Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 91 - 105)

hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

a, Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Thứ nhất, trong khoản 1, Điều 601, BLDS năm 2015 có đoạn “các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. Có thể thấy đây là một quy định mở để khắc phục những hạn chế của việc liệt kê không đầy đủ các loại nguồn nguy hiểm cao độ nhưng cũng chính cụm từ này lại gây ra những luồng ý kiến khác nhau trong việc xác định như thế nào thì được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khác. Điều này trước hết ảnh hưởng đến việc nhận thức khác nhau về bản chất của nguồn nguy hiểm cao độ, hơn nữa có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp có liên quan, đặc biệt là có thể tạo sự tùy tiện trong việc xác định các loại nguồn nguy hiểm cao độ khác này. Do vậy, theo quan điểm của tác giả, cần sửa đổi đoạn này theo hướng xây dựng quy định hướng dẫn xác định các loại nguồn nguy hiểm cao độ khác bằng cách đưa ra các tiêu chí để có thể xác định một loại tài sản nào đó là nguồn nguy hiểm cao độ.

Thứ hai, khái niệm thú dữ chỉ được giải thích dưới góc độ ngôn ngữ trong các cuốn từ điển Tiếng Việt mà không được luật hóa. Điều này dẫn tới bất cập trong

việc xác định những loài động vật nào được xếp vào nhóm thú dữ. Thực tế đã có nhiều cách hiểu khác nhau về thú dữ bao gồm:

(i) Thú dữ là tất cả những loài động vật hung dữ, sẵn sàng tấn công con người và các mục tiêu khác một cách chủ động, bao gồm hổ, báo, sử tử, gấu, voi… thậm chí cả những con vật nuôi có nguy cơ cao trong việc gây thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh như chó ngao Tây Tạng, chó becgie…

(ii) Thú dữ là một trong những loài động vật ăn thịt, rất lớn, chưa được con người thuần dưỡng, hoạt động mang tính bản năng cao, có thể gây thiệt hại cho con người và các loài động vật khác.

Như vậy, theo cách hiểu thứ nhất, thú dữ có thể là động vật đã được thuần hóa hoặc chưa được thuần hóa còn theo cách hiểu thứ hai thì thú dữ là những loại động vật chưa được con người thuần hóa. Rõ ràng, việc xác định loại động vật nào là thú dữ sẽ ảnh hưởng đến việc xác định chủ thể phải bồi thường và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường. Do đó, khái niệm thú dữ cần phải được luật hóa hoặc phải được hướng dẫn chi tiết trong văn bản hướng dẫn thi hành luật. Theo quan điểm của tác giả, nên ban hành văn bản hướng dẫn thi hành BLDS năm 2015 về TNBTTH ngoài hợp đồng, trong đó có mục liệt kê các tiêu chí cụ thể để xác định loại động vật nào được coi là thú dữ. Có thể xây dựng các tiêu chí của thú dữ như: là động vật ăn thịt, rất lớn; chưa được con người thuần dưỡng; hoạt động tấn công con người và các loài động vật khác một cách chủ động theo bản năng sinh tồn…

Thứ ba, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, hầu hết các trường hợp HĐXX đều không phân biệt giữa hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại với tự thân nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Do đó, vụ việc nào có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, HĐXX đều vận dụng cơ sở pháp lý về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ để giải quyết. Điều này cho thấy sự nhầm lẫn trong việc vận dụng cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp sẽ xác định sai chủ thể phải bồi thường thiệt hại. Theo quan điểm của tác giả, cần phải xây dựng

quy định hướng dẫn điều kiện xác định nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Có thể đưa ra các tiêu chí xác định nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại như:

(i) Phải có sự hiện diện của nguồn nguy hiểm cao độ (tài sản liên quan đến thiệt hại phải là nguồn nguy hiểm cao độ);

(ii) Thiệt hại phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ví dụ xe đang lưu thông tự nhiên nổ lốp, đứt phanh, mất lái… và gây ra thiệt hại.

b, Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Thứ nhất, tại đoạn 2 khoản 1, Điều 601, BLDS năm 2015 chỉ quy định “chủ sở hữu phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật” mà không quy định trách nhiệm của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 lại quy định TNBTTH của họ là không phù hợp. Bởi vì, không quy định nghĩa vụ cho họ thì không thể có cơ sở quy trách nhiệm bồi thường cho những chủ thể này. Do đó, tác giả đưa ra ý kiến sửa đổi đoạn 2 khoản 1, Điều 601, BLDS năm 2015 như sau “chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật”.

