Thực trạng pháp luật Việt Nam về mối quan hệ nhân quả giữa sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 53 - 54)

ra thiệt hại của tài sản và thiệt hại xảy ra

Mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây ra thiệt hại của tài sản với thiệt hại xảy ra được hiểu là thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của sự kiện gây ra thiệt hại của tài sản và ngược lại sự kiện gây ra thiệt hại của tài sản phải là nguyên nhân, có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại xảy ra thì khi đó TNBTTH do tài sản gây ra mới được xác định.

Thực tiễn xác định mối quan hệ nhân quả này là một vấn đề rất phức tạp. Nguyên nhân luôn là cái có trước, sản sinh ra kết quả. Một kết quả không phải chỉ có từ một nguyên nhân sinh ra mà có thể có từ nhiều nguyên nhân (nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu) và ngược lại. Vì thế, để xác định đâu là nguyên nhân chủ yếu mang tính chất quyết định đến kết quả xảy ra, đâu là nguyên nhân thứ yếu hay điều kiện là điều không dễ dàng. Do đó, khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây ra thiệt hại của tài sản và thiệt hại xảy ra cần xem xét, đánh giá các sự kiện có liên quan một cách cẩn thận, toàn diện và khách quan, phân biệt được

đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân thứ yếu và đâu là điều kiện. Về nguyên tắc, người yêu cầu được bồi thường có trách nhiệm chứng minh sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả này và trên cơ sở đó Tòa án xem xét, đánh giá những yếu tố để xác định. Việc xác định đúng mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa pháp lý trong việc áp dụng pháp luật, xác định đúng trách nhiệm của chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường và mức độ bồi thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)