Thực trạng pháp luật Việt Nam về sự kiện gây ra thiệt hại của tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 49 - 53)

a, Sự kiện gây ra thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ

Mặc dù khoản 1, Điều 601, BLDS năm 2015 đã liệt kê các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng vấn đề đặt ra là có phải mọi trường hợp xảy ra thiệt hại có liên quan đến các loại tài sản này thì đều áp dụng quy định tại điều này để giải quyết hay không? Theo hướng dẫn tại phần III, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, chỉ cần xác định nguồn gây thiệt hại là nguồn nguy hiểm cao độ thì sẽ áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bất kể thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điều này thể hiện ở những ví dụ33 mà Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP sử dụng để minh họa cho các trường hợp liên quan đến việc xác định TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong các ví dụ này, TNBTTH không phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà là do việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Điều đó cho thấy, cách giải thích của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP không phù hợp với bản chất của TNBTTH do tài sản nói chung, do nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng gây ra. Sự nhầm lẫn này ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ sở pháp lý và chủ thể phải chịu TNBTTH. Cụ thể:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý để áp dụng: Nếu thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì cơ sở pháp lý được áp dụng để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại là quy định tại Điều 601, BLDS năm 2015 (TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra). Nếu thiệt hại xảy ra là do người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (tức là không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra) thì cơ sở pháp

32 mức bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm là 60 tháng tiền lương cơ sở; sức khỏe bị xâm phạm là 30 tháng tiền lương cơ sở; danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là 10 tháng tiền lương cơ sở.

33 Mục 2, phần III, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP: “Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô,

nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại”

hoặc “A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và

gây thiệt hại. Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại”.

lý được áp dụng là khoản 1, Điều 584, BLDS năm 2015 (cơ sở pháp lý của TNBTTH do hành vi gây ra nói chung).

Thứ hai, về chủ thể chịu trách nhiệm: Nếu thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ thể chịu TNBTTH là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu thiệt hại do hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chủ thể chịu TNBTTH là người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hoặc các chủ thể có liên quan đến người sử dụng (pháp nhân bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại trong thời gian thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao; cha mẹ bồi thường thiệt hại do con dưới 15 tuổi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại…).

Từ những phân tích trên cho thấy, để đảm bảo việc xác định chính xác cơ sở pháp lý cũng như chủ thể phải chịu TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng như do hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cần phải chỉ ra những điều kiện để xác định có phải nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay không .

Dựa trên cơ sở những vấn đề lý luận về TNBTTH do tài sản gây ra đã phân tích trong chương 1, để xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra phải xác định được hai yếu tố: Một là, tài sản gây thiệt hại phải là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại khoản 1 Điều 601 BLDS 2015; Hai là, thiệt hại phải do tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (ví dụ xe ô tô đang di chuyển thì bị nổ lốp gây thiệt hại, xe ô tô đang xuống dốc thì đứt phanh dẫn đến tai nạn…).

b, Sự kiện gây ra thiệt hại của súc vật

TNBTTH do súc vật gây ra được quy định cụ thể trong Điều 603, BLDS năm 2015. Mặc dù súc vật và thú dữ đều là các loài động vật và đều có khả năng gây ra những thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh dẫn đến việc phát sinh TNBTTH của chủ sở hữu hoặc các chủ thể khác. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật và thú dữ gây ra lại được quy định khác nhau. Điều này được giải thích bởi những đặc điểm khác biệt về bản tính loài giữa súc vật và thú dữ. Sự tách biệt các trường hợp bồi thường thiệt hại do động vật gây trong BLDS của Việt Nam đảm bảo việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi

thường trong các trường hợp khác nhau một cách chi tiết hơn. Tuy nhiên, việc tách biệt sẽ rơi vào việc liệt kê các trường hợp bồi thường thiệt hại do động vật gây ra, mà việc liệt kê sẽ không thể bao quát được tất cả các trường hợp động vật gây thiệt hại, dẫn đến việc khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại sẽ phải viện dẫn quy định tương tự pháp luật để giải quyết. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp cơ quan áp dụng đã viện dẫn quy định một cách không chính xác.