Thứ hai, khoản 2, Điều 601, BLDS năm 2015 có quy định: “nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Quy định này bất cập ở chỗ nó tạo ra nhiều cách hiểu không thống nhất như:

(i) người được chuyển giao ở đây có thể là người được giao thông qua giao dịch hoặc thông qua một quyết định hành chính, một quyết định phân công công việc, tức là giữa họ có thể độc lập hoặc không độc lập trong việc khai thác tài sản (bao gồm cả người lao động được người sử dụng lao động giao quản lý tài sản);

(ii) người được chuyển giao ở đây phải được hiểu là những người được chủ sở hữu chuyển giao thông qua một giao dịch. Hơn nữa, chính cách giải thích của Hội

đồng thẩm phán TANDTC trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP cũng không đúng với bản chất của tài sản gây ra thiệt hại nói chung, nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại nói riêng, thậm chí còn nhầm lẫn giữa việc sử dụng không hợp pháp với chuyển giao không hợp pháp. Chính sự bất cập này dẫn đến trên thực tế sẽ rất khó khăn trong việc xác định ai phải chịu TNBTTH. Đồng thời, nó sẽ khiến cho chủ sở hữu dựa vào đó để trốn tránh TNBTTH (ví dụ người sử dụng lao động đùn đẩy trách nhiệm cho người lao động). Ngoài ra, khi xét xử, HĐXX sẽ phải giải thích luật và việc áp dụng như thế nào sẽ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của từng HĐXX. Để khắc phục điều này, tác giả cho rằng cần phải sửa đổi quy định này cho phù hợp như sau: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thông qua giao dịch thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Thứ ba, việc sử dụng cụm từ “người chiếm hữu, sử dụng” mặc dù bao quát được cả các chủ thể chiếm hữu, sử dụng có căn cứ pháp luật khác mà không bao gồm chủ sở hữu và người được chủ sở hữu chuyển giao. Tuy nhiên, cụm từ này cũng gây ra bất cập ở chỗ chính bản thân nó cũng bao hàm cả người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Do đó, dẫn đến vấn đề rằng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ có được loại trừ TNBTTH theo quy định tại khoản 3, Điều 601, BLDS năm 2015 hay không. Theo đó, tác giả cho rằng cần phải sửa đổi khoản 3 và khoản 4, Điều 601, BLDS năm 2015 như sau: Khoản 3: “chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây ” và khoản 4: “Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại”.

Thứ tư, có nhiều trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là do lỗi của người thứ ba. Tuy nhiên, trong Điều 601 cũng như trong khoản 3 Điều 584, BLDS năm 2015 không hề đề cập đến TNBTTH của người thứ ba. Theo quan điểm

của tác giả, đây là một hạn chế lớn cần phải được khắc phục. Với hạn chế này, có thể khắc phục theo hai hướng:

(i) bổ sung người thứ ba chịu TNBTTH vào trong khoản 3, Điều 584, BLDS năm 2015, khi đó không cần bổ sung vào Điều 601 bởi vì quy định tại khoản 3, Điều 584 được áp dụng cho mọi trường hợp.

(ii) bổ sung người thứ ba chịu TNBTTH vào cuối khoản 4, Điều 601, BLDS năm 2015 như sau: “Trường hợp người thứ ba có lỗi làm cho nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra hại do súc vật gây ra

a, Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

BLDS năm 2005 đã có sự tách biệt giữa trường hợp bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Trong đó, TNBTTH do thú dữ gây ra được quy định tại Điều 623 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Sự tách biệt này thể hiện sự phù hợp giữa pháp luật với thực tiễn bởi vì thực tế cho thấy, thú dữ và súc vật mặc dù đều là những loài thú có nguồn gốc tự nhiên tuy nhiên giữa thú dữ và súc vật có nhiều đặc điểm khác biệt dẫn đến những yêu cầu quản lý ở mức độ khác nhau. Chính vì những điểm khác biệt này dẫn đến việc quy định các vấn đề về bồi thường thiệt hại do thú dữ và súc vật gây ra cũng khác nhau. Sự phù hợp trong việc tách biệt này tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Tòa án có thể giải quyết đúng đắn các vụ việc xảy ra trên thực tế. Sự tách biệt theo hướng liệt kê hai trường hợp về bồi thường thiệt hại do thú dữ và do súc vật gây ra cũng là một hạn chế lớn của BLDS năm 2005.

