Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 107 - 108)

phương thức hiệu quả để khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử, tạo lập tính ổn định, minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án, đồng thời hạn chế được việc kháng cáo, khiếu nại giám đốc thẩm của đương sự, qua đó có tác dụng hướng dẫn các hành vi ứng xử không chỉ đối với các bên trong vụ án, mà còn đối với cả cộng đồng xã hội.

3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thường thiệt hại do tài sản gây ra

Một trong những yếu tố cũng ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói riêng đó là nhận thức của người dân. Rất nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế, người bị thiệt hại không biết được các quyền lợi của mình bị xâm phạm mà chỉ xác định là rủi ro (ví dụ cây cối đổ gẫy gây thiệt hại) nên không yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thậm chí, người bị thiệt hại không biết phải yêu cầu ai bồi thường thiệt hại nên thường yêu cầu những chủ thể không có liên quan giải quyết và tất nhiên yêu cầu của họ sẽ bị từ chối.

Để khắc phục tình trạng này, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nói chung và TNBTTH do tài sản gây ra nói riêng để mỗi cá nhân hiểu được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong TNBTTH do tài sản gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)