2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
2.1.2. Tổ chức hoạt động, quy trình công nghệ và thị trường của Công ty
2.1.2.1. Tổ chức hoạt động kinh doanh
Từ ngày 01/05/2006, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần, vì thế cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty gồm:
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đai hội đồng cổ đông có quyền quyết định các vấn đề: Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị...
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty gồm có 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Ban giám đốc: Công ty gồm Giám đốc và 4 phó giám đốc là người đại diện của Công ty trước pháp luật, điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Bốn Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực khác nhau:
- Phó giám đốc phụ trách công tác đầu tư quản lý dự án xây dựng nhà xưởng. - Phó giám đốc kinh doanh kiêm Bí thư Đảng uỷ phụ trách các vấn đề nội chính và giúp giám đốc điều hành công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức sản xuất các đơn vị trong công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm.
- Phó giám đốc phụ trách cơ điện quản lý kỹ thuật về điện và cơ khí trong sản xuất của công ty.
Với hệ thống bao gồm 10 chi nhánh và văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh thành phố đã đảm bảo việc đưa sản phẩm của Công ty trực tiếp đến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Công ty còn có hệ thống tổ chức phòng ban, phân xưởng và một Ban quản lý dự án xây dựng dây chuyền mới. Chức năng nhiệm vụ chính của một số phòng ban như sau:
- Phòng cơ khí: quản lý kỹ thuật, cơ khí.
- Phòng năng lượng: quản lý việc cung cấp năng lượng cho sản xuất.
- Phòng kỹ thuật sản xuất: quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng, các quy trình công nghệ, sản phẩm, tiến bộ kỹ thuật.
- Phòng cung ứng vật tư thiết bị: tổ chức chỉ đạo, thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị.
- Phòng điều hành sản xuất: điều hành sản xuất, tiêu thụ hàng ngày.
- Phòng Kinh tế - Kế hoạch: định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng kế toán - thống kê - tài chính (KT-TK-TC): Có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Xưởng mỏ nguyên liệu: có chức năng là khai thác, bốc xúc đá vôi, đất sét trên địa bàn đơn vị quản lý; quản lý tài nguyên mỏ được giao; quản lý tài sản, thiết bị máy móc chuyên dùng được giao để phục vụ khai thác.
- Xưởng ô tô vận tải: Quản lý tài sản, lao động, tổ chức vận hành và sửa chữa các loại xe, máy phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của công ty.
- Xưởng tạo nguyên liệu: Quản lý tài sản, vật tư, lao động, tổ chức vận hành các thiết bị từ máy đập đá vôi, đất sét, vận chuyển đến các thiết bị nghiền bùn, bơm bùn, các đường ống dẫn bùn, giếng bùn, bể chứa bùn, điều chế dữ trữ bùn cung cấp cho lò nung. Đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn nhằm đáp ứng cho yêu cầu sản xuất clinker với chất lượng cao nhất.
- Xưởng lò nung: Quản lý tài sản, lao động, vận hành hệ thống các thiết bị từ tiếp liệu bùn đến xilô clinker, các thiết bị tiếp nhận than, kho chứa than, vận chuyển than và tổ hợp máy nghiền sấy than thuộc xưởng quản lý để đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn, nhằm đạt sản lượng clinker với hiệu quả cao nhất.
- Xưởng nghiền xi măng: Quản lý lao động, tài sản, phối hợp với phòng điều độ tổ chức vận hành hệ thống các thiết bị đập thạch cao, clinker, phụ gia đến thiết bị nghiền, bơm và vận chuyển xi măng bột vào két chứa, xi lô , đảm bảo thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn nhằm nâng cao năng suất chất lượng xi măng, đạt và vợt mức kế hoạch công ty giao với hiệu quả cao nhất.
- Xưởng đóng bao: Quản lý lao động, tài sản, tổ chức vận hành hệ thống các thiết bị đóng bao, phối hợp với trung tâm giao dịch tiêu thụ để xuất xi măng bao, xi măng rời lên các loại phương tiện (đường sắt, đờng bộ) cho khách hàng đảm bảo số lượng, chất lượng, đúng chủng loại đáp ứng nhu cầu của thị trường với hiệu quả cao nhất.
- Xưởng cấp thoát nớc nén khí: Quản lý lao động, quản lý tài sản, tổ chức vận hành hệ thống các thiết bị nến khí, bơm và xử lý nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt nhằm đảm bảo cho các thiết bị hoạt động liên tục, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
- Xưởng sửa chữa công trình: Quản lý lao động, tài sản và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa kiến trúc các công trình nội bộ, xây vá gạch lò nung và vệ sinh công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
- Xưởng cơ khí: Quản lý lao động, quản lý tài sản, nắm vững các thiết kế của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng để thực hiện công việc gia công chế tạo, sửa chữa và phục hồi thiết bị trong lĩnh vực cơ khí phục vụ cho quá trình sản xuất an toàn, đạt hiệu quả cao nhất.
- Xưởng điện tự động: Quản lý vận hành và sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị thuộc hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện trong phạm vi quản lý của đơn vị được công ty giao.
- Xưởng sửa chữa thiết bị: Quản lý lao động, quản lý tài sản, nắm vững thiết kế, cấu tạo các thiết bị, máy móc trong lĩnh vực cơ khí phục vụ sản xuất an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Trung tâm giao dịch tiêu thụ: là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng tiếp thi, quản lý tiêu thụ sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổ chức tiếp thị, dự báo về nhu cầu của thị trường, xây dựng kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm, theo dõi thường xuyên sự biến động của thị trường về giá cả, nhu cầu, chủng loại, thị hiếu người tiêu dùng trên từng địa bàn….