Tuy nhiên, hạn chế này lại được khắc phục bởi các quy định chung về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra ở khoản 3, Điều 584, BLDS năm 2015. Chính những quy định trong BLDS năm 2015 đã góp phần hoàn thiện quy định về bồi thường thiệt hại do động vật gây ra theo hướng bao quát tất cả các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung, các trường hợp bồi thường thiệt hại do

động vật gây ra nói riêng. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để Tòa án có thể giải quyết tất cả các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do động vật gây ra hoặc có liên quan đến động vật trên thực tế.

Cũng giống như khái niệm thú dữ, khái niệm “súc vật” cũng chưa được luật hóa mà mới chỉ là những khái niệm dưới góc độ ngôn ngữ. Thực tế cho thấy việc hiểu áp dụng quy định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra còn chưa thống nhất, việc luật hóa khái niệm súc vật hoặc xây dựng các tiêu chí cụ thể để xác định động vật nào là súc vật là cần thiết. Điều này có thể thực hiện bằng cách sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 603, BLDS năm 2015 hoặc hướng dẫn chi tiết tại văn bản hướng dẫn thi hành trong đó phần giải thích từ ngữ sẽ đưa ra khái niệm súc vật. Tác giả cho rằng, cách phù hợp là ban hành văn bản hướng dẫn thi hành trong đó phần giải thích từ ngữ sẽ đưa ra khái niệm súc vật. Khái niệm súc vật nên được hiểu: “là một loại động vật đã được con người thuần dưỡng để trở thành những vật nuôi trong nhà, sống thân thiện với con người và môi trường xung quanh, con người có thể điều khiển được hoạt động của chúng để phục vụ cho các nhu cầu của mình như trâu, bò, dê, lợn, chó, mèo...”.

b, Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Thứ nhất, khoản 1, Điều 603, BLDS năm 2015 quy định: “chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Điểm hạn chế trong quy định này đó là khái niệm “người chiếm hữu, sử dụng” không rõ ràng và có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như: (i) Người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng súc vật thông qua giao dịch; (ii) Bất kì người nào được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng súc vật bao gồm cả người được giao theo quyết định hành chính hoặc quyết định phân công công việc. Thậm chí, người chiếm hữu, sử dụng súc vật cũng có thể hiểu là chính chủ sở hữu, bởi vì chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng súc vật. Theo quan điểm của tác giả, cách hiều thứ hai không phù hợp bởi vì người được giao theo cách hiểu thứ hai có thể là người lao động

được người sử dụng lao động giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng súc vật và việc họ chiếm hữu, sử dụng súc vật là để mang lại lợi ích cho chủ sở hữu nên súc vật gây thiệt hại cũng không thể bắt họ bồi thường. Nếu họ có lỗi thì việc họ phải chịu trách nhiệm với chủ sở hữu như thế nào hoàn toàn là tự họ thỏa thuận với nhau. Do đó, theo quan điểm của tác giả, cần phải sửa đổi quy định này để có cách hiệu thống nhất, đảm bảo việc áp dụng chính xác, hiệu quả như sau: “chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng súc vật thông qua giao dịch phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Thứ hai, khoản 2, Điều 603 bất cập ở chỗ chỉ xác định trách nhiệm liên đới giữa người thứ ba và chủ sở hữu. Vấn đề là nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng súc vật mà người này lại có lỗi để người thứ ba tác động đến súc vật thì họ có liên đới bồi thường với người thứ ba không, hay chỉ có người thứ ba bồi thường. Rõ ràng việc quy định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là cần thiết và phù hợp với lẽ công bằng. Do đó, quy định tại khoản 2 này sẽ phải được sửa đổi cho phù hợp. Khi Điều 587 được sửa đổi thì hạn chế này sẽ được khắc phục, đồng thời đoạn 2, khoản 2, Điều 603 cũng không cần thiết.

Thứ ba, việc xác định chỉ có chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra là không hợp lý, bởi vì nếu do tác động của người thứ ba làm cho súc vật thả rông gây thiệt hại hoặc súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người thứ ba, người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường mới phù hợp. Nếu họ cùng có lỗi thì trách nhiệm liên đới sẽ phát sinh nên cũng cần phải quy định rõ. Đồng thời, việc bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)