Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 43 - 45)

Trong bộ luật của nhiều quốc gia, nguồn nguy hiểm cao độ đã được các quốc gia đề cập nhưng chưa cụ thể và chưa đưa ra được khái niệm thống nhất về vấn đề này. Điển hình như tại điều 437, Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan27. Theo đó,

“bất cứ sự vận chuyển nào được kéo, đẩy bằng máy móc” hoặc “những vật có thể gây nguy hiểm bởi tính chất, mục đích hoặc sự vận hành của chúng” là nguồn nguy hiểm cao độ.

Tại BLDS của Pháp, vấn đề bồi thường thiệt hại được quy định rất khái quát, hầu hết các quy định chỉ mang tính nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại. Trong đó, TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoàn toàn không được đề cập, tất cả các trường hợp tài sản gây thiệt hại (bao gồm cả những loại nguồn nguy hiểm cao độ) được quy định tại Điều 138428. Nếu nguồn nguy hiểm cao độ là thú dữ thì cơ sở pháp lý còn bao gồm cả quy định tại Điều 1385: “Chủ sở hữu một con vật hoặc người sử dụng con vật ấy phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do con vật gây ra, dù nó đang được coi giữ hoặc bị xông ra”.

BLDS Đức cũng không có quy định riêng về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, đồng thời cũng không đưa ra nguyên tắc chung để xác định TNBTTH do tài sản gây ra. Theo đó, TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (nếu có) chỉ được lồng ghép trong các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại do động vật gây ra (Điều 833 và Điều 834), bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác (Điều 836 và Điều 837).

Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan không có quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gây ra, thậm chí thuật ngữ

“nguồn nguy hiểm cao độ” cũng không được đề cập trong Bộ luật này. Tuy nhiên,

27 “Một người phải chịu trách nhiệm về tổn thất xảy ra do bất cứ sự vận chuyển nào được kéo, đẩy bằng máy

móc được quyền chiếm hữu hoặc kiểm soát của người đó, trừ khi người đó chứng minh được là tổn thất bắt nguồn từ lí do bất khả kháng hoặc do lỗi của người bị thiệt hại. Điều này được áp dụng đối với người chiếm hữu những vật có thể gây nguy hiểm bởi tính chất, mục đích hoặc sự vận hành cơ khí của chúng”.

28 “Mỗi người phải chịu trách nhiệm không những về thiệt hại do mình gây ra mà cả thiệt hại do những

Điều 437 Bộ luật này lại có thể được áp dụng đối với trường hợp các các loại tài sản tương tự như nguồn nguy hiểm cao độ trong BLDS Việt Nam, trong đó Điều luật này có đề cập tới thuật ngữ “vật có thể gây nguy hiểm”. Ngoài ra, những quy định về bồi thường thiệt hại do động vật gây ra (Điều 718), bồi thường thiệt hại do cấu trúc trên đất gây ra (Điều 717) cũng có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nếu động vật hoặc các cấu trúc trên đất đó được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ.

Pháp luật của Liên bang Nga xác định nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng liệt kê nguồn nguy hiểm cao độ gồm “phương tiện giao thông, hệ thống điện, vật liệu nổ, chất độc” và đồng thời quy định TNBTTH do nguồn nguy hiểm gây ra trừ trường hợp bất khả kháng hoặc người bị hại có lỗi (Điều 1079, BLDS Liên bang Nga). Quan điểm này khá trùng khớp với quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam.

Khoản 1, Điều 601, BLDS năm 2015 quy định: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.

Có thể thấy theo các quy định trên, trong các quy định của một số nước cũng như trong quy định của BLDS Việt Nam hiện nay đều không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, vẫn chưa có một khái niệm chính thống về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Như vậy, nguồn nguy hiểm cao độ là những vật trong thế giới tự nhiên hoặc do con người tạo ra mà chúng tiềm ẩn nguy cơ lớn gây thiệt hại cho người và tài sản mà con người không hoàn toàn kiểm soát được nguy cơ gây thiệt hại.

Theo quy định tại Điều 601, BLDS năm 2015 thì có thể hiểu một cách khái quát bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ và do hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)