Công ty cổ phần đầu tư phát triển Sài Gòn CO.OP không xây dựng mô hình tính mứ c tồn trữ tiền mặt tối ưu. Hiện ta ̣i việc xác đi ̣nh nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu của công ty được nhà quản tri ̣ xác đi ̣nh dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Ngoài ra có căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm trước và tình hình kinh doanh 3 tháng đầu năm cùng với kế hoa ̣ch kinh doanh đã xây dựng từ năm trước. Việc quản lý tổng lượng tiền mặt tồn trữ và bảo đảm nhu cầu tiền mặt do kế toán thanh toán tiền gửi ngân hàng thực hiện. Hàng tháng, kế toán phải lập báo cáo tiền mặt tồn trữ và tình hình các khoản đầu tư, khoản vay ngắn ha ̣n. Khác với đầu tư tài chính dài hạn, các công cu ̣ tài chính ngắn ha ̣n mà Công ty sử du ̣ng tương đối đơn giản chủ yếu là các khoản tiền gửi, khoản vay có kỳ ha ̣n với lãi suất thấp và an toàn.
Chính vì thế mà lượng tiền tích lũy cuối kỳ của công ty không ổn đi ̣nh và công ty thường sẽ có những quyết đi ̣nh trong quá trình kinh doanh để quản lý lượng tiền thu hay chi ra bao nhiêu.
2.2.4. Thực trạng chính sách tài chính trong quản trị tiền
Công ty có chính sách tài chính về quản tri ̣ tiền mặt trong hai trường hợp, dòng ngân lưu âm và dòng ngân lưu dương.
Chính sách đầu tư
Khi ngân quỹ thặng dư, Công ty đưa ra quyết đi ̣nh đầu tư nhằm tăng lợi nhuận kỳ vo ̣ng thay vì để tiền nhàn dỗi, mức sinh lời thấp. Công ty lựa cho ̣n kênh đầu tư là tiền gửi có kỳ ha ̣n ngắn (dưới 03 tháng) ta ̣i ngân hàng thương mại. Đây là kênh có rủ i ro thấp, an toàn trong ngắn ha ̣n. Khi đưa ra quyết đi ̣nh đầu tư này, công ty không đòi hỏi mu ̣c tiêu sinh lời cao, mà mu ̣c đích chính là đảm bảo an toàn thanh khoản. Bên cạnh đó, công ty tăng vốn góp vào các công ty liên kết khi ngân quỹ thặng dư cũng như tìm kiếm những dự án kinh doanh mới.
Chính sách tài trợ
Chính sách tài trợ khi công ty bị thâm hụt ngân quỹ, dòng tiền vào nhỏ hơn dòng tiền ra đó là công ty sẽ tìm kiếm nguồn tài trợ cho sự thiếu hụt này. Chính sách được công ty đưa ra là huy động vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu, bên cạnh đó là việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác không dùng đến hoặc không hiệu quả. SCID ít sử dụng hình thức vay nợ từ ngân hàng thương mại, trong giai đoạn 2014 – 2016, chỉ có năm 2014 công ty vay nợ và phải trả chi phí lãi vay.
Chính sách thanh toán
Tùy theo trạng thái của ngân quỹ mà chính sách thanh toán cũng được thay đổi linh hoa ̣t. Khi ngân quỹ thặng dư, chính sách thanh toán sẽ linh hoa ̣t hơn, cho phép khách hàng mua trả chậm giá tri ̣ lớn hơn, gia ha ̣n cho những khoản nợ cũ, trả nợ trước ha ̣n... Với chính sách thanh toán linh hoa ̣t như vậy, Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán, tăng cơ hội kinh doanh từ đó gia tăng lợi nhuận trong tương
lai. Mặc dù vậy, tăng giá trị phải thu, gia ha ̣n nợ.... sẽ làm gia tăng chi phí theo dõi và thu hồi công nợ và rủi ro.
