2.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn từ
2.2.6. Xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua
qua phân tích Dupont
a. Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh (ROA)
Qua bảng 2.24 cho thấy, ROA của Công ty biến động qua 3 giai đoạn, giảm dần từ 2008 – 2013 và tăng dần từ 2013 – 2015 và tăng vào 2016. Sự biến động này do chịu sự tác động của hai nhân tố là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần và số vòng quay vốn kinh doanh. Xét sự ảnh hưởng của các nhân tố:
Từ 2008 – 2013 Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) giảm là nguyên nhân chính làm cho ROA giảm. Số vòng quay VKD biến động không đáng kể ít ảnh hưởng đến ROA. Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm ROA giảm là do tỷ suất sinh lợi doanh thu. Trong giai đoạn này là một năm khó khăn trong ngành vật liệu xây dựng công ty khó lòng kiểm soát được điều này.
Từ năm 2014 - 2015, ROS có tăng dẫn làm cho chỉ số ROA tăng lên, số vòng quay của tài sản biến động nhưng ít ảnh hưởng đến ROA (làm ROA giảm 0,1% vào năm 2014 và không thay đổi vào năm 2015). Như vây, nguyên nhân làm ROA tăng
BCC HT1 BTS BCC HT1 BTS BCC HT1 BTS Luân chuyển thuần Triệu đồng 2.438.888 2.829.130 1.435.467 3.827.361 6.405.164 2.885.015 4.301.293 8.361.592 3.280.951 VLĐ bình quân (TSNH BQ) Triệu đồng 2.760.705 1.292.450 2.254.205 1.184.011 1.640.685 967.594 1.043.542 1.573.445 798.198 Số vòng luân chuyển của VLĐ (1)/(3) Vòng 0,88 2,19 0,64 3,23 3,90 2,98 4,12 5,31 4,11
là do ROS tăng, nguyên nhân từ sau năm 2014, ngành xây dựng bắt đầu hồi phục tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Năm 2016, ROA tăng từ 4,7% lên 5% là do mặc dù ROS giảm từ 6,0% xuống 5,8% làm ROA giảm 0,1% nhưng số vòng quay vốn kinh doanh tăng từ 0,79 lên 0,87 vòng đã làm ROA tăng 0,5%, qua đó làm ROA tăng 0,4%. Như vậy, ROA tăng trong năm 2016 là do hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng quản lý tài sản tốt đã giúp cải thiện ROA.
b. Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Qua bảng 2.24 cho thấy ROE biến đông theo 5 giai đoạn do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ số nợ (Dr). ROE biến động tỷ lệ thuận với ROA, Dr. Tuy nhiên 2 nhân tô ROA và Dr trong giai đoạn này luôn biến động ngược chiều làm tác động ngược chiều lên ROE.
Năm 2008 - 2011, ROE giảm là do mặc dù Dr tăng nhưng mức độ tăng của Dr ảnh hưởng đến tăng ROE nhỏ hơn mức độ giảm của ROA ảnh hưởng đến việc giảm ROE. ROA giảm trong giai đoạn này là do công ty đầu tư lớn vào TSCĐ làm tổng tài sản tăng trong khi lợi nhuận sau thuê giảm do sự bão hòa trong ngành xi măng.
Năm 2011 - 2012, ROE tăng, nhìn bảng tính có thể thấy mức độ ảnh hưởng của ROA tăng làm cho ROE tăng 1,9%. Bên cạnh đó thì hệ số nợ giảm làm ROE giảm 0,4%. Tổng hợp cả 2 yếu tố làm ROE tăng 1,5%.
