6. Cấu trúc của luận văn:
1.2. Học thuyết quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng
Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự phát triển của thị trƣờng tài chính. Các tổ chức định chế tài chính không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, tổng tài sản... và ngày càng lớn mạnh. Cùng với quá trình gia tăng sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu tín dụng cũng tăng theo. Do đó, các tổ chức định chế tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng trở thành cầu nối tín dụng chủ yếu, tạo nên một mạng lƣới tín dụng chằng chịt, khiến một ngân hàng vỡ nợ sẽ kéo theo ngân hàng khác, làm doanh nghiệp vay tiền ngân hàng bị ách tắc tín dụng, tìm không ra vốn luân lƣu và khủng hoảng tài chính biến thành khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy trong lĩnh vực ngân hàng, việc “quá lớn để sụp đổ” lại càng đƣợc quan tâm và tranh luận gay gắt.
Ngân hàng “quá lớn để sụp đổ” không chỉ đơn thuần đề cập đến quy mô của nó mà ở cả sự liên kết, ảnh hƣởng của ngân hàng này đến phần còn lại của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ của nền kinh tế. Việc này bắt buộc Chính phủ phải can thiệp vào những ngân hàng “quá lớn để sụp đổ” có đƣợc sự bảo trợ cũng nhƣ những chính sách đặc biệt. Hai bên có mối ràng buộc với nhau hơn, đặc biệt với những ngân hàng đã từng đứng trƣớc bờ vực phá sản và sau đó đƣợc chính phủ trợ giúp thì sau đó Chính phủ sẽ nắm giữ phần lớn số cổ phần.
Theo Thƣợng nghị sĩ Bernie Sanders, nếu ngƣời nộp thuế đang góp phần để giải cứu các ngân hàng này khỏi việc phá sản, họ "nên đƣợc khen thƣởng cho giả định rủi ro bằng cách chia sẻ trong những lợi ích mà kết quả từ gói cứu trợ của chính phủ này". Theo nghĩa này, Alan Greenspan khẳng định rằng, "Thất bại là một phần không thể tách rời, một phần cần thiết của hệ thống thị trƣờng". Qua đó, mặc dù các tổ chức tài chính đƣợc giải cứu thực sự quan trọng đối với hệ thống tài chính,
Chính phủ nên để cho họ phải đối mặt với những hậu quả của hành động của mình. Đây sẽ là bài học để khuyến khích các tổ chức tiến hành một cách khác trong thời gian tới.
Sức mạnh chính trị của các ngân hàng lớn và rủi ro của tác động kinh tế từ các vụ truy tố chính đã dẫn đến việc sử dụng thuật ngữ "quá lớn để bắt giam" đối với các nhà lãnh đạo của các tổ chức tài chính lớn.
Vào ngày 6 tháng 3 năm 2013, Bộ trƣởng Tƣ pháp Hoa Kỳ Eric Holder đã xác nhận với Uỷ ban Tƣ pháp Thƣợng viện rằng quy mô của các tổ chức tài chính lớn đã khiến Sở Tƣ pháp khó có thể đƣa ra các cáo buộc hình sự khi họ nghi ngờ về tội phạm vì những cáo buộc đó có thể đe dọa sự tồn tại của một ngân hàng và vì thế mối liên hệ với nhau có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế quốc gia hay toàn cầu (Gary H.Stern, Ron J.Feldman).