Quản trị tiền tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền trong công ty cổ phần đầu tư phát triển sài gòn co op (SCID) (Trang 73)

2.2.1. Thực trạng hoạt động thu, chi tiền của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP là bảng số liệu vô cùng quan trọng để biết được thực trạng tình hình quản trị tiền của doanh nghiệp, qua báo cáo này, ta sẽ xác định được dòng tiền ra, vào công ty như thế nào, với số lượng là bao nhiêu. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở Phụ lục 3 cũng thể hiện rõ công tác quản trị tiền của doanh nghiệp đã hiệu quả và phù hợp hay không.

Để có cái nhìn tổng quát và chi tiết về hoạt động thu chi tiền của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP, Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ được phân tích theo chiều dọc (phân tích tình hình hoạt động thu, chi tiền trong từng năm 2014, 2015, 2016) và phân tích theo chiều ngang (so sánh sự tăng giảm giữa các năm trong giai đoạn 2014- 2016) để thấy được lượng tiền thay đổi qua từng năm như thế nào.

Đầu tiên, luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng thu chi tiền trong từng năm của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP.

Tình hình thu, chi tiền năm 2014

Trong năm 2014, công ty có sự luân chuyển tiền trong các hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Trong hoạt động SXKD, lượng tiền thu về của công ty đến từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động và thu hồi các khoản phải thu lần lượt là 21.851.640.901 VNĐ và 20.346.654.801 VNĐ, tuy nhiên lượng tiền thu về của công ty trong hoạt động SXKD không thể bù đắp được lượng tiền chi ra là các khoản phải trả (21.166.600.242 VNĐ) và chi phí trả trước (12.149.673.888 VNĐ), đặc biệt là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp lên tới (218.825.305.836 VNĐ), điều này làm cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm (215.439.641.164 VNĐ).

Về lượng tiền luân chuyển trong hoạt động đầu tư trong năm 2014 của SCID là 522.593.309.242 VNĐ, Công ty đã thu hồi được tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là 495.491.303.607 VNĐ và tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

là 187.116.007.818 VNĐ, lượng tiền thu được này đủ để công ty chi trả cho việc mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác là (106.673.947.112 VNĐ) và giúp công ty có thể tiếp tục chi góp vốn vào đơn vị khác với số tiền (58.775.500.000 VNĐ).

Đối với lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính, trong năm 2014, công ty phải chi tiền để trả nợ gốc vay là (78.975.616.296 VNĐ), bên cạnh đó là chi tiền cho khoản cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (119.850.530.690 VNĐ) đã làm cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty trong năm này âm (198.826.146.986 VNĐ).

Từ sự luân chuyển tiền trong các hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, sự lưu chuyển tiền thuần trong năm của công ty là 108.327.521.092 VNĐ, cộng thêm lượng tiền dự trữ từ năm 2013 là 116.474.978.127 VNĐ, vào cuối kỳ, tổng lượng tiền công ty nắm giữ là 224.802.499.219 VNĐ.

Tình hình thu chi tiền năm 2015

Trong năm này, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt179.078.503.333 VNĐ, nguyên nhân là do lượng tiền thu về từ các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 29.463.322.535 VNĐ, công ty tăng được lượng tiền thu về từ tài khoản các khoản phải thu là 26.376.111.010 VNĐ cùng với việc giảm các khoản phải trả và chi phí trả trước lần lượt là 55.871.499.376 VNĐ và 74.070.810.559 VNĐ, bên cạnh đó, trong năm 2015 công ty chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức (2.605.740.339 VNĐ), và chi tiền khác cho hoạt động kinh doanh là (1.624.863.439 VNĐ) cùng với giảm chứng khoán kinh doanh (2.532.636.368 VNĐ).

Trong hoạt động đầu tư của công ty, công ty phải chi tiền để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác là (41.321.959.680 VNĐ), khoản chi này được bù đắp bởi tiền thu được từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác có giá trị 41.402.243.409 VNĐ. Trong năm 2015, công ty thu được tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác là 10.000.000.000 VNĐ và thu hồi tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là

3.400.000.000 VNĐ, lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động đầu tư của công ty đạt 95.167.800.780 VNĐ, chủ yếu là tiền thu được từ khoản thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 81.687.517.051 VNĐ.

