Giải pháp hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 105 - 106)

thường thiệt hại do tài sản gây ra tại Việt Nam

Thông qua những phân tích, đánh giá của tác giả về thực trạng áp dụng pháp luật về TNBTTH do tài sản gây ra ở chương 2, có thể nhận thấy vấn đề lớn đang tồn tại trong hoạt động xét xử của Tòa án đó là việc vận dụng quy định pháp luật vào giải quyết các vụ án liên quan đến bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra còn chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến mâu thuẫn trong việc xét xử giữa các cấp Toà án. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xét xử cũng như quá trình giải quyết vụ việc. Quá trình xét xử một vụ việc kéo dài qua nhiều cấp xét xử khác nhau dẫn đến tốn kém ngân sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng đến đời sống của các bên tranh chấp. Ngoài ra, việc đánh giá các tình tiết trong vụ việc và việc vận dụng không chính xác quy định pháp luật vào giải quyết vụ việc làm cho kết quả giải quyết vụ việc thiếu chính xác, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Điều này làm giảm chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt động thực thi pháp luật nói chung, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm mất niềm tin của nhân dân vào hệ thống các cơ quan Tư pháp cũng như bộ phận cán bộ thực thi pháp luật.

Có thể thấy, nguyên nhân của tình trạng nói trên không phải do sự thiếu vắng quy định cần thiết mà là do quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra còn chưa thực sự rõ ràng. Ngoài ra, còn có sự máy móc trong việc vận dụng quy định pháp luật của HĐXX cũng khiến cho việc vận dụng quy định pháp luật thiếu chính xác, khả năng phân tích và áp dụng luật của thẩm phán còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật về TNBTTTH do tài sản gây ra, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)