Khi ngân quỹ thiếu hu ̣t, Công ty thực hiện chính sách thanh toán thắt chặt hơn. Công ty tăng cường thu hồi công nợ, giảm giá tri ̣ bán chi ̣u, giảm đầu tư vào hàng tồn kho và trì hoãn có thể khoản phải trả. Với chính sách thặt chặt như vậy, dòng tiền của Công ty được tăng cường và khả năng thanh toán được đảm bảo. Tuy nhiên, quy mô tiêu thụ bi ̣ ảnh hƣởng, chi phí theo dõi và thu hồi công nợ giảm, rủi ro phát sinh nợ xấu giảm song rủi ro kinh doanh tăng.
Cho nên ta có thể thấy chính sách tài chính trong quản tri ̣ tiền mặt của công ty thể hiện khá rõ là: nếu dòng tiền thuần có dấu hiệu âm, công ty sẽ xem xét và cắt giảm tối đa những chi phí không quá cần thiết để giảm chi quá càng nhỏ càng tốt. Nếu đã giảm chi nhưng gánh nặng chi vẫn lớn, công ty sẽ thu hồi vốn góp hoặc đi vay hoặc công ty có kế hoa ̣ch tích lũy tiền mặt từ các năm trước để dự phòng cho các khoản chi đáp ứng được kế hoa ̣ch phát triển của công ty.
Vớ i dòng tiền thuần dương, công ty sẽ kết hợp nghiên cứu thi ̣ trường đầu tư và đẩy ma ̣nh chi tiêu cho hoa ̣t động SXKD và đầu tư nhưng phải xem xét lượng tiền mặt đầu kỳ có đủ mức chi trả cho các hoa ̣t động đầu tư này và lợi nhuận đem la ̣i có ở mức công ty chấp nhận được.
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị dòng tiền của SCID 2.3.1. Chỉ tiêu thời gian chuyển hoá thành tiền
Bảng 2.1: Kỳ luân chuyển tiền của công ty trong các năm 2014, 2015, 2016
Đơn vị: ngày Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch 2016/2015 2015/2014 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho - - 0,14 - -
Kỳ thu tiền trung bình 401,2 619,9 411,9 (218,7) 208,0 Kỳ trả tiền trung bình 767,76 151,17 177,11 616.59 (25.94) Thời gian chuyển hoá thành
tiền (366,56) 468,73 234,79 (835.29) 233,94
(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Từ bảng 2.1 ta thấy chu kỳ chuyển đổi tiền của công ty năm 2016 âm, công ty chỉ thanh toán đúng hạn và đàm phán lùi thời gian thanh toán để tăng tối đa thời gian chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp lên tới 767,76 ngày, đã làm kỳ chuyển đổi tiền âm (366,56) ngày. Còn trong hai năm 2015 và 2014, công ty đều dương do trong hai năm này công ty thực hiện nới lỏng tín dụng, làm tăng thời gian thu hồi các khoản phải thu lần lượt là 619,9 và 411,9 ngày. Cũng trong hai năm 2015 và 2014, thời kỳ thanh toán đều thấp hơn so với năm 2016 là 151,17 và 177,11 ngày.
Bên cạnh đó công ty thực hiện theo hình thức thuê nhà thầu thi công, không trực tiếp thi công mà chỉ làm chủ đầu tư, tổng thầu và giao cho các nhà thầu. Do vậy, Công ty không quản lý trực tiếp nguồn nguyên vật liệu sử du ̣ng trong việc đầu tư các dự án bất động sản thương ma ̣i hoặc cung cấp các di ̣ch vu ̣ tư vấn nên chỉ tiêu Thời kỳ chuyển đổi hàng tồn kho của công ty không phải xem xét đến.