Về lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong năm 2015 của công ty bị âm (79.917.963.060 VNĐ) do phải chi tiền để trả cho khoản cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu là 79.917.963.060 VNĐ.

Các hoạt động SXKD, đầu tư, tài chính tạo ra lưu chuyển thuần trong kỳ của công ty là 194.328.341.054 VNĐ, với lượng tiền đầu kỳ là 224.802.499.219 VNĐ – tích luỹ đến cuối năm 2014, công ty có được lượng tiền cuối kỳ là 419.130.840.273 VNĐ

Tình hình thu, chi tiền năm 2016

Năm 2016, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động của công ty giảm, xuống âm (22.084.83.809 VNĐ) làm công ty mất lượng tiền thu về từ khoản này, cùng với việc phải chi tiền cho các khoản phải trả là 40.377.142.492 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp (7.114.719.590 VNĐ) và giảm chứng khoán kinh doanh (6.392.777.451 VNĐ) cùng với tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh là 1.057.288.550 VNĐ. Tuy nhiên, công ty thu được nguồn tiền từ các khoản phải thu là 99.679.849.526 VNĐ, và giảm được chi phí trả trước 8.159.859.072 VNĐ đã bù đắp được số tiền phải chi ra làm cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn dương 30.827.948.706 VNĐ.

Trong năm này, hoạt động đầu tư của công ty tăng mạnh, công ty tăng tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là 113.233.500.000 VNĐ, chi tiền để mua sắm, xây dựng tài sản cố định, các tài sản dài hạn khác là 12.423.200.771 VNĐ và cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác là 3.500.000.000 VNĐ, để bù đắp chi tiền cho hoạt động đầu tư là lượng tiền công ty thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác là 245.786.472.484 VNĐ cùng với tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 49.637.428.218 VNĐ, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 17.087.617.819 VNĐ và tiền thu hồi cho vay, bán lại các

công cụ nợ của đơn vị khác là 3.500.000.000 VNĐ. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong năm 2016 của công ty là 186.854.817.750 VNĐ.

Năm 2016, công ty chỉ chi tiền trả cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu ở mức 220.383.700 VNĐ, do đó lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty là (220.383.700) VNĐ.

Sự luân chuyển tiền từ các hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ của công ty tạo ra 217.462.382.756 VNĐ lưu chuyển tiền thuần trong năm của công ty, cộng với lượng tiền đầu kỳ là 419.130.840.273 từ năm 2015, lượng tiền cuối năm 2016 của công ty là 636.593.223.029 VNĐ.

Phân tích theo chiều ngang để thấy được sự thay đổi trong tình hình thu chi tiền giữa các năm trong giai đoạn 2014 – 2016 của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP.

Đồ thị 2.3: Lưu chuyển tiền tệ các năm 2014, 2015, 2016

Đơn vị tính: VNĐ

Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD

Dòng tiền trong hoạt động SXKD tăng mạnh 183% từ âm 215.439.641.164 VNĐ năm 2014 lên tới 179.078.503.334 VNĐ trong năm 2015 và giảm đáng kể 83% xuống mức 30.827.948.706 VNĐ khi sang năm 2016. Các số liệu này phù hợp với các số liệu về doanh thu của công ty.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Đối với hoạt động đầu tư của công ty, dòng tiền giảm mạnh (82%) từ 522.593.309.242 VNĐ năm 2014 xuống 95.167.800.780 VNĐ năm 2015 và tăng trở lại 96% sang năm 2016 lên tới 186.854.817.750 VNĐ.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Tình hình về hoạt động tài chính, công ty có xu hướng giảm chi cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu, từ mức 198.826.146.986 VNĐ năm 2014 về mức

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Lưu chuyển tiền từ hoạt

động kinh doanh -215,439,641,164 179,078,503,334 30,827,948,706

Lưu chuyển tiền từ hoạt

động đầu tư 522,593,309,242 95,167,800,780 186,854,817,750

Lưu chuyển tiền từ hoạt

động tài chính -198,826,146,986 -79,917,963,060 -220,383,700 -300,000,000,000 -200,000,000,000 -100,000,000,000 0 100,000,000,000 200,000,000,000 300,000,000,000 400,000,000,000 500,000,000,000 600,000,000,000

79.917.963.060 VNĐ (giảm 33%) và giảm tiếp 100% chỉ còn khoảng 220.383.700 VNĐ ở năm 2016.

2.2.2. Thực trạng kiểm soát thu, chi tiền

SCID vẫn chưa áp dụng các thông lệ, phương thức của quốc tế vào hoạt động kiểm soát thu chi, tiền.

