Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN XI MĂNG bỉm sơn (Trang 102 - 103)

2020

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn cố định

Đối với một công ty sản xuất xi măng, vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Trong giai đoạn từ 2010 trở về sau, TSCĐ của Công ty luôn chiếm trên 75% tổng tài sản. Công tác quản lý vốn cố định, bảo dưỡng, sửa chữa Tài sản cố định, đổi mới thiết bị công nghệ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Để hoạt động SXKD diễn ra tốt hơn nữa, đạt hiệu quả cao hơn nữa, Công ty vẫn nên quan tâm tới công tác quản lý, đổi mới một số TSCĐ có khả năng phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSCĐ hiện có tại Công ty thì cần phải:

- Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh như hiện nay và tận dụng tối đa năng suất hiện có của nó. Cụ thể, trụ sở chính của Công ty, từng phòng ban, các trang thiết bị, phương tiện vận tải cơ bản không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả hoạt động kinh doanh như bàn ghế, tủ tài liệu, quạt, đèn hay nhà kho, phương tiện di chuyển…v.v nên tận dụng triệt để khi vẫn còn hoạt động.

- Nên phân loại TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, tài sản cũ lạc hậu để có kế hoạch thanh lý nhượng bán thu hồi vốn nhanh và kịp thời để tái đầu tư vào TSCĐ. Nâng cao việc kiểm tra định kỳ TSCĐ để tránh bị hư hỏng và không sử dụng được. Đối với những TSCĐ liên quan tới công nghệ như phầm mềm kế toán, Công ty nên chú trọng đầu tư, đổi mới nâng cấp để hoạt động nhanh hơn, bắt kịp xu thế thời đại hơn.

- Đối với các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất còn có thể cải tiến để nâng cao công nghệ thì Công ty có thể chỉ cần mua sắm các linh kiện để lắp ráp thay thế, đồng thời đầu tư chất xám để kéo dài thời gian hoạt động, đa dạng hóa tính năng và nâng cao hiệu suất sử dụng như máy tính, máy in. Đây là phương án đầu tư có hiệu quả vì nó có tác dụng hạn chế chi phí mà vẫn tăng lợi ích thu về.

- Việc đầu tư, nâng cấp, cải tiến máy mọc thiết bị cần đi đôi với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lự để có thể vận hành máy móc thiết bị hiện đại; bố trí đúng người đúng việc phù hợp với năng lực trình độ,…đảm bảo TSCĐ được sử dụng tối đa công suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN XI MĂNG bỉm sơn (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)