Bài học kinh nghiệm từ các Công ty xi măng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN XI MĂNG bỉm sơn (Trang 106 - 108)

2020

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công

3.2.6. Bài học kinh nghiệm từ các Công ty xi măng khác

Với đặc điểm ngành nghề như vốn đầu tư lớn, thù hồi vốn lâu, sản xuất xi măng có tính mùa vụ phụ thuộc vào sự phát triển của phát triển của thị trường bất động sản, nhu cầu xây dựng. Đặc biệt trong giai đoạn cầu xi măng bão hào, một số công ty, nhà máy sản xuất xi măng gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai các dự án.

Nhà máy xi măng Hạ Long (Quảng Ninh), được khởi công xây dựng từ tháng 6/2006 do Tập đoàn Sông Đà làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 4.000 tỉ đồng, nhưng do thời gian thi công chậm 45 tháng, tổng mức đầu tư đã tăng thêm 2.776 tỉ đồng. Đi vào sản xuất từ đầu năm 2010, nhưng do số vốn đi vay quá lớn (5.196 tỉ đồng), nên đến hết tháng 3/2012 của dự án lỗ 1.215 tỉ đồng, Xi măng Hạ Long lại tiếp tục đối mặt với số nợ phải trả trong giai đoạn 2012-2015 là 1.200 tỉ đồng. Năm 2015, VICEM được Chính phủ, Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ tiếp cận và tái cơ cấu toàn diện Xi măng Hạ Long trên tinh thần “doanh nghiệp tự tái cấu trúc”. Trước đây Xi măng Hạ Long thua lỗ nhiều năm do sản xuất, thị trường và cơ cấu vay nợ lớn. Sau khi VICEM tiếp quản, đơn vị này đã có lãi, đủ dòng tiền trả nợ cho nước ngoài. Tổng công ty cũng cơ cấu vốn chủ sở hữu thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ để trả cho Bộ Tài chính các khoản mà cơ quan này trả nợ thay. Nhiều năm Xi măng Hạ Long mới bù hết lỗ lũy kế nhưng từ khi về VICEM, công ty đã sản xuất và kinh doanh vượt công suất thiết kế, có đủ dòng tiền trả nợ.

Đây là bài học điển hình cho Công ty xi măng Bỉm Sơn cũng như các doanh nghiệp sản xuất xi măng nói chung trong điều kiện cung vượt quá cầu, việc đầu tư

sản xuất với chi phí vốn lớn đòi hỏi các công ty tính toán đầu ra cho Công ty nhằm cân bằng lại khoản lãi và vốn vay dùng cho đầu tư. Hầu hết các công ty sử dụng tỷ trọng vốn vay quá lớn, tạo ra rủi ro về tài chính cao khi doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu đầu ra về doanh thu.

Ví dụ thứ hai về Công ty Xi măng Tam Điệp trước đây được chuyển từ Ninh Bình về VICEM, chủ yếu là vốn vay. Vào cuối năm 2016, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.132 tỷ đồng. Tuy nhiên, do số lỗ luỹ kế quá lớn (1.120 tỷ đồng) nên vốn chủ sở hữu chỉ còn 68,86 tỷ đồng. Đặc biệt hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 28 lần, trong khi hệ số thanh toán nợ ngắn hạn chỉ là 0,55. Như vậy, công ty đã mất gần hết vốn, mất an toàn về tài chính nghiêm trọng và không đảm bảo khả năng thanh toán nợ, hoạt động của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản vay, chiếm dụng và hỗ trợ từ công ty mẹ - Vicem.

Theo báo cáo của ban quản trị công ty, nguyên nhân là do thương hiệu của doanh nghiệp yếu nên nhiều năm lỗ, trong đó lỗ chủ yếu do chi phí tài chính. Hiện VICEM đã thiết lập lại thị trường, cơ cấu tài chính và tiếp tục cơ cấu xi măng Tam Điệp trong đề án cổ phần hóa VICEM.

Như vậy, ngoài việc chủ động trong nâng cao hiệu quả kinh doanh, các công ty cần quan tâm đến công tác củng cố bộ máy, quản trị, sắp xếp lao động, hướng tới hiệu quả và tiết kiệm nhân công, nguồn lực, tinh giản bộ máy.

Từ những ví dụ trên, áp trong điều kiện thị trường cung cầu trong ngành xi măng liên tục có vấn đề nhiều năm gần đây. Khi mà quốc gia khác trên thế giới có xu hướng đóng cửa nhà máy xi măng còn Việt Nam cứ mở liên tục. Các công ty cần có sự cân nhắc khi tiếp tục mở rộng duyệt các dự án đầu tư trong lĩnh vực này. Đặc biệt, phải kể đến giá xi măng nước ta bằng một nửa Indonesia, Philippines nhưng vẫn cố gắng tăng công suất để bán cho các nước láng giềng, mà nguyên liệu làm ra xi măng chính là tài nguyên đá vôi, cát… đồng nghĩa với việc nhường lợi ích tài nguyên bán giá thấp cho nước ngoài. Đồng thời phải tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền thu được trong tương lai nếu tiếp tục đầu từ vào các dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN XI MĂNG bỉm sơn (Trang 106 - 108)