Kiểm soát thu tiền

Hình thứ c thu tiền chủ yếu là qua chuyển khoản ngân hàng đơn thuần tức là khách hàng sẽ chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp ta ̣i ngân hàng.

Kiểm soát chi tiền

Công ty có nhận thứ c về việc phải kéo dài tối đa thời gian thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Công ty chỉ thực hiện thanh toán đúng ha ̣n, và thanh toán sớm khi nhận được tỷ lệ chiết khấu thanh toán hấp dẫn. Đó là lý do vì sao mà khoản phải trả người bán của công ty ngày càng tăng. Công ty chia việc kiểm soát chi tiền mặt vớ i hai đối tượng.

• Kiểm soát chi tiền theo tình hình kinh doanh: chủ yếu là thanh toán đúng hạn.

• Kiểm soát chi tiền đối với nhà cung cấp truyền thống: ngoài việc thanh toán đúng ha ̣n, công ty có thể tiến hành đàm phán lùi thời ha ̣n thanh toán trong mứ c mà hai bên chấp nhận được. 


2.2.3. Thực trạng nhu cầu tồn trữ tiền tối ưu

Công ty cổ phần đầu tư phát triển Sài Gòn CO.OP không xây dựng mô hình tính mứ c tồn trữ tiền mặt tối ưu. Hiện ta ̣i việc xác đi ̣nh nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu của công ty được nhà quản tri ̣ xác đi ̣nh dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Ngoài ra có căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm trước và tình hình kinh doanh 3 tháng đầu năm cùng với kế hoa ̣ch kinh doanh đã xây dựng từ năm trước. Việc quản lý tổng lượng tiền mặt tồn trữ và bảo đảm nhu cầu tiền mặt do kế toán thanh toán tiền gửi ngân hàng thực hiện. Hàng tháng, kế toán phải lập báo cáo tiền mặt tồn trữ và tình hình các khoản đầu tư, khoản vay ngắn ha ̣n. Khác với đầu tư tài chính dài hạn, các công cu ̣ tài chính ngắn ha ̣n mà Công ty sử du ̣ng tương đối đơn giản chủ yếu là các khoản tiền gửi, khoản vay có kỳ ha ̣n với lãi suất thấp và an toàn. 


Chính vì thế mà lượng tiền tích lũy cuối kỳ của công ty không ổn đi ̣nh và công ty thường sẽ có những quyết đi ̣nh trong quá trình kinh doanh để quản lý lượng tiền thu hay chi ra bao nhiêu. 


2.2.4. Thực trạng chính sách tài chính trong quản trị tiền

Công ty có chính sách tài chính về quản tri ̣ tiền mặt trong hai trường hợp, dòng ngân lưu âm và dòng ngân lưu dương.

Chính sách đầu tư

Khi ngân quỹ thặng dư, Công ty đưa ra quyết đi ̣nh đầu tư nhằm tăng lợi nhuận kỳ vo ̣ng thay vì để tiền nhàn dỗi, mức sinh lời thấp. Công ty lựa cho ̣n kênh đầu tư là tiền gửi có kỳ ha ̣n ngắn (dưới 03 tháng) ta ̣i ngân hàng thương mại. Đây là kênh có rủ i ro thấp, an toàn trong ngắn ha ̣n. Khi đưa ra quyết đi ̣nh đầu tư này, công ty không đòi hỏi mu ̣c tiêu sinh lời cao, mà mu ̣c đích chính là đảm bảo an toàn thanh khoản. Bên cạnh đó, công ty tăng vốn góp vào các công ty liên kết khi ngân quỹ thặng dư cũng như tìm kiếm những dự án kinh doanh mới.

Chính sách tài trợ

Chính sách tài trợ khi công ty bị thâm hụt ngân quỹ, dòng tiền vào nhỏ hơn dòng tiền ra đó là công ty sẽ tìm kiếm nguồn tài trợ cho sự thiếu hụt này. Chính sách được công ty đưa ra là huy động vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu, bên cạnh đó là việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác không dùng đến hoặc không hiệu quả. SCID ít sử dụng hình thức vay nợ từ ngân hàng thương mại, trong giai đoạn 2014 – 2016, chỉ có năm 2014 công ty vay nợ và phải trả chi phí lãi vay.

