài liệu nội bộ của công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam)

Tiếng nước ngoài

1. Alan Rushton, John Oxley, Phil Croucher, 2005, The Handbook of Logistics and Distribution Management.

2. Donal J, Bowsersox and David J,Closs, 1996, Logisticscal Management:

the Intergrated Supply Chain Process, The Mc Graw-Hill, London.

3. James R,Stock and Lisa M,Ellram, 1998, Fundamentals of logistics

management, Mc Graw Hill, Singapore.

4. Kent N, Gourdin, 2006, Global Logistics Management, Blackwell Publishing.

5. Martin Christopher, 1998, Logistics and Supply Chain Management:

Strategies for reducing cost and improve service, Prentice Hall Publisher,

Website

1. http://acb.com.vn, 19/05/2019, Bản tin ngành dệt may, http://acb.com.vn/wps/wcm/connect/da21a640-3e8d-4830-a745-

e5ab19980485/Cap+nhat+thi+truong+det+may+25.09+.pdf?MOD=AJPE RES

2. https://sungroup.kiengiang.vn, 19/05/2019, dự án kênh đào Kra và kỳ vọng để Việt Nam bứt phá, https://sungroup.kiengiang.vn/du-an-kenh-dao-kra- va-ky-vong-de-viet-nam-but-pha/

3. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương Việt Nam:http://moit.gov.vn, 12/05/2019.

4. Cổng thông tin điện tử Tổng cục thống kê nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: www.gso.vn, 20/02/2019.

5. Vietnam Report 500: www.vnr500.com.vn , 02/02/2019

6. Website tập đoàn Yusen, 01/12/2019, 02/03/2019, https://www.yusen- logistics.com/en/south-asia/vietnam

7. Website Công ty cổ phần Đại lý vận tải SAFI: http://www.safi.com.vn/?slangid=vi-VN , 25/02/2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chứng từ xuất khẩu hàng biển tại công ty TNHH yusen logistics (việt nam) (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)