2020
3.3. Một số kiến nghị với cơ quan Nhà Nước và Tổng Công ty Công nghiệp
3.3.1. Một số kiến nghị với cơ quan Nhà Nước
Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trong nước đối mặt với cạnh tranh gay găt. Chính Phủ Việt Nam cũng đưa ra nhiều văn bản pháp luật hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất góp phần phát triển kinh tế đất nước như các chính sách giảm thuế, giãn thuế, các gói tín dụng nhà nước, gói hỗ trợ lãi suất,… tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp.
Thứ nhất, về chính sách tài khóa :
Hai công cụ của chính sách tài khóa là thuế và chi tiêu chính phủ. Nộp Thuế là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện, do đó chính sách thuế luôn có tác động lớn tới tâm lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp. Tác giả kiến nghị Nhà nước cần đưa ra những chính sách về thuế linh hoạt hơn, áp mức thuế cụ thể với từng loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù riêng để khuyến khích một số mặt hàng bình dân. Các chính sách tài khóa hỗ trợ các doanh nghiệp một cách thiết thực như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp vừa góp phần tạo một khoản vốn cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất với giá thành hợp lý hơn, từ đó kích thích tiêu dùng để giảm được hàng tồn kho, vừa giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội đầu tư, tạo công ăn việc làm và giúp xã hội giảm gánh nặng.
Thứ nhất, về chính sách tiền tệ:
Bên cạnh chính sách Tài khóa của chính Phủ. Với sự điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất đã được giảm xuống nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay ưu đãi. Vì vậy, đề xuất Nhà nước cần có các điều kiện cho vay mở rộng hơn và giữ ổn định mức lãi suất thấp trong thời gian nhất định mới giúp doanh nghiệp tính được các chiến lược đầu tư dài hạn và tăng tính cạnh tranh.
Cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, tinh giảm sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng và phát triển thị trường lành mạnh, phản ánh đúng quy luật cung cầu của thị trường, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.