Mô hình Baumol dựa vào giả thuyết dòng tiền chắc chắn. Tuy nhiên, khi dòng tiền tương lai không chắc chắn thì mô hình quản trị tiền Miller - Orr sẽ thực tế và phù hợp hơn. Miller - Orr đề cập tới quản trị dòng tiền liên tục, căn cứ vào tính thanh khoản và sự nhạy cảm với lãi suất của dòng tiền. Được xây dựng dựa trên phát triển mô hình Baumol, mô hình Miller - Orr xem xét cách một doanh nghiệp quản trị tiền như thế nào nếu họ không ước tính được dòng tiền vào và dòng tiền ra hàng ngày.
Merton Millere và Daniel Orr phát triển mô hình tồn quỹ với dòng thu và chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày. Mô hình Miller - Orr liên quan đến cả dòng thu (inflows) và dòng chi (outflows) tiền và giả định dòng tiền ròng ( dòng thu trừ dòng chi) có phân phối chuẩn. Dòng tiền tệ ròng hàng ngày có thể ở mức rất cao hoặc rất thấp. Tuy nhiên, chúng ta giả định dòng tiền ròng bằng 0, tức là dòng thu đủ bù đắp nguồn chi.
Có ba khái niệm cần chú ý trong mô hình Miller – Orr: Giới hạn trên (H), giới hạn dưới(L), tồn quỹ mục tiêu (Z). Các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp thiết lập H căn cứ vào chi phí cơ hội giữ tiền và L căn cứ vào rủi ro do thiếu tiền. Công ty cho phép tồn quỹ biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn và nếu như tồn quỹ vẫn nằm trong mức giới hạn trên và mức giới hạn dưới thì công ty không cần thiết thực hiện mua hay bán chứng khoán ngắn hạn. Khi tồn quỹ lên tới giới hạn trên, ( tại điểm X) thì công ty sẽ mua (H-Z) đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm tồn quỹ trở về Z. Ngược lại, khi tồn quỹ giảm chạm tới giới hạn dưới ( tại điểm Y ) thì công ty sẽ bán (Z-L) đồng chứng khoán ngắn hạn để gia tăng tồn quỹ lên Z.
Giống như mô hình Baumol, mô hình Miller – Orr xác định tồn quỹ dựa vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội:
• Chi phí giao dịch F là chi phí liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn để chuyển đổi từ tài sản đầu tư cho mục đích sinh lời ra tiền nhằm mục đích thanh toán
• Chi phí cơ hội do giữ tiền là K, bằng lãi suất ngắn hạn.
Khác với mô hình Baumol, trong mô hình Miller – Orr, số lần giao dịch của mỗi thời kỳ là số ngẫu nhiên, thay đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của dòng thu và dòng chi tiền. Kết quả là chi phí giao dịch phụ thuộc vào số lần giao dịch chứng khoán ngắn hạn kỳ vọng, còn chi phí cơ hội phụ thuộc vào tồn quỹ kỳ vọng.
Với tồn quỹ thấp nhất L đã cho, giải mô hình Miller – Orr, chúng ta tìm được tồn quỹ mục tiêu Z và giới hạn trên H.
ưu
Z*= √3𝐹 𝜎2
4𝐾
3
+ 𝐿 H*=3Z* - 2L
Trong đó * chỉ giá trị tối ưu và 𝜎2 là phương sai của dòng tiền ròng hàng ngày. Tồn quỹ trung bình theo mô hình Miller – Orr là:
Caverage= (4Z – L)/3
Tuy nhiên, để sử dụng mô hình Miller – Orr, các nhà quản trị tài chính cần phải làm bốn việc:
• Thiết lập giới hạn dưới cho tồn quỹ. Giới hạn này liên quan đến mức độ an toàn chi tiêu do ban quản lý quyết định.
• Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền thu chi hàng ngày
• Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày
• Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn.
Như vậy, ngoài hai biến độc lập có mối quan hệ tỷ lệ thuận (F) và tỷ lệ nghịch (K) với mức tồn quỹ tối ưu, Miller và Orr đã bổ sung thêm nhân tố biến động của lưu chuyển tiền thuần (đo bằng phương sai thu chi ngân quỹ) vào mô hình. Theo đó, một doanh nghiệp có dòng tiền thường xuyên biến động thất thường, chênh lệch giữa thu và chi lớn, cần duy trì mức tồn quỹ cao. Ngược la ̣i, nếu dòng tiền ổn đi ̣nh, mức tồn quỹ cần thiết sẽ nhỏ hơn. Kết luận này phù hợp với suy luận lý thuyết, đồng thời, giúp mô hình Miller - Orr có giá tri ̣ ứng du ̣ng hơn trong thực tiễn, trở thành mô hình được sử du ̣ng phổ biến để xác đi ̣nh ngân quỹ tối ưu cho doanh nghiệp.