Năm 2012 - 2013, ROE giảm là do ROA giảm làm ROE giảm 8,9%, Dr tăng làm ROE tăng 0,2%. Tổng 2 yếu tố làm ROE giảm 8,7%. Như vậy, nguyên nhân làm ROE giảm trong giai đoạn này là do ROA giảm, nguyên nhân chính là do năng lực kinh doanh của công ty chưa tốt, khả năng kiểm soát chi phí chưa tốt, chưa tiết kiệm được chi phí đồng thời sự suy giảm nên kinh tế làm lợi nhuận công ty âm. Hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Năm 2014 – 2015, ROA tăng làm ROE tăng 8,2%, Dr giảm làm ROE giảm 4,8% qua đó làm ROE tăng 3,4%. Như vậy mặc dù trong giai đoạn này công ty đã giảm sử dụng vốn vay, tăng vốn chủ sở hữu làm giảm ROE, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn ROA tăng, do bước sang 2014 nền kinh tế dần hồi phục, công ty kiểm soát chi phí quản lý tốt hơn đã làm tổng thể ROE tăng.
Bảng 2.24: Phân tích Dupont tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2008 – 2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các Công ty và tính toán của tác giả)
Năm 2015 – 2016, ROE giảm nhẹ do việc công ty tiếp túc giảm vốn vay, tăng cường vốn chủ làm hệ số nợ giảm kéo theo ROE giảm 3,4%, mặc dù tiếp tục ROA tăng nhẹ làm ROE tăng 1,1% nhưng tổng thể 2 yếu tố ROE vẫn giảm 2,3%.
Như vây, bên cạnh việc quản lý tốt chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, việc phát huy sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách tăng vốn vay giảm vốn chủ (tăng Dr) luôn là lựa chọn cho mỗi doanh nghiệp khi muốn gia tăng mức sinh lời cho vốn chủ trong trường hợp tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đang tăng. Tuy nhiên công ty cần phải tính toán tình hình thị trường để tránh rủi ro khi sử dụng“con dao 2 lưỡi” giai đoạn thị trường đang biến động như hiện nay.
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 LNST Triệu
đồng 216.011 198.132 54.681 49.565 68.899 (27.807) 162.260 253.383 249.421
2 Doanh thu thuần Triệu
đồng 1.958.398 2.438.888 2.742.658 3.315.246 3.587.815 3.827.361 4.579.605 4.244.138 4.301.293
3 Tổng tài sản binh Triệu
đồng 3.488.526 5.002.860 5.542.581 5.881.345 5.890.200 5.756.248 5.699.407 5.371.382 4.940.033 4 Nợ phải trả Triệu đồng 2.383.417 3.834.916 4.467.971 4.864.701 4.800.953 4.610.084 4.407.220 3.784.734 3.113.057 5 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 1.105.109 1.167.944 1.074.611 1.016.644 1.089.247 1.146.164 1.292.187 1.586.648 1.826.977 6 Vòng quay VKD (SVkd) lần 0,56 0,49 0,49 0,56 0,61 0,66 0,80 0,79 0,87 7 Hệ số nợ (Dr) = (4)/(3) % 68,3% 76,7% 80,6% 82,7% 81,5% 80,1% 77,3% 70,5% 63,0%
8 Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu % 11,0% 8,1% 2,0% 1,5% 1,9% -0,7% 3,5% 6,0% 5,8%
9 Tỷ suất LNST trên VKD (ROA) % 6,2% 4,0% 1,0% 0,8% 1,2% -0,5% 2,8% 4,7% 5,0% 10 Tỷ suất LNST trên VCSH (ROE) % 19,5% 17,0% 5,1% 4,9% 6,3% -2,4% 12,6% 16,0% 13,7% Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA
10 ∆ROA (ROS)= (ROS1-ROS0)*SVkd1 % -1,4% -3,0% -0,3% 0,3% -1,8% 3,4% 1,9% -0,1% 11 ∆ROA (SVkd) = ROS0*(SVkd1-SVkd0) % -0,8% 0,1% 0,1% 0,1% 0,1% -0,1% 0,0% 0,5%
Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE
12 ∆ROE (ROA) = (ROA1-
ROA0)*1/(1-Dr0) % -7,0% -12,7% -0,7% 1,9% -8,9% 16,7% 8,2% 1,1% 13 ∆ROE (Dr) = [1/(1-Dr1)-
1/(1-Dr0)]*ROA1 % 4,5% 0,9% 0,5% -0,4% 0,2% -1,7% -4,8% -3,4%
ROA = ROS * SV vkd