Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 46)

Mặc dù “nhà cửa” là một thuật ngữ pháp lý, nhưng không có văn bản nào đưa ra khái niệm “nhà cửa”. Dưới góc độ ngôn ngữ, nhà cửa đươc hiểu là “nhà ở nói chung”30. Theo đó, khái niệm nhà cửa và nhà ở là những khái niệm đồng nhất về ý nghĩa, tức là đều sử dụng để nói đến “nhà” - một loại tài sản trong hệ thống pháp luật dân sự.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Nhà ở năm 2014: “nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”. Theo khái niệm này, nhà ở cũng là một trong các loại công trình xây dựng do con người tạo ra để phục vụ các nhu cầu khác nhau. Khoản 10, Điều 3,

29 Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 1998, tr.289 & 291.

30 Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 1225.

Luật xây dựng năm 201431 định nghĩa về công trình xây dựng. Khái niệm này không những khái quát về công trình xây dựng, mà còn liệt kê các loại công trình xây dựng được điều chỉnh bởi Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan.

Có thể thấy, việc xây dựng khái niệm nhà ở, khái niệm công trình xây dựng và xác định cụ thể các loại công trình xây dựng như trong Luật Nhà ở năm 2014, Luật Xây dựng năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành có vai trò quan trọng, nhằm xác định cơ sở pháp lý được áp dụng để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại. Do đó, chỉ những công trình xây dựng đã được liệt kê tại Điều 8, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng mà gây thiệt hại thì mới áp dụng quy định tại Điều 605, BLDS năm 2015 để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại.

Pháp luật các nước cũng có quy định khác nhau về các trường hợp phát sinh TNBTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra. Cụ thể như: BLDS Pháp quy định TNBTTH do công trình xây dựng gây ra do công trình bị đổ (Điều 1385) hoặc bị cháy (Điều 1384). Theo quy định tại Điều 836, BLDS Đức, TNBTTH chỉ phát sinh trong trường hợp nhà cửa, công trình gắn liền với đất bị sụp đổ hoặc các phần của nhà cửa, công trình đó bị vỡ ra gây thiệt hại. BLDS Nhật Bản lại không quy định cụ thể về các trường hợp pháp sinh TNBTTH do các cấu trúc trên đất gây ra, mà chỉ quy định nếu do sai sót trong xây dựng hoặc do bảo quản cấu trúc dẫn đến cấu trúc gắn liền với đất gây thiệt hại thì TNBTTH sẽ phát sinh (Điều 717). Cũng giống như BLDS Nhật Bản, Điều 434 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan cũng không quy định cụ thể các trường hợp nhà hoặc các công trình kiến trúc khác gây thiệt hại sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Theo đó, nếu do xây dựng tồi hoặc không được bảo trì đầy đủ mà nhà hoặc công trình kiến trúc khác gây thiệt hại thì TNBTTH phát sinh.

31 “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết

bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác”.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

2.1.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thường thiệt hại do tài sản gây ra

2.1.1.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thiệt hại do tài sản gây ra

Thiệt hại xảy ra trên thực tế là căn cứ không thể thiếu được trong việc áp dụng TNBTTH do tài sản gây ra. Chỉ có thiệt hại mới phải bồi thường và chỉ khi nào biết được thiệt hại là bao nhiêu mới có thể ấn định người gây thiệt hại phải bồi thường bao nhiêu. Vì vậy, muốn áp dụng trách nhiệm này thì việc đầu tiên là phải xem xét có thiệt hại xảy ra hay không và phải xác định được thiệt hại là bao nhiêu.