Trong ba năm, chỉ có năm 2016 chu kỳ chuyển đổi tiền âm, thời kỳ thanh toán lớn so với chu kỳ kinh doanh( tổng thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và thời gian thu tiền các khoản phải thu), trong năm này công ty chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp, số ngày phải thu ngắn hơn giúp SCID thu được tiền nhanh hơn và
chậm trả các khoản phải trả đã cho thấy công tác quản trị tiền hiện tại tồn tại những vấn đề cần phải hạn chế và khắc phục để nâng cao hiệu quả quản trị tiền.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền
các năm 2014, 2015, 2016
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch 2016&2015 Chênh lệch 2015&2014 Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ 419.130.840.273 224.802.499.219 116.474.978.127 194.328.341.054 108.327.521.092 Vay ngắn hạn đến hạn đầu kỳ 27.525.538.620 71.770.961.374 61.582.259.799 (44.245.422.754) 10.188.701.575 Vay dài hạn đến hạn đầu kỳ 106.662.292.500 106.662.292.500 63.643.020.630 0 43.019.271.870 Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trong kỳ 30.827.948.706 179.078.503.334 (215.439.641.164) (148.250.554.628) 394.518.144.498 Số dư tiền 284.943.009.153 46.369.245.345 (8.750.302.302) 238.573.763.808 55.119.547.647 Chỉ số thanh toán 3,353201145 2,26348505 (0,790293004) 1 3
(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Số dư tiền của công ty trong năm 2014 của công ty ở mức âm, (8.750.302.302) VNĐ, điều này cho thấy nếu đến hạn phải trả hết nợ vay ngắn hạn thì công ty sẽ không có đủ lượng tiền để chi trả và bị thiếu hụt một khoản tiền tương đối lớn, sang năm 2015 và 2016 tình trạng này được cải thiện, số dư thanh khoản năm 2015 của công ty là 46.369.245.345 VNĐ, sang tới năm 2016 số này là 284.943.009.153 VNĐ.
Chỉ số thanh toán của công ty trong năm 2015, và 2016 đều lớn hơn 1 lần lượt là 2,26 và 3,35 do lượng tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ cùng với ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty so với lượng tiền ngắn hạn lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, ở năm 2014, chỉ số thanh toán ở mức âm (0,790293004), do ngân lưu từ hoạt động kinh doanh âm (215.439.641.164) VNĐ. Điều này cho thấy, năm 2014 công ty đã quản trị tiền không tốt, chi tiêu quá mức cho phép, khiến
khả năng thanh toán của công ty giảm mạnh, mặc dù sang năm 2015 và 2016 tình trạng này đã được công ty cải thiện, tuy nhiên công ty cần phải xem xét lại công tác quản trị tiền để có những thay đổi giúp công ty có thể phát triển bền vững qua các năm.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu thanh toán khác
Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch 2016/2015 2015/2014
Khả năng thanh toán
ngắn hạn 24,997 11,110 6,504 13,887 4,606
Khả năng thanh toán
nhanh 24,997 11,110 6,503 13,887 4,607
Khả năng thanh toán
tức thời 23,127 5,840 3,650 17,288 2,189
Tỷ số khả năng trả
lãi - - 53.6 - -
(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)
Khăn năng thanh toán ngắn hạn : Chỉ tiêu này trong năm 2016 tăng gần gấp đôi so với năm 2015, là sấp xỉ 25 lần, cho ta biết 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 25 đồng TSNH, ở năm 2015, chỉ số này là 11,1 lần và hơn 4,6 lần so với năm 2014 là 6,5 lần, cho thấy sự ổn định trong khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty.
Khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này trong giai đoạn các năm 2014 - 2016 cũng tương tự với chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn do công ty không có hàng tồn kho, như trong năm 2016 là sấp xỉ 25 lần, cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 25 đồng TSNH mà công ty không cần phải bán hàng tồn kho trong năm này.
Khả năng thanh toán tức thời: trong ba năm 2014 – 2016, khả năng thanh toán tức thời của công ty đều dương, qua đó phản ánh lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty vẫn đủ khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có. Năm 2015, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 5,8 lần, tăng 2,1 lần so với năm 2014 là 3,65 lần, có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 5,8 đồng tiền, tăng 2,1 đồng so với năm 2014. Năm 2016, chỉ tiêu này của
công ty tăng lên 23,1 lần tăng 17,2 lần so với năm 2015, 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 23,1 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Điều này cho ta thấy sự an toàn trong khả năng thanh toán tức thời của công ty, lượng tiền và các khoản tương đương tiền công ty dự trữ đủ để đảm bảo tốt cho nợ ngắn hạn.
Khả năng trả lãi vay: Trong giai đoạn 2014 - 2016, chỉ có năm 2014 công ty phải thanh toán khoản chi phí lãi vay là 3.476.690.200 VNĐ, tuy nhiên, tỷ số khả năng trả lãi của công ty ở năm 2014 là 53,6 cho biết công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.