c, Sự kiện gây ra thiệt hại của cây cối

Trong BLDS năm 2005, TNBTTH do cây cối gây ra được quy định tại Điều 626. Theo Điều luật này, khi cây cối “đổ, gẫy” gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Quy định như vậy là không hợp lý, bởi vì thực tế cho thấy, không chỉ khi cây cối đổ, gẫy mới gây thiệt hại mà nó có thể gây thiệt hại ở rất nhiều hoàn cảnh, trạng thái khác nhau như lá rụng xuống ao, quả rơi trúng đầu, các chất độc có trong hoa, lá, cành… đều có thể gây thiệt hại. Mặc dù BLDS năm 2005 chỉ giới hạn trách nhiệm bồi thường do cây cối gây ra trong 2 trường hợp cụ thể là đồ và gẫy. Tuy nhiên, theo lẽ công bằng thì chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hoặc chủ thể khác vẫn phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra mà không thuộc trường hợp đồ, gẫy. Cơ sở pháp lý để áp dụng trong trường hợp này là quy định về áp dụng tương tự pháp luật tại Điều 3 và quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra tại Điều 626, BLDS năm 2005. Tuy nhiên, thay vì chỉ quy định hai trường hợp cụ thể rồi dẫn chiếu áp dụng tương tự với các trường hợp khác, nhà làm luật cần sửa đổi quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra để làm sao đảm bảo cho quy định không những có tính phổ biến, mà còn phải bao quát được tất cả các trường hợp xảy ra trên thực tế. Do đó, việc hoàn thiện quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo quy định tại Điều 626, BLDS năm 2005 là hoàn toàn đúng đắn. BLDS năm 2015 không xác định cụ thể trường hợp nào cây cối gây thiệt hại phải bồi thường, tức là có sự kiện cây cối gây thiệt hại xảy ra trên thực tế thì TNBTTH sẽ phát sinh. Có thể thấy, đây là quy định hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi nó bao quát được tất cả các trường hợp thiệt hại do cây cối gây ra. Đồng thời thể hiện sự tiến bộ và quan điểm đúng đắn trong hoạt động lập pháp của Việt Nam.

d, Sự kiện gây ra thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng khác

Trên thực tế, nhà cửa và các công trình xây dựng khác có thể gây ra thiệt hại trong nhiều trạng thái khác nhau như sụp đổ, sụt lở, hư hỏng, cháy… BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 có sự khác biệt trong quy định về các trường hợp phát sinh TNBTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

Theo quy định tại Điều 627, BLDS năm 2005, TNBTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra chỉ phát sinh trong ba trường hợp cụ thể đó là sụp đổ, hư hỏng, sụt lở. Đối với các trường hợp khác như nhà bị cháy, bị lún hoặc rơi vào các trường hợp khác mà gây thiệt hại thì việc có phát sinh hay không phát sinh trách nhiệm bồi thường cũng còn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, chỉ khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thuộc một trong ba trường hợp được quy định thì TNBTTH mới phát sinh. Có ý kiến lại cho rằng, tất cả các trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại đều làm phát sinh TNBTTH và nếu không áp dụng trực tiếp quy định tại Điều 627, BLDS năm 2005 thì khi xét xử, HĐXX sẽ phải dẫn chiếu các quy định về áp dụng tương tự pháp luật làm cơ cở để giải quyết. Ngoài ra, cũng theo quy định tại Điều 627, BLDS năm 2005, chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng chỉ phải bồi thường thiệt hại nếu được xác định là đã “để nhà cửa, công trình xây dựng… gây thiệt hại”. Quy định này có nghĩa là chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng đã biết nhà cửa, công trình gây dựng có khả năng gây ra thiệt hại nhưng không khắc phục mà lại để mặc cho thiệt hại xảy ra. Tức là bản thân chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng bị xác định là có lỗi đối với thiệt hại của người bị thiệt hại. Điều này cho thấy BLDS năm 2005 về cơ bản vẫn xác định TNBTTH do tài sản gây ra trên cơ sở lỗi của chủ sở hữu và những người có liên quan . Quy định này là không phù hợp bởi vì tài sản nói chung, nhà cửa, công trình xây dựng khác nói riêng gây thiệt hại thì không bao giờ xuất hiện yếu tố lỗi.

BLDS năm 2015 được ban hành đã giải quyết cơ bản những vấn đề còn hạn chế trong BLDS năm 2005. Theo đó, Điều 605, BLDS năm 2015 không còn quy định cụ thể các trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, mà trong mọi trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây

thiệt hại, TNBTTH đều sẽ phát sinh. Sự thay đổi này thể hiện sự phù hợp giữa quy định pháp luật với đời sống xã hội, đồng thời cho thấy các quy định pháp luật ngày càng phù hợp với lẽ công bằng. Ngoài ra, Điều 605 cũng thay đổi theo hướng không quy định cụ thể TNBTTH của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng phát sinh nếu “để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại”. Tức là, theo quy định này cho thấy chỉ cần nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại thì TNBTTH sẽ phát sinh, bất kể chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng có “biết hay không biết”, có “để hay không để” cho nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại. Theo đó có thể thấy rằng, BLDS năm 2015 không coi lỗi là một trong các điều kiện làm phát sinh TNBTTH do tài sản nói chung, do nhà cửa, công trình xây dựng nói riêng gây ra. Sự thay đổi này thể hiện sự phù hợp với quy định tại khoản 3, Điều 584, BLDS năm 2015 về căn cứ phát sinh TNBTTH khi tài sản gây thiệt hại. Đồng thời, sự thay đổi này cũng thể hiện sự nhận thức đúng đắn về nguồn gốc và vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung, TNBTTH do tài sản gây ra nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)