Thiệt hại là những tổn thất, mất mát về mặt vật chất hoặc tinh thần mà tài sản gây thiệt hại đã gây ra cho người bị thiệt hại hay thậm chí cho cả những người có liên quan. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ bằng mức thiệt hại. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp đó là TNBTTH về vật chất còn trong trường hợp bồi thường thiệt hại về tinh thần thì rõ ràng những tổn thất về tinh thần là những tổn thất không thể nhìn thấy, không thể tính toán và không thể chứng minh được. Chính vì vậy, trong trường hợp này pháp luật cần quy định một mức nhất định để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp tài sản gây thiệt hại đến các quyền nhân thân của người khác. Trước hết, mức bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc

không đạt được sự thỏa thuận thì mức độ tổn thất về tinh thần sẽ do HĐXX xác định trên cơ sở các quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP32.

2.1.1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về sự kiện gây ra thiệt hại của tài sản

a, Sự kiện gây ra thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ

Mặc dù khoản 1, Điều 601, BLDS năm 2015 đã liệt kê các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng vấn đề đặt ra là có phải mọi trường hợp xảy ra thiệt hại có liên quan đến các loại tài sản này thì đều áp dụng quy định tại điều này để giải quyết hay không? Theo hướng dẫn tại phần III, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, chỉ cần xác định nguồn gây thiệt hại là nguồn nguy hiểm cao độ thì sẽ áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bất kể thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điều này thể hiện ở những ví dụ33 mà Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP sử dụng để minh họa cho các trường hợp liên quan đến việc xác định TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong các ví dụ này, TNBTTH không phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà là do việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Điều đó cho thấy, cách giải thích của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP không phù hợp với bản chất của TNBTTH do tài sản nói chung, do nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng gây ra. Sự nhầm lẫn này ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ sở pháp lý và chủ thể phải chịu TNBTTH. Cụ thể:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý để áp dụng: Nếu thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì cơ sở pháp lý được áp dụng để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại là quy định tại Điều 601, BLDS năm 2015 (TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra). Nếu thiệt hại xảy ra là do người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (tức là không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra) thì cơ sở pháp

32 mức bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm là 60 tháng tiền lương cơ sở; sức khỏe bị xâm phạm là 30 tháng tiền lương cơ sở; danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là 10 tháng tiền lương cơ sở.

33 Mục 2, phần III, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP: “Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô,

nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại”

hoặc “A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và

gây thiệt hại. Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại”.

lý được áp dụng là khoản 1, Điều 584, BLDS năm 2015 (cơ sở pháp lý của TNBTTH do hành vi gây ra nói chung).

Thứ hai, về chủ thể chịu trách nhiệm: Nếu thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ thể chịu TNBTTH là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu thiệt hại do hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chủ thể chịu TNBTTH là người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hoặc các chủ thể có liên quan đến người sử dụng (pháp nhân bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại trong thời gian thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao; cha mẹ bồi thường thiệt hại do con dưới 15 tuổi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại…).

Từ những phân tích trên cho thấy, để đảm bảo việc xác định chính xác cơ sở pháp lý cũng như chủ thể phải chịu TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng như do hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cần phải chỉ ra những điều kiện để xác định có phải nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay không .

Dựa trên cơ sở những vấn đề lý luận về TNBTTH do tài sản gây ra đã phân tích trong chương 1, để xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra phải xác định được hai yếu tố: Một là, tài sản gây thiệt hại phải là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại khoản 1 Điều 601 BLDS 2015; Hai là, thiệt hại phải do tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (ví dụ xe ô tô đang di chuyển thì bị nổ lốp gây thiệt hại, xe ô tô đang xuống dốc thì đứt phanh dẫn đến tai nạn…).

b, Sự kiện gây ra thiệt hại của súc vật

TNBTTH do súc vật gây ra được quy định cụ thể trong Điều 603, BLDS năm 2015. Mặc dù súc vật và thú dữ đều là các loài động vật và đều có khả năng gây ra những thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh dẫn đến việc phát sinh TNBTTH của chủ sở hữu hoặc các chủ thể khác. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật và thú dữ gây ra lại được quy định khác nhau. Điều này được giải thích bởi những đặc điểm khác biệt về bản tính loài giữa súc vật và thú dữ. Sự tách biệt các trường hợp bồi thường thiệt hại do động vật gây trong BLDS của Việt Nam đảm bảo việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi

thường trong các trường hợp khác nhau một cách chi tiết hơn. Tuy nhiên, việc tách biệt sẽ rơi vào việc liệt kê các trường hợp bồi thường thiệt hại do động vật gây ra, mà việc liệt kê sẽ không thể bao quát được tất cả các trường hợp động vật gây thiệt hại, dẫn đến việc khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại sẽ phải viện dẫn quy định tương tự pháp luật để giải quyết. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp cơ quan áp dụng đã viện dẫn quy định một cách không chính xác.

c, Sự kiện gây ra thiệt hại của cây cối

Trong BLDS năm 2005, TNBTTH do cây cối gây ra được quy định tại Điều 626. Theo Điều luật này, khi cây cối “đổ, gẫy” gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Quy định như vậy là không hợp lý, bởi vì thực tế cho thấy, không chỉ khi cây cối đổ, gẫy mới gây thiệt hại mà nó có thể gây thiệt hại ở rất nhiều hoàn cảnh, trạng thái khác nhau như lá rụng xuống ao, quả rơi trúng đầu, các chất độc có trong hoa, lá, cành… đều có thể gây thiệt hại. Mặc dù BLDS năm 2005 chỉ giới hạn trách nhiệm bồi thường do cây cối gây ra trong 2 trường hợp cụ thể là đồ và gẫy. Tuy nhiên, theo lẽ công bằng thì chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hoặc chủ thể khác vẫn phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra mà không thuộc trường hợp đồ, gẫy. Cơ sở pháp lý để áp dụng trong trường hợp này là quy định về áp dụng tương tự pháp luật tại Điều 3 và quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra tại Điều 626, BLDS năm 2005. Tuy nhiên, thay vì chỉ quy định hai trường hợp cụ thể rồi dẫn chiếu áp dụng tương tự với các trường hợp khác, nhà làm luật cần sửa đổi quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra để làm sao đảm bảo cho quy định không những có tính phổ biến, mà còn phải bao quát được tất cả các trường hợp xảy ra trên thực tế. Do đó, việc hoàn thiện quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo quy định tại Điều 626, BLDS năm 2005 là hoàn toàn đúng đắn. BLDS năm 2015 không xác định cụ thể trường hợp nào cây cối gây thiệt hại phải bồi thường, tức là có sự kiện cây cối gây thiệt hại xảy ra trên thực tế thì TNBTTH sẽ phát sinh. Có thể thấy, đây là quy định hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi nó bao quát được tất cả các trường hợp thiệt hại do cây cối gây ra. Đồng thời thể hiện sự tiến bộ và quan điểm đúng đắn trong hoạt động lập pháp của Việt Nam.

d, Sự kiện gây ra thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng khác

Trên thực tế, nhà cửa và các công trình xây dựng khác có thể gây ra thiệt hại trong nhiều trạng thái khác nhau như sụp đổ, sụt lở, hư hỏng, cháy… BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 có sự khác biệt trong quy định về các trường hợp phát sinh TNBTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

Theo quy định tại Điều 627, BLDS năm 2005, TNBTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra chỉ phát sinh trong ba trường hợp cụ thể đó là sụp đổ, hư hỏng, sụt lở. Đối với các trường hợp khác như nhà bị cháy, bị lún hoặc rơi vào các trường hợp khác mà gây thiệt hại thì việc có phát sinh hay không phát sinh trách nhiệm bồi thường cũng còn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, chỉ khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thuộc một trong ba trường hợp được quy định thì TNBTTH mới phát sinh. Có ý kiến lại cho rằng, tất cả các trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại đều làm phát sinh TNBTTH và nếu không áp dụng trực tiếp quy định tại Điều 627, BLDS năm 2005 thì khi xét xử, HĐXX sẽ phải dẫn chiếu các quy định về áp dụng tương tự pháp luật làm cơ cở để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)