Chính sách thanh toán

Tùy theo trạng thái của ngân quỹ mà chính sách thanh toán cũng được thay đổi linh hoa ̣t. Khi ngân quỹ thặng dư, chính sách thanh toán sẽ linh hoa ̣t hơn, cho phép khách hàng mua trả chậm giá tri ̣ lớn hơn, gia ha ̣n cho những khoản nợ cũ, trả nợ trước ha ̣n... Với chính sách thanh toán linh hoa ̣t như vậy, Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán, tăng cơ hội kinh doanh từ đó gia tăng lợi nhuận trong tương

lai. Mặc dù vậy, tăng giá trị phải thu, gia ha ̣n nợ.... sẽ làm gia tăng chi phí theo dõi và thu hồi công nợ và rủi ro.

Khi ngân quỹ thiếu hu ̣t, Công ty thực hiện chính sách thanh toán thắt chặt hơn. Công ty tăng cường thu hồi công nợ, giảm giá tri ̣ bán chi ̣u, giảm đầu tư vào hàng tồn kho và trì hoãn có thể khoản phải trả. Với chính sách thặt chặt như vậy, dòng tiền của Công ty được tăng cường và khả năng thanh toán được đảm bảo. Tuy nhiên, quy mô tiêu thụ bi ̣ ảnh hƣởng, chi phí theo dõi và thu hồi công nợ giảm, rủi ro phát sinh nợ xấu giảm song rủi ro kinh doanh tăng.


Cho nên ta có thể thấy chính sách tài chính trong quản tri ̣ tiền mặt của công ty thể hiện khá rõ là: nếu dòng tiền thuần có dấu hiệu âm, công ty sẽ xem xét và cắt giảm tối đa những chi phí không quá cần thiết để giảm chi quá càng nhỏ càng tốt. Nếu đã giảm chi nhưng gánh nặng chi vẫn lớn, công ty sẽ thu hồi vốn góp hoặc đi vay hoặc công ty có kế hoa ̣ch tích lũy tiền mặt từ các năm trước để dự phòng cho các khoản chi đáp ứng được kế hoa ̣ch phát triển của công ty.

Vớ i dòng tiền thuần dương, công ty sẽ kết hợp nghiên cứu thi ̣ trường đầu tư và đẩy ma ̣nh chi tiêu cho hoa ̣t động SXKD và đầu tư nhưng phải xem xét lượng tiền mặt đầu kỳ có đủ mức chi trả cho các hoa ̣t động đầu tư này và lợi nhuận đem la ̣i có ở mức công ty chấp nhận được.

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị dòng tiền của SCID 2.3.1. Chỉ tiêu thời gian chuyển hoá thành tiền

Bảng 2.1: Kỳ luân chuyển tiền của công ty trong các năm 2014, 2015, 2016

Đơn vị: ngày Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch 2016/2015 2015/2014 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho - - 0,14 - -

Kỳ thu tiền trung bình 401,2 619,9 411,9 (218,7) 208,0 Kỳ trả tiền trung bình 767,76 151,17 177,11 616.59 (25.94) Thời gian chuyển hoá thành

tiền (366,56) 468,73 234,79 (835.29) 233,94

(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Từ bảng 2.1 ta thấy chu kỳ chuyển đổi tiền của công ty năm 2016 âm, công ty chỉ thanh toán đúng hạn và đàm phán lùi thời gian thanh toán để tăng tối đa thời gian chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp lên tới 767,76 ngày, đã làm kỳ chuyển đổi tiền âm (366,56) ngày. Còn trong hai năm 2015 và 2014, công ty đều dương do trong hai năm này công ty thực hiện nới lỏng tín dụng, làm tăng thời gian thu hồi các khoản phải thu lần lượt là 619,9 và 411,9 ngày. Cũng trong hai năm 2015 và 2014, thời kỳ thanh toán đều thấp hơn so với năm 2016 là 151,17 và 177,11 ngày.

Bên cạnh đó công ty thực hiện theo hình thức thuê nhà thầu thi công, không trực tiếp thi công mà chỉ làm chủ đầu tư, tổng thầu và giao cho các nhà thầu. Do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền trong công ty cổ phần đầu tư phát triển sài gòn co op (SCID) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)