2.1.2.2. Quy trình công nghệ của công ty
Sản phẩm chính của công ty xi măng Bỉm Sơn là xi măng PC30, PCB30 và PC40. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ do Liên Xô cung cấp. Đây là dây chuyền xi măng theo phương pháp nghiền hở, đặc điểm dây chuyền: công nghệ chế biến kiểu liên tục, có thể tóm tắt các công đoạn của dây chuyền như sau
Nguyên liệu sản xuất ra xi măng là đá vôi và đá sét được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ô tô.
Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đá sét) đợc đa vào máy nghiền. Phối liệu ra khỏi máy nghiền có độ ẩm từ 35 – 36% được điều chỉnh thành phần hoá học trong tám bể chứa có dung tích 800m3/bể.
Sau đó phối liệu dưới dạng bùn được đưa vào lò nung thành Klinker (ở dạng hạt). Lò nung có đường kính 5m dài 185m, năng suất một lò là 65 tấn/giờ.
Trong quá trình này người ta cho thêm thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra thành phẩm. Tuỳ theo từng chủng loại xi măng mà người ta sử dụng các chất phụ gia với tỉ lệ pha khá nhau. Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 xi lo chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao. Lúc đó thu đươc thành phẩm là xi măng bao.
Sơ đồ quy trình công nghệ này có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau:
2.1.2.3. Thị trường Công ty
Trước kia thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trải khắp cả nước, nhưng sau đó do sự ra đời của nhiều nhà máy sản xuất xi măng với công nghệ tiên tiến hơn nên thị trường của công ty đã bị thu hẹp lại. Sau đây là một số địa bàn chính của thị trường tiêu thụ của công ty:
Địa bàn do Công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý (Hà Nội, Hoà Bình…). Đây là thị trường tiêu thụ xi măng vào loại lớn nhất của nước ta, với khoảng 2 triệu tấn/năm, đồng thời ở đây cũng tập trung rất nhiều xi măng của các công ty khác nhau nên việc tiêu thụ cạnh tranh rất quyết liệt. Thị phần của Công ty xi măng Bỉm Sơn rất nhỏ (6%) ở địa bàn này và chỉ tiêu thụ được ở một số huyện thuộc Hà Tây cũ và vành đai Hà Nội.
Địa bàn Thái Bình: Thái Bình là tỉnh thuần nông, các công trình xây dựng lớn không nhiều, ước tính nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường này từ 90.000 đến 110.000 tấn/năm, xi măng Bỉm Sơn đang đuợc tiêu dùng ở Thái Bình tin tưởng sử dụng. Nhưng địa bàn này do Tổng công ty phân bổ nên việc mở rộng thị trường, tạo thế chủ động trong kinh doanh của xi măng Bỉm Sơn bị hạn chế, đồng thời do giá bán của xi măng Bỉm Sơn cao hơn giá bán của các loại xi măng khác từ 20.000 đến 30.000 đồng/tấn và việc mở rộng thị trường, tăng cường đa xi măng
Khai thác nguyên liệu Nghiền nguyên liệu Nung clinker
Nghiền xi Đóng bao
Bỉm Sơn về địa bàn này trong các năm qua chỉ được chi nhánh Thái Bình chú ý quan tâm nên thị phần của công ty ở đây chỉ đạt 17%.
Địa bàn Nam Định, Ninh Bình: hai tỉnh này có nhu cầu xi măng từ 480.000 đến 520.000 tấn/năm, là địa bàn có ít các cơ sở đầu tư xây dựng lớn, với cơ cấu tiêu dùng xi măng là 40% cho xây dựng cơ bản và giao thông nông thôn, 60% cho nhu cầu tiêu dùng của dân chúng, xi măng Bỉm Sơn trên thị trường này uy tín vẫn còn rất cao đối với người tiêu dùng nên thị phần của công ty trên địa bàn chiếm 40%.
Địa bàn Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh là một địa bàn có nhu cầu xi măng rất lớn ước khoảng 1 triệu tấn/năm. Từ tháng 7/2000 trở về trước đây là địa bàn truyền thống của xi măng Bỉm Sơn nhưng từ khi có thêm xi măng Nghi Sơn và nay có thêm xi măng Hoàng Mai thì thị trường này cạnh tranh gay gắt và có xu thế thuộc về xi măng Nghi Sơn.
Địa bàn miền Trung từ Quảng Bình trở vào: ở địa bàn nay thì uy tín của xi măng Bỉm Sơn vẫn còn in đậm trong tiềm thức của mọi người. Thị phần của công ty đang được nâng cao, hiện nay là 40%, việc kinh doanh của công ty không thông qua đại lý nào mà do Công ty Kinh doanh thương mại xi măng Huế đảm nhiệm. Còn ở miền Trung tuy có nhu cầu cao 1 triệu tấn/năm, nhưng xi măng Bỉm Sơn chỉ chiếm một lượng rất ít mặc dù Công ty vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng tích cực tìm cách đẩy mạnh việc tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn.
Thị trường Lào: Đây là một thị trường mà nhu cầu xi măng đang tăng lên. Xi măng Bỉm Sơn có nhiều lợi thế hơn về xuất khẩu so với các nhà máy xi măng khác trong Tổng Công ty và đã được người tiêu dùng Lào chấp nhận. Tuy nhiên do điều kiện vận tải và tài chính của công ty khó khăn nên chưa đáp ứng được việc phát triển thị phần của mình